Trẻ tăng động

10 mẹo kiểm soát bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi

Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi rất phổ biến. Tình trạng này khiến trẻ xao nhãng trong mọi việc, từ học tập, sinh hoạt đến vui chơi. Vậy mẹ phải làm thế nào để quản lý trẻ tốt hơn?

Quản lý một đứa trẻ tăng động giảm chú ý không hề đơn giản. Một đứa trẻ ADHD cảm xúc, hành vi của chúng dường như không ổn định. Trẻ có thể nhảy từ hoạt động này sang hoạt động khác với năng lượng vô hạn.

Do đó, chúng thường gặp khó khăn khi nghe hoặc làm theo hướng dẫn. Dẫn đến kết quả học tập kém, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và sinh hoạt tại gia đình. Cha mẹ và giáo viên sẽ cần phải làm việc cùng nhau để giúp trẻ học cách đối phó với các triệu chứng ADHD của chúng.

Bạn đang xem: 10 mẹo kiểm soát bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi

Đưa ra những hướng dẫn hiệu quả

Trẻ em có khả năng chú ý ngắn hạn nên họ không nghe thấy được hướng dẫn ngay từ đầu. Để hướng dẫn trẻ hiệu quả hơn, hãy bắt đầu bằng cách thu hút sự chú ý hoàn toàn của trẻ. Tắt tất cả các thiết bị gây nhiễu, ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ. Chẳng hạn như TV, iPad, điện thoại. Sau đó đặt tay lên vai con bạn trước khi đưa ra yêu cầu. 

Nên giao nhiệm vụ chi tiết và hướng dẫn trẻ thực hiện

Nên giao nhiệm vụ chi tiết và hướng dẫn trẻ thực hiện

Không nên giao cho trẻ những nhiệm vụ chung chung như “dọn dẹp phòng của bạn”. Thay vào đó hãy cung cấp chi tiết những nhiệm vụ trẻ cần làm, như dọn dẹp bàn học, giường, cất quần áo vào tủ,…

Đặc biệt, đừng quên yêu cầu trẻ lặp lại những gì chúng đã nghe để đảm bảo rằng trẻ hoàn toàn hiểu.

Khen ngợi và khuyến khích

Hành vi tốt cần được củng cố bằng lời khen, sự động viên. Trẻ rất thích thể hiện bản thân mình nên khi được công nhận, chúng sẽ rất thích thú. Nếu được phản hồi tích cực, trẻ sẽ duy trì thói quen tốt đó trong thời gian tới.

Bố mẹ có thể dành tặng cho trẻ những phần thường phù hợp. Chẳng hạn như món đồ chơi mà bé thích. Lưu ý, bạn nên thường xuyên thay đổi phần thưởng để tạo yếu tố bất ngờ cho trẻ

Rèn luyện thể lực

Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi còn được kiểm soát thông qua các hoạt động thể chất. Lý do bởi, năng lượng của trẻ ADHD luôn dồi dào, thậm chí dư thừa. Do đó, bố mẹ nên thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động thể chất để giải phóng nguồn năng lượng khổng lồ đó.

Rèn luyện thể lực

Rèn luyện thể lực

Không những thế, rèn luyện thể lực còn giúp trẻ tăng sự tập trung, kích thích não bộ, hệ tiêu hóa và có giấc ngủ ngon lành hơn.

Các môn thể thao bố mẹ có thể hoạt động cùng bé là: đi xe đạp, đá bóng, đánh cầu lông,…

Chia nhỏ nhiệm vụ

Một đứa trẻ bị ADHD rất khó làm theo và ghi nhớ một danh sách dài các hướng dẫn. Thay vào đó, hãy chia nhiệm vụ thành nhiều phần nhỏ hơn.

Nhấn mạnh rằng trẻ nhìn vào mắt bạn khi bạn đang giải thích mọi thứ và trình bày thông tin thành những đoạn nhỏ, dễ hiểu. Yêu cầu trẻ lặp lại từng bước.

Viết hướng dẫn ra giấy cũng có thể giúp trẻ làm theo. Nhiệm vụ được viết ra chi tiết từng bước sẽ cho phép một đứa trẻ hiếu động tập trung vào từng bước nhỏ tại một thời điểm. Ngoài ra, những “nhãn dán” này có thể giúp trẻ tham khảo để ghi nhớ lại những gì đã bỏ qua.

Giải thích thay vì ra lệnh

Việc ra lệnh, yêu cầu thực hiện sẽ không khiến cho một đứa trẻ ADHD chịu nghe lời. Đôi khi còn gây tác dụng ngược.

Giải thích lý do thực hiện nhiệm vụ có thể làm giảm bớt lo lắng và bối rối ở trẻ ADHD. Khi giải thích mọi thứ, bố mẹ nên sử dụng ngôn ngữ tích cực và rõ ràng. 

Hạn chế sự phân tâm

Những điều mà hầu hết mọi người không bao giờ để ý sẽ dễ khiến trẻ bị ADHD phân tâm. Do đó, những công việc đòi hỏi sự tập trung, chẳng hạn như bài tập về nhà, nên được thực hiện trong một khu vực ít gây xao nhãng nhất. Cho trẻ ngồi thoải mái ở vị trí cách xa cửa sổ và cửa ra vào. Cho phép trẻ di chuyển xung quanh nhưng không được phân tâm bởi những thứ diễn ra xung quanh.

Hạn chế sự phân tâm để trẻ tập trung cao độ

Hạn chế sự phân tâm để trẻ tập trung cao độ

Hãy chắc chắn rằng đứa trẻ hiểu rằng chúng không bị trừng phạt. Tạo một không gian làm việc ấm áp và hấp dẫn. Nói với trẻ rằng không gian làm việc là để giúp trẻ tập trung và khuyến khích trẻ tham gia thiết kế một không gian mà trẻ cảm thấy thoải mái.

Giúp trẻ tạo ra danh sách những việc cùng làm

Có một danh sách các công việc cần làm do chính mình tạo ra sẽ  giúp đứa trẻ xây dựng tính độc lập. Bên cạnh đó, đây còn có thể là tài liệu tham khảo để sử dụng khi chúng trở nên mất tập trung hoặc quên những gì chúng phải làm.

Đừng trừng phạt trẻ khi không hoàn thành danh sách những việc cần làm trong khoảng thời gian nhất định. Hãy động viên trẻ bằng những phần thưởng để thúc đẩy trẻ hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng hơn. Cho phép trẻ tự do hoàn thành các nhiệm vụ theo bất kỳ thứ tự nào thay vì bắt đầu và làm việc theo cách mà bạn đặt ra.

Trên đây là 7 cách kiểm soát bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi. Bố mẹ hãy dành sự yêu thương cho trẻ đúng lúc, đúng mực để con trưởng thành hơn và có trách nhiệm với việc mình đang làm nhé!

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tăng động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!