Trẻ tăng động

Bật mí cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại

Trẻ hiếu động quá mức có thể gây nhiều khó khăn cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ. Đồng thời cũng khiến con giảm sự tập trung và có thể là dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cha mẹ những cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại được chuyên gia khuyến khích áp dụng. Bạn cùng tham khảo nhé!

cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại

Bật mí cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại

Bạn đang xem: Bật mí cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại

Tại sao trẻ hiếu động?

Bạn có thể thấy, một đứa trẻ hiếu động có thể gặp khó khăn khi buộc phải ngồi yên một chỗ. Chúng có thể nhảy từ hoạt động này sang hoạt động khác với năng lượng dường như vô hạn. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bốc đồng, làm mọi việc mà không nghĩ đến kết quả. Có thể định nghĩa, trẻ hiếu động là những bé thường xuyên tìm kiếm sự chuyển động và gặp khó khăn khi phải ngồi yên.

Điều gì làm cho trẻ hiếu động? Trên thực tế có rất nhiều yếu tố:

  • Trẻ hiếu động do có nhiều năng lượng
  • Di truyền
  • Chế độ ăn uống nhiều đường có thể đóng vai trò nào đó với sự hiếu động của trẻ
  • Môi trường thiếu tổ chức có thể là yếu tố thúc đẩy sự hiếu động
  • Mùa: những tháng mùa đông có thể gia tăng sự hiếu động vì trẻ ít được chơi tự do ngoài trời
  • Trẻ không được hoạt động thể chất đủ để đốt cháy năng lượng
cách giúp trẻ hiếu động bình tâm

Tại sao trẻ hiếu động?


5 cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại

Để giúp trẻ hiếu động bình tâm, cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

Giúp trẻ chuyển hóa năng lượng

Trẻ hiếu động là do sở hữu nguồn năng lượng quá lớn. Nếu cố gắng kìm nén sẽ càng làm cho tình trạng tồi tệ thêm. Do đó, cha mẹ cần tìm phương tiện để trút năng lượng và xoa dịu tâm trí của bé.

Bạn có thể đầu tư vào các lớp học giúp trẻ sử dụng hết năng lượng và tăng cường hoạt động thể chất. Bạn cũng có thể cho trẻ tham gia những hoạt động có ý nghĩa và kích thích sự tập trung như các trò chơi.

muốn trẻ hiếu động bình tâm

Giúp trẻ chuyển hóa năng lượng

Thường xuyên nói chuyện với trẻ

Hãy dành thời gian để nói chuyện với con và luôn lắng nghe những mối quan tâm, sở thích và sự e ngại của trẻ. Cha mẹ cũng cần chú ý, trẻ hiếu động có khoảng chú ý rất ngắn, thường hay quên và dễ phạm lỗi.

Mặc dù bạn không nên quá cứng nhắc, nghiêm khắc với trẻ nhưng vẫn phải luôn đưa ra quy tắc, rèn luyện cho trẻ tính kỷ luật và hướng dẫn trẻ thực hiện những nhiệm vụ được cha mẹ giao phó.

Chia nhỏ các nhiệm vụ của bé

Trẻ hiếu động thường không thể hiểu và chịu thực hiện một nhiệm vụ quá phức tạp. Do vậy, cha mẹ nên chia nhỏ nhiệm vụ thành các giai đoạn nhỏ hơn kèm theo hướng dẫn rõ ràng. Trong quá trình đó, cha mẹ nên giao tiếp bằng mắt với trẻ để biết con có chú ý, hiểu những điều bạn nói hay không.

Đối với những bé đã biết đọc, cha mẹ có thể ghi chú hướng dẫn ra những mẩu giấy nhớ và dán ở những nơi bé dễ nhận thấy.

Giúp trẻ thư giãn

Giúp trẻ thư giãn là một cách giúp trẻ hiếu động bình tâm rất hiệu quả. Cha mẹ hãy cố gắng giảm thiểu thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của bé.

Sau đó, bạn hãy tìm hiểu, thực hành và dạy trẻ về các kỹ thuật thư giãn có thể giúp tăng cường nhận thức và hiểu biết về cơ thể, cảm xúc, hành vi. Chúng có thể bao gồm các bài tập thở sâu, thư giãn cơ bắp, yoga, thiền,…

Việc tìm ra thời điểm tốt nhất để giúp trẻ hiếu động thực hiện những kỹ năng này không dễ dàng nhưng kết quả đem lại rất xứng đáng.

Giúp hiếu động thư giãn

Giúp trẻ thư giãn

Động viên và khen thưởng khi trẻ làm tốt

Hãy khen thưởng trẻ khi bé làm tốt và thực hiện được nhiệm vụ được giao. Cha mẹ có thể lập ra bảng điểm thưởng, đánh dấu những việc bé làm tốt. Trẻ cũng có thể nhìn vào đó để tăng động lực thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Tuy nhiên, có thưởng có phạt, khi trẻ làm sai bạn cũng cần phải có mức phạt rõ ràng.

6 hoạt động giúp trẻ hiếu động bình tâm

Ngoài 5 cách giúp trẻ hiếu động bình tâm ở trên, cha mẹ có thể tạo các hoạt động, trò chơi và giúp trẻ tham gia một số hoạt động nhằm giải tỏa năng lượng, giúp bé luôn bận rộn và tăng sự tập trung.

Tham gia lớp học võ thuật

Cha mẹ có thể cho trẻ hiếu động học các lớp võ thuật, ví dụ như lớp karate. Khi học karate, bé không chỉ thực hiện các tư thế khác nhau, nâng cao sức khỏe mà còn tăng sự tập trung và bình tĩnh.

Bật mí cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại

Tham gia lớp võ thuật

Thể thao và hoạt động ngoài trời

Các môn thể thao ngoài trời như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông,… là những trò chơi tuyệt vời dành cho trẻ hiếu động vì bé sẽ được giải tỏa năng lượng. Trẻ sẽ liên tục vận động và sử dụng các nhóm cơ lớn, giúp bé luôn tập trung và tiêu hao năng lượng, Bên cạnh đó, con cũng được học về tinh thần đồng đội, tinh thần thể thao và sự cạnh tranh.

Tuy nhiên, nếu không thể cho trẻ tập thể thao ngoài trời, hãy giúp bé chạy bộ thường xuyên, giúp mang lại sự vận động liên tục.

Âm nhạc để xoa dịu tâm trí

Âm nhạc là một cách giúp trẻ hiếu động bình tâm tuyệt vời. Âm nhạc giúp tập luyện cả hai bên não cùng một lúc, làm dịu não bộ và thư giãn. Bên cạnh đó, cho trẻ tham gia vào một ban nhạc để trở thành một người chơi trong nhóm cũng là cách tốt để giúp bé bình tĩnh và tập trung.

Âm nhạc xoa dịu tâm trí trẻ hiếu động

Âm nhạc xoa dịu tâm trí

Bơi lội để tự kỷ luật

Một hoạt động hiệu quả khác cho trẻ hiếu động là bơi lội. Bơi lội là bài tập tuyệt vời, giúp trẻ vận động liên tục, luyện tập được tính kỷ luật, tự giác và tăng cường đốt cháy calo.

Trò chơi tư duy

Các trò chơi như xếp hình, cờ vua,… là những bài tập tuyệt vời cho não bộ. Đây là những lựa chọn hấp dẫn dành cho trẻ hiếu động vì trẻ cần ngồi một chỗ và tập trung. Các trò chơi này được đánh giá rất phù hợp với trẻ có thời lượng chú ý ngắn và năng lượng cao vì chúng giúp xây dựng sự tự tin và hứng thú.

Trò chơi tư duy cho trẻ hiếu động

Trò chơi tư duy

Tham gia các lớp năng khiếu

Kịch hoặc sân khấu là một hoạt động sáng tạo để thu hút những bé hiếu động. Điều này giúp trẻ thực hành, phối hợp, tăng cường trí nhớ, sự nhạy bén và tự tin trên sân khấu. Nó cũng giúp các bé thực hiện những thử thách cá nhân và trau dồi kỹ năng nói trước đám đông.

Trên đây là một số cách giúp trẻ hiếu động bình tâm trở lại mà cha mẹ có thể tham khảo. Bên cạnh những biện pháp được khuyến khích đó, cha mẹ cũng cần kiên trì, nhẫn nại và luôn bình tĩnh trong quá trình hướng dẫn trẻ hiếu động.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tăng động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!