Trẻ tăng động

Trẻ kém tập trung: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị

Trẻ nhỏ thường dễ bị xao nhãng và thu hút bởi những thứ xung quanh hơn là tập trung chú ý vào nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên có một số đối tượng đặc biệt khó tập trung hơn những trẻ khác, dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả học tập và những mối quan hệ xã hội. Chình vì vậy, bố mẹ cần nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện của trẻ kém tập trung để sớm có hướng giải quyết phù hợp.

Bệnh mất tập trung ở trẻ em là gì?

Chứng rối loạn tập trung ở trẻ được phân thành 2 dạng, đó là rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) và rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder).

Trong đó thường gặp nhất là dạng ADHD, với những biểu hiện đặc trưng là bốc đồng, hiệu động thái quá, thiếu tập trung. Những trẻ thuộc nhóm này thường thiếu kiên nhẫn, hay nhảy từ việc này sang việc khác, dẫn đến không hoàn thành được nhiệm vụ được giao. 

Một dấu hiệu khác biệt với trẻ ADD, đó là trẻ ADHD có xu hướng tăng động hơn. Trẻ dường như chẳng thể ngồi yên, có thể chạy nhảy khắp nhà mà không thấy mệt. Ngay cả khi được yêu cầu ngồi xuống, chúng vẫn có thể vặn vẹo người, lo lắng và bồn chồn không yên.

Trẻ kém tập trung là gì?

Trẻ kém tập trung là gì?

Theo thống kê, trong 100 trẻ, có tới 3-5 trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tại Việt Nam vẫn chưa có một số liệu thống kê cụ thể, nhưng theo một nghiên cứu trên 1594 trẻ em ở 2 trường tiểu học ở Hà Nội cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc bệnh này là 3%.

Dạng hiếm gặp hơn là rối loạn giảm chú ý mà không có biểu hiện tăng động. Mặc dù ít phổ biến, nhưng ADD vẫn ảnh hưởng tới 4 – 10% trẻ. Những trẻ này cũng có xu hướng thiếu tập trung trong học tập lẫn các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, vì không có dấu hiệu tăng động nên trẻ không biểu hiện những hành vi thái quá mang tính phá hoại như dạng ADHD.

Ở nhóm bệnh này, tỷ lệ trẻ nam sẽ mắc nhiều hơn so với nữ, gấp 3-4 lần. Tuy nhiên, trẻ nữ thường cư xử hài hòa và ít nói hơn so với trẻ nam mắc bệnh tương tự, nhưng khả năng tập trung và chú ý thì ngang nhau.

Biểu hiện của kém tập trung là gì?

Biểu hiện của trẻ không tập trung rất đa dạng và thường thay đổi theo không gian và hoàn cảnh. Nhưng nhìn chung trẻ sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Trẻ hay mơ màng, lơ là, tỏ ra uể oải mệt mỏi khi học tập cũng như các hoạt động vui chơi ngoài trời
  • Học trước quên sau
  • Thường hay tò mò mọi thứ, nhưng khi bắt tay vào thực hiện lại nhanh chán, dẫn đến việc bỏ ngang và không hoàn thành được nhiệm vụ được giao
  • Trẻ không nhớ được thông tin mà người lớn cung cấp cũng như các kiến thức học ở trường

Nguyên nhân khiến trẻ kém tập trung

Trẻ thiếu tập trung, giảm chú ý là do sự phân tâm từ hai yếu tố bên ngoài và bên trong. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân bên trong

  • Do thể trạng của trẻ yếu: suy dinh dưỡng, còi xương, thậm chí cả béo phì, thừa cân cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ. 
  • Do tâm lý: cảm giác lo sợ, mặc cảm, căng thẳng hay buồn bực cũng tác động không nhỏ đến khả năng tập trung chú ý của trẻ.
  • Do di truyền: Một số trường hợp rối loạn tập trung do yếu tố di truyền gây. Nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ cũng gặp vấn đề tương tự, thì việc trẻ kém tập trung cũng là điều không quá ngạc nhiên. 
  • Thiếu động lực: trẻ cảm thấy chán nản, không hứng thú và không có động lực tham gia vào các hoạt động.
  • Suy nghĩ tiêu cực: Tình trạng này chủ yếu gặp ở trẻ hay bị người khác chê bai.
  • Trẻ có trí tuệ quá cao hoặc quá thấp: Kiến thức và những thông tin trẻ được nghe nằm ngoài hoặc dưới vùng phát triển.
Nguyên nhân trẻ kém tập trung

Nguyên nhân trẻ kém tập trung

Nguyên nhân bên ngoài

Những tác động bên ngoài cũng gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ tới sự tập trung chú ý của trẻ. Cụ thể như:

  • Tiếng ồn: âm thanh xe cộ, tiếng nói chuyện, tiếng tivi, nhạc, con vật kêu,…
  • Ánh sáng không đủ hoặc sáng quá mức
  • Ảnh hưởng bởi bạn bè và sự quấy rầy
  • Những thứ xung quanh thu hút sự chú ý của trẻ hơn việc tập trung vào bài học
  • Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bé. Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các trẻ mắc chứng kém tập trung đều có tình trạng thiếu sắt, kẽm và các vitamin thiết yếu khác.
  • Trẻ không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động của ngày hôm sau. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy chán nản, uể oải trong giờ học, thậm chí còn khiến trí nhớ trẻ giảm đi đáng kể.

Hướng điều trị trẻ kém tập trung

Hiện nay có rất nhiều cách dạy trẻ kém tập trung. Dựa theo tính cách và biểu hiện của trẻ mà bố mẹ nên chọn những phương pháp dạy thích hợp. Chẳng hạn như:

  • Thông cảm với trẻ
  • Học cùng trẻ
  • Tạo không gian học tập yên tĩnh
  • Cho bé chơi những trò chơi giúp tăng khả năng tập trung như nhìn hình đố vật, sắp xếp hình khối,…

Trường hợp biểu hiện thiếu tập trung ở trẻ xảy ra liên tục trong khoảng thời gian dài, bố mẹ có thể tham khảo lời tư vấn của các chuyên gia tâm lý hoặc từ phía giáo viên để có hướng giải quyết phù hợp.

Dù lựa chọn phương pháp giáo dục nào, điều quan trọng nhất mà bố mẹ cần làm đó chính là giúp cho trẻ hiểu, việc trẻ thiếu tập trung hay không chú ý là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng xấu hổ cả.

Đặc biệt, bố mẹ cần nói cho trẻ về thế mạnh của mình để con tự tin vào bản thân. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu rối loạn tăng động giảm chú ý, bố mẹ hãy đưa trẻ tới khám bác sĩ để được kiểm tra toàn diện.

Trên đây là một số thông tinh xoay quanh trẻ kém tập trung. Mong rằng qua bài viết này, bố mẹ đã trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích để tự tin hơi trong quá trình nuôi dạy con.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tăng động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!