Trẻ tăng động

10 phương pháp dạy trẻ kém tập trung Mẹ cần ghi nhớ!

“Phương pháp dạy trẻ kém tập trung” là một vấn đề mà các bậc phụ huynh luôn tìm kiếm. Trẻ trong độ tuổi từ 3 – 10 thường có tính tò mò và hiếu kỳ với mọi thứ xung quanh nhưng lại “cả thèm chóng chán”. Chính điều này đã khiến bé dễ dàng bị xao nhãng trong học tập và không thể hoàn thành những công việc ở nhà. Vậy làm sao để trẻ tập trung? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Phương pháp dạy trẻ thiếu tập trung

Phương pháp dạy trẻ thiếu tập trung

Bạn đang xem: 10 phương pháp dạy trẻ kém tập trung Mẹ cần ghi nhớ!

Trẻ kém tập trung thường khó có thể ngồi yên một chỗ trong khoảng thời gian nhất định hoặc làm bất cứ việc gì đó đến lúc hoàn thành. Trên lớp, con dễ dàng bị xao nhãng bởi những thứ xung quanh, nói chuyện trong giờ học,… mà không chú ý lắng nghe lời giảng của giáo viên. 

Tương tự như vậy, khi về nhà, con sẽ không thể hoàn tất bài tập ở trường dù không phải là con không có khả năng hay cố tính chống đối thực hiện. Trong trường hợp này, nếu phụ huynh phản ứng quá gắt, quát mắng trẻ thì chỉ khiến thái độ trẻ thêm phần tiêu cực.

Bất kỳ kỹ năng nào cũng cần phải rèn luyện, và sự tập trung cũng là một kỹ năng có thể cải thiện bằng cách học tập. Trẻ gặp vấn đề tập trung trong học tập không có nghĩa rằng bé bị mắc chứng ADHD hay ADD.

Và dù vấn đề của con bạn là gì, mất tập trung do tính cách, do độ tuổi, do phương pháp giáo dục không đúng, thậm chí là do khiếm khuyết về trí não cũng đều có cách giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.

Dưới đây là 10 cách dạy trẻ không tập trung mà bố mẹ có thể tham khảo:

Làm một việc một lần

Ngay cả người lớn cũng ít có ai có năng lực làm được nhiều việc một lúc. Do đó, khi trẻ còn nhỏ, phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ thói quen tập trung làm một việc duy nhất trong khoảng thời gian nhất định, có thể lặp lại mỗi ngày cho tới khi hoàn thành. 

phương pháp dạy trẻ kém tập trung

Làm một việc một lần

Cách dạy trẻ kém tập trung làm một việc nhiều lần sẽ giúp bé không bị xao nhãng.

Chẳng hạn như trong lúc bé chơi đồ chơi thì không được xem TV hoặc nhảy sang làm bài tập. Thói quen này lặp lại nhiều lần sẽ bé tăng khả năng tập trung để làm việc trước mắt, thay vì bị xao nhãng hoặc nghĩ nhiều thứ khác cùng lúc.

Chia nhỏ công việc

Khi ở trường hay ở nhà, đôi khi bé sẽ được giao cho những nhiệm vụ lớn. Nếu cứ để bé tự mò mẫm và làm, trẻ sẽ rất dễ sa vào mê cung, không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào. Từ đỏ nảy sinh ra cảm giác chán nản, dễ mất tập trung.

Lúc này, từ công việc lớn, bố mẹ nên hướng dẫn bé chia ra thành những nhiệm vụ nhỏ hơn. Cách này không chỉ cải thiện được sự tập trung mà còn giúp bé trau dồi thêm kỹ năng giải quyết và nhìn nhận vấn đề.

Tạo danh sách mục tiêu

Một số trẻ thực sự không phải do thiếu tập trung mà không hoàn thành được bài tập hoặc việc nhà mà là do bé không biết tập trung vào điều gì. Đây có lẽ là hệ quả của việc phụ huynh không đặt rõ kế hoạch và mục tiêu cho bé.

phương pháp dạy trẻ kém tập trung

Lên kế hoạch học tập cho bé

Trước khi bắt đầu vào buổi học, mẹ có thể gợi ý cho bé những các đầu công việc cần hoàn thành. Từ đó bé sẽ biết cách tập trung thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.

Lúc mới đầu, chắc hẳn bé sẽ cần gạch rõ mục tiêu ra giấy, nhưng khi đã rèn luyện thành thói quen, trẻ có thể làm việc đó ngay trong đầu. 

Tạo môi trường học tập nghiêm túc

Không gian học tập ở nhà bừa bộn, tối tăm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung. Do đó, phụ huynh nên thiết kế cho bé một không gian học tập ngăn nắp, thoáng đãng, hạn chế tiếng ồn. Nếu còn điều kiện hơn, bạn có thể bài trí không gian học tập theo ý thích của bé.

phương pháp dạy trẻ kém tập trung

Tạo môi trường học tập riêng tư cho trẻ

Bạn học của bé nên hướng về phía cửa sổ có ánh sáng tự nhiên để giúp cho tâm trạng của bé sảng khoái hơn, đồng thời kích thích khả tư duy. Trên bàn học chỉ nên đặt những đồ dùng cần thiết trong học tập.

Ngoài ra, mẹ có thể hướng dẫn bé viết và dán ghi chú nhắc nhở công việc ở quanh bàn học để bé dễ dàng đọc thấy.

Loại bỏ phiền nhiễu

Khi bé bắt đầu ngồi vào bàn học, bố mẹ nên tạo điều kiện tốt nhất cho con thực hiện “nhiệm vụ”, bằng cách vặn nhỏ âm lượng TV hoặc để các thiết bị điện tử xa khỏi tầm mắt của bé.

Hoạt động thể chất

Vận động, nâng cao thể lực sẽ giúp trẻ loại trừ được sự phiền nhiễu, xao nhãng để theo đuổi mục tiêu cố định. Hoạt động thể chất bố mẹ nên đưa vào giữa giờ nghỉ buổi học của bé sẽ giúp tăng hiệu suất học tập hơn.

Một số hoạt động thể chất được đề xuất cho bố mẹ bao gồm: bóng bàn, cầu lông, múa, nhảy hiện đại, võ thuật, bóng đá,…

Hạn chế ăn vặt và bổ sung chất dinh dưỡng

Nghiên cứu cho thấy, các loại đồ ăn vặt như thịt xông khói, bỏng khô, snack, nước ngọt,… có thể gây ra chứng “sương mù não” làm giảm khả năng tập trung ở trẻ. Do đó, một chế độ ăn uống khoa học là vô cùng cần thiết với trẻ.

Ngoài việc loại bỏ những thức ăn vặt ra thực đơn của bé, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như các loại cá (cá ngừ, cá hồi, cá thu,…), các loại hạt (hạt óc chó, hạt điều,…), rau xanh (súp lơ, cà rốt,..),…

Bố mẹ ngồi học cùng trẻ

Bố mẹ nên ngồi cùng trẻ là một trong những cách dạy trẻ kém tập trung mang lại hiệu quả rất khả quan. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, trẻ sẽ học và chơi lâu hơn nếu có cha mẹ ngồi cùng. Lúc này bé sẽ có cảm giác an toàn, dễ chịu và thoải mái. Từ đó giúp bé tập trung học bài và chơi lâu hơn.

phương pháp dạy trẻ kém tập trung

Bố mẹ ngồi học cùng con

Chế độ ngủ hợp lý

Giống như người lớn, sau một ngày làm việc mệt mỏi cũng cần nghỉ ngơi để thiết lập lại chức năng của các cơ quan. Với trẻ nhỏ cũng vậy, ban ngày trẻ hoạt động, chạy nhảy nhiều, khi về nhà nếu không ngủ đủ giấc sẽ dễ bị phân tâm và xao nhãng vào hôm sau. Giấc ngủ của trẻ sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:

  • 0-4 tháng: Thời gian ngủ ban ngày và ban đêm tương đương nhau, trung bình khoảng 16 – 18 tiếng/ngày
  • 5-12 tháng: Giai đoạn này, trẻ sẽ ngủ đêm nhiều hơn, khoảng 9 – 10 giờ và ban ngày là 3 – 6 giờ
  • 1-2 tuổi: Trung bình trẻ sẽ ngủ khoảng 11 – 14 giờ/ngày, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm phân nửa thời gian
  • 3-5 tuổi: Tổng thời gian ngủ 10-13 giờ/ngày
  • 6-12 tuổi: Tổng thời gian ngủ là 9-12 giờ/ngày

Cảm thông và lắng nghe trẻ

Cảm thông và lắng nghe trẻ là một phương pháp dạy trẻ kém tập trung không thể bỏ qua.

Việc dạy trẻ học nghiêm túc chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng. Đôi lúc điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi và mất kiên nhẫn dẫn đến những lời nói hay hành động tiêu cực với trẻ. Thực tế, bạn bất lực bao nhiêu thì cảm xúc của trẻ cũng tồi tệ không kém khi khiến bố mẹ phải khiển trách.

Trẻ nhỏ cũng rất muốn tập trung, hoàn thành bài tập nhưng chính con cũng không biết phải làm sao? Đây chính là lúc bé cần bạn lắng nghe, cảm thông và giải thích những khúc mắc để trẻ vượt qua tình trạng này.

Hãy ngồi xuống trò chuyện nhẹ nhàng với bé để hiểu vì sao bé cư xử như vậy, thay vì cáu gắt và mắng con.

Trên đây là 10 phương pháp dạy trẻ kém tập trung. Hy vọng thông qua những gợi ý này, mẹ sẽ chọn được phương pháp phù hợp nhất với đặc điểm tính cách và độ tuổi của con mình để giúp bé sớm cải thiện được tình trạng kém tập trung.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tăng động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!