Trẻ tăng động

3 cách phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Ngày nay, chúng ta nghe rất nhiều về tình trạng trẻ tăng động. Tỷ lệ chẩn đoán trẻ tăng động ngày càng tăng lên và có vẻ như đây là điều đầu tiên mọi người nghĩ đến khi một đứa trẻ hiếu động hơn bình thường. Tuy nhiên, có phải mọi đứa trẻ hiểu động đều là tăng động không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động.

Vì sao trẻ hiếu động và trẻ tăng động dễ bị nhầm lẫn?

Trẻ em vốn dĩ rất hiếu động và ham học hỏi, tìm tòi những điều mới lạ. Đây có thể chỉ là một phần bình thường của sự phát triển hoặc tính cách của bé. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại hoang mang lo lắng, không biết con mình có bị tăng động hay không, vì đó là tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung của trẻ.

Ở cả hai trường hợp, trẻ đều có biểu hiện nghịch ngợm, không lúc nào ngồi im, chạy nhảy liên tục, luôn có nhiều năng lượng. Do vậy, nếu chỉ dựa trên những biểu hiện đó không thể kết luận được trẻ bị tăng động. Nhiều cha mẹ coi sự nghịch ngợm của con là triệu chứng điển hình của tăng động, tìm cách điều trị. Nhưng ngược lại, cũng có nhiều trẻ tăng động không được cha mẹ chú ý, vì chỉ nghĩ đó là hiếu động đơn thuần.

Bạn đang xem: 3 cách phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Chính vì thế, để phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động cha mẹ nên đọc ngay những thông tin được cung cấp ngay dưới đây.

Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Vì sao trẻ hiếu động và trẻ tăng động dễ bị nhầm lẫn?


Giúp cha mẹ phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Dưới đây là một số dấu hiệu để phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động mà cha mẹ cần lưu ý:

Khái quát

Rối loạn tăng động giảm chú ý (viết tắt: ADHD) là một tình trạng tâm lý và sinh học, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, sinh hoạt và học tập của trẻ.

Hiếu động là một đặc điểm phát triển tâm lý bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ.

Độ tuổi

Tăng động: Tình trạng này xuất hiện từ khi trẻ bắt đầu đi học, khoảng 3 tuổi trở lên và có xu hướng kéo dài.

Hiếu động: Xuất hiện từ khi trẻ mới biết đi.

Giúp cha mẹ phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Giúp cha mẹ phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Hành vi

Trẻ tăng động

  • Nghịch ngợm mọi lúc mọi nơi, không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ
  • Không thể ngồi im hoặc tập trung vào một vấn đề nào đó
  •  Không biết nghe lời, không sợ hãi khi được nhắc nhở
  •  Nhanh chán, dễ thay đổi, thường bỏ dở giữa chừng
  • Hay chen ngang vào cuộc trò chuyện hoặc công việc của người khác
  •  Nói nhiều, nói liên tục không ngừng nghỉ

Trẻ hiếu động

  • Chỉ nghịch ở nhà và những nơi đã quen thuộc. Ra ngoài thường trở nên nhút nhát, dè dặt hơn
  • Có thể ngồi im trên 10 phút
  • Biết nghe lời, sửa sai khi được người lớn nhắc nhở
  • Nhận biết và ý thức được các quy tắc trong giao tiếp nếu đã được hướng dẫn, chỉ dạy, ít chen ngang khi người khác đang nói chuyện
  • Không phải lúc nào trẻ cũng nói nhiều

Cảm xúc

Trẻ tăng động thường khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân, hay cáu giận, la hét, có phản ứng tiêu cực khi không vừa ý, thậm chí có thể tự làm đau bản thân hoặc người khác.

Trẻ hiếu động có cảm xúc ổn định và khả năng kiềm chế bản thân tốt hơn.

Giấc ngủ

Trẻ tăng động thường bị rối loạn giấc ngủ như trằn trọc, khó ngủ, giật mình thức giấc mà không rõ nguyên nhân.

Trẻ hiếu động: giấc ngủ ổn định, trẻ ngủ ngon và hầu như không có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ.

PHÂN BIỆT TRẺ HIẾU ĐỘNG VÀ TRẺ TĂNG ĐỘNG

Trẻ tăng động bị rối loạn giấc ngủ

Khi được nhắc nhở, điều chỉnh hành vi

Cách này không có hiệu quả với trẻ tăng động, trẻ cần điều trị cả về tâm lý và y học. Còn trẻ hiếu động sẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lên.

Phương pháp điều trị hội chứng tăng động

Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động không đơn giản chỉ dựa vào sự nghịch ngợm quá khích của bé mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác. Khi nghi ngờ con có dấu hiệu của tăng động, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa hoặc các nhà tâm lý. Tại đây, họ sẽ chẩn đoán và tư vấn, xác định tình trạng của bé. Khi đã xác định trẻ bị rối loạn tăng động, cha mẹ cần lưu ý một số phương pháp để điều trị cho trẻ.

Môi trường giáo dục đặc biệt

Trẻ tăng động động cần được giáo dục trong môi trường đặc biệt, được hướng dẫn bởi những người có chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Hơn nữa, môi trường này còn giúp tránh những hành vi tiêu cực, sự kỳ thị và bạo lực ảnh hưởng đến trẻ.

Lời khuyên cho cha mẹ

Cha mẹ cần trang bị những kiến thức toàn diện về hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ để có những biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng nắm bắt được tâm lý của trẻ.

Hơn nữa, cha mẹ cần biết cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, tránh cãi vã, bạo lực gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý trẻ.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp hiệu quả nhất cho trẻ tăng động – khi mà trẻ khó kiềm chế được cảm xúc cá nhân, có những hành vi bất thường, không hòa nhập được với mọi người xung quanh. Sau đó, dạy trẻ những kỹ năng để giao lưu, có hành vi tích cực hơn, sớm hòa nhập được với bạn bè cùng trang lứa.

PHÂN BIỆT TRẺ HIẾU ĐỘNG VÀ TRẺ TĂNG ĐỘNG

Phương pháp điều trị hội chứng tăng động

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cha mẹ phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động. Từ đó sẽ có phương pháp can thiệp sớm và phù hợp, giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tăng động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!