Trẻ tăng động

7 dấu hiệu trẻ tăng động bố mẹ cần lưu ý

Tăng động ở trẻ là một dạng rối loạn tâm thần phức tạp có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và sự thành công sau này của  một đứa trẻ. Không may, các dấu hiệu trẻ tăng động rất khó nhận biết và đôi khi nó còn gây nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh  giải đáp câu hỏi hóc búa này!

7 dấu hiệu trẻ tăng động cần lưu ý

7 dấu hiệu trẻ tăng động cần lưu ý

Bạn đang xem: 7 dấu hiệu trẻ tăng động bố mẹ cần lưu ý

7 dấu hiệu trẻ tăng động

Căn cứ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV-TR (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) – Mỹ, một đứa trẻ được gọi là mắc chứng tăng động là khi xuất hiện ít nhất 6 biểu hiện của tăng động với tần suất liên tục trong 6 tháng khiến trẻ không có khả năng thích nghi hoặc không phù hợp với mức độ phát triển tâm thần.

Dưới đây là 7 dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động:

1. Tôi, tôi tôi

Dấu hiệu thường gặp nhất ở trẻ tăng động đó chính là không có khả năng thấu hiểu được mong muốn cũng như nhu cầu của bản thân. Với những biểu hiện cụ thể như: cắt ngang lời người khác khi đang nói chuyện, không thể chờ đợi đến lượt của mình trong khi chơi trò chơi hoặc tham gia các hoạt động của lớp.

2. Xáo trộn cảm xúc

Trẻ tăng động khó có thể điều tiết được cảm xúc, cả mặt tốt và xấu. Trẻ có thể nổi giận hay nổi cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.

dấu hiệu trẻ tăng động

Không kiềm chế được cảm xúc

3. Bồn chồn, không yên

Dường như những trẻ tăng động luôn có một chiếc “động cơ” gắn trong người. Trẻ không thể ngồi yên và thường chạy nhảy lung tung. Mặc dù được nhắc nhở nhưng trẻ vẫn liên tục ngọ nguậy và vặn vẹo trên ghế.

4. Không hoàn thành nhiệm vụ

Trẻ bị tăng động thể hiện sự quan tâm vào rất nhiều vấn đề, nhưng khi bắt tay vào thực hiện lại thiếu kiên nhẫn, không làm nó đến tận cùng và quay sang thứ khác thu hút sự chú ý của chúng hơn. Đây cũng chính là lý do vì sao trẻ tăng động không bao giờ hoàn thành nhiệm vụ.

dấu hiệu trẻ tăng động

Không hoàn thành nhiệm vụ

5. Thiếu tập trung

Trẻ thường khó khăn trong việc tập trung, chú ý ngay cả khi được người lớn nhắc nhở. Khi được yêu cầu lặp lại những gì bạn nói, trẻ sẽ không biết rằng bạn đã nói gì.

6. Lỗi lơ lệnh

Thực tế, những đứa trẻ tăng động không hề kém thông minh so với các bạn cùng trang lứa. Vấn đề của chúng là gặp khó khăn trong việc lắng nghe những lời chỉ dẫn của người khác, dẫn tới lỗi do lơ đễnh.

7. Mơ màng

Dấu hiệu trẻ tăng động thường đặc trưng bởi tính ồn ào, huyên náo, thế nhưng không phải trường hợp nào cũng thế. Một số trẻ bị tăng động lại thích yên tĩnh, ít quan hệ với bạn bè hơn. Trẻ thường nhìn chăm chú vào khoảng không trung như đang mơ màng và chẳng bận tâm tới những điều đang diễn ra quanh mình.

Trẻ tăng động thường hay mơ màng

Trẻ tăng động thường hay mơ màng

Ngày nay, số trẻ mắc chứng tăng động có xu hướng tăng lên nhanh chóng, với những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với trẻ hiếu động. Ranh rới phân biệt giữa hai trạng thái ở trẻ này thực sự rất khó xác định.

Đôi khi, đơn thuần chỉ là trẻ đang hiếu động nhưng lại được kết luận rằng trẻ mắc chứng tăng động. Còn trẻ tăng động thực sự lại không được quan tâm vì bố mẹ chỉ nghĩ bé hiếu động mà thôi.

Do vậy, ngoài việc nhận biết dấu hiệu trẻ tăng động, bố mẹ cũng cần phân biệt rõ ranh giới này!

Trẻ tăng động và trẻ hiếu động khác nhau như thế nào?

Tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh rối loạn tâm lý phổ biến, khi trẻ thể hiện sự hiếu động quá mức bình thường, thông qua việc không điều chỉnh được cảm xúc và hành vi của chính mình.

Trẻ hiếu động đơn thuần thì khác, chúng hành động nghịch ngợm nhưng kỹ năng vận động và giao tiếp đều phát triển ổn định. Đồng thời, các hành vi đều nằm trong tầm kiểm soát.

Thêm vào đó, trẻ hiếu động có thể chú tâm vào những việc làm hay đồ vật mà chúng thích, thể hiện cảm xúc không vừa ý khi ai đó can thiệp hoặc làm phiền. Thế nhưng, trẻ tăng động giảm chú ý thì không.

Chẳng hạn khi đọc một cuốn truyện, trẻ hiếu động đơn thuần có thể chăm sóc ngồi nghe mẹ đọc từ đầu tới cuối, còn trẻ tăng động cho dù câu truyện đó có thú vị và lôi cuốn đến nhường nào, chúng cũng không thể ngồi lâu trong thời gian dài và nhờ được những tình tiết của cốt truyện.

Dấu hiệu trẻ tăng động

Sự khác biệt giữa trẻ tăng động và hiếu động

Khi sinh hoạt trong một môi trường lạ, thông thường trẻ nhỏ sẽ tỏ ra è dè, ngại ngùng, nhưng trẻ tăng động lại không có được khả năng đó. Trẻ hiếu động chỉ nghịch ngợm, chơi đùa trong môi trường phù hợp, nếu trẻ thấy chưa quen chúng sẽ biết tự điều chỉnh chính mình. Trong khi đó, trẻ mắc chứng rối loạn tăng động lại không xác định được khi nào cần kiềm chế, khi nào được chơi tự do.

Tóm lại, để biết chính xác bé nhà bạn có thuộc dạng tăng động, giảm chú ý hay không, bố mẹ cần quan sát thật kỹ những biểu hiện thường ngày của trẻ. Đồng thời đưa trẻ tới khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Trên đây là những dấu hiệu trẻ tăng động, hy vọng chia sẻ này sẽ giúp bố mẹ trong việc chẩn đoán bệnh lý của con yêu!

Tìm kiếm nhiều: biểu hiện của trẻ tăng động, biểu hiện trẻ tăng động, biểu hiện của trẻ bị tăng động, biểu hiện của bé tăng động,…

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tăng động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!