Trẻ tăng động

Phương pháp dạy trẻ tăng động chậm nói khoa học, hiệu quả

Cha mẹ có thể làm gì khi con là một đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có biểu hiện chậm nói? Bài viết hôm nay cung cấp một vài phương pháp nuôi dạy trẻ tăng động chậm nói khoa học, hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên biết.

trẻ tăng động chậm nói

Thế nào là trẻ tăng động chậm nói?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến ở thời thơ ấu. Trẻ ADHD thường gặp khó khăn trong việc chú ý, hiếu động quá mức hoặc có những hành vi bốc đồng.

Bạn đang xem: Phương pháp dạy trẻ tăng động chậm nói khoa học, hiệu quả

Chậm nói là tình trạng trẻ em không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi. Đây là một trong những biểu hiện phổ biến ở trẻ ADHD.

Trẻ ADHD thường có biểu hiện chậm nói

Trẻ ADHD thường có biểu hiện chậm nói

Như vậy, những đứa trẻ được chẩn đoán ADHD có khả năng ngôn ngữ kém hơn so với độ tuổi được gọi là gọi một cách dễ hiểu là “trẻ tăng động chậm nói”.

Lưu ý:

Khi nhận thấy con có dấu hiệu hiếu động quá mức, thường xuyên nổi nóng, chậm nói so với các bạn cùng tuổi, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ Phục hồi chức năng Nhi hoặc các chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời. Phụ huynh không nên tự kết luận con là trẻ tăng động chậm nói.

Vì trong một số trường hợp, khi không thể biểu đạt nhu cầu, tình cảm của mình bằng lời nói, trẻ chậm nói đơn thuần có thể cảm thấy khó chịu, bực bội, trở nên cáu giận, dễ nổi nóng,… giống trẻ ADHD.

>>> Xem nhiều hơn: Trẻ tự kỷ chậm nói & trẻ chậm nói: Hiểu và nhận ra sự khác biệt

Phương pháp dạy trẻ tăng động chậm nói

Nuôi dạy trẻ tăng động chậm nói không giống như nuôi dạy trẻ truyền thống. Cha mẹ phải chấp nhận sự thật rằng trẻ tăng động chậm nói có bộ não khác biệt về chức năng so với những đứa trẻ khác. Mặc dù trẻ vẫn có thể học được những gì được làm và những gì không được làm, nhưng hội chứng ADHD khiến trẻ dễ có hành vi bốc đồng hơn.

Cha mẹ cần có phương pháp dạy trẻ tăng động chậm nói khoa học

Cha mẹ cần có phương pháp dạy trẻ tăng động chậm nói khoa học

Bằng cách áp dụng liệu pháp quản lý hành vi, cha mẹ có thể hạn chế hành vi phá hoại của trẻ tăng động chậm nói.

Có hai nguyên tắc cơ bản của liệu pháp quản lý hành vi:

  • Đầu tiên là khuyến khích bằng khen thưởng những hành vi tốt; điều này giúp củng cố hành vi (trẻ sẽ tiếp tục lặp lại hành vi đó). 
  • Thứ hai là loại bỏ phần thưởng (hình phạt) khi con có hành vi không tốt để dần loại bỏ hành vi này.

Để đạt được kết quả như mong muốn, cha mẹ cần xây dựng các quy tắc và cùng con tuân theo các quy tắc này trong mọi trường hợp (ở nhà, trong lớp học, ngoài xã hội). Điều quan trọng là tuân thủ đúng các quy tắc được đặt ra, nếu không con sẽ không thể tiến bộ.

Ngoài ra, khi xây dựng bộ quy tắc, cha mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và thực hiện các quy tắc được đề ra. Vì vậy, quy tắc phải đơn giản, rõ ràng.
  • Cha mẹ không nên quá nghiêm khắc với con vì trẻ tăng động chậm nó thường khó thích nghi với sự thay đổi. Với những hành vi kỳ lạ nhưng không gây hại cho con và những người xung quanh, cha mẹ không nhất thiết phải ngăn cấm; thay vào đó, hãy chấp nhận điều đó như một phần tích cách của con.
  • Về bản chất, trẻ tăng động giảm chú ý rất hiếu động, hung hăng,… và khó để loại bỏ điều này ngay lập tức. Vì thế, cha mẹ hãy cho con thời gian để thay đổi. Ban đầu, các bậc phụ huynh có thể bỏ qua những hành vi gây rối ở mức độ nhẹ và chỉ thiết lập quy tắc với những hành vi phá hoại mức độ nặng. Khi các hành vi phá hoại mức độ nặng được kiểm soát, bạn tiến dần đến việc loại bỏ các hành vi gây rối còn lại.

Những việc nên làm khác để đối phó với trẻ tăng động chậm nói

Dưới đây là những việc khác cha mẹ nên làm khi có con mắc chứng tăng động giảm chú ý có biểu hiện chậm nói.

Hạn chế các tác nhân có thể khiến trẻ xao nhãng

Tạo cho con không gian học tập yên tĩnh, không có các tác nhân gây xao nhãng

Tạo cho con không gian học tập yên tĩnh, không có các tác nhân gây xao nhãng

Cha mẹ nên tạo một không gian yên tĩnh để con có thể đọc sách, làm bài tập và nghỉ ngơi. Vì trẻ tăng động chậm nói luôn hoan nghênh những thứ có thể làm chúng xao nhãng.

Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao

Hoạt động thể chất giúp trẻ đốt cháy năng lượng dư thừa một cách lành mạnh. Hoạt động này cũng giúp con tập trung sự chú ý vào các chuyển động cơ thể, giảm tính bốc đồng. 

Ngoài ra, tập thể dục, thể thao còn giúp cải thiện khả năng tập trung, giảm nguy cơ trầm cảm và lo lắng, đồng thời kích thích não bộ hoạt động hiệu quả hơn.

Có các biện pháp giúp trẻ ngủ ngon

Thiếu ngủ làm trầm trọng thêm tình trạng mất tập trung, hiếu động thái quá ở trẻ tăng động chậm nói. Để giúp con ngủ ngon hơn, cha mẹ có thể kể chuyện cho con nghe hoặc hát ru và không nên cho con ăn các thực phẩm có đường, caffein, không cho trẻ xem phim hoặc chơi điện tử khi chuẩn bị đến giờ ngủ.

Dạy con dừng lại để suy nghĩ trước khi nói/ hành động

Trẻ ADHD có thể thiếu tự chủ, dẫn tới việc nói/ hành động trước khi suy nghĩ. Một cách để kiểm soát tình trạng nói/ hành động trước khi suy nghĩ là dạy con cách dừng lại một chút trước khi nói/ làm điều gì đó.

Học cách kiểm soát bản thân trước sự quậy phá của trẻ

Cha mẹ nên học cách kiểm soát bản thân trước sự quậy phá của trẻ

Cha mẹ nên học cách kiểm soát bản thân trước sự quậy phá của trẻ

Trẻ bắt chước những hành vi mà chúng nhìn thấy xung quanh. Vì vậy nếu cha mẹ vẫn điềm tĩnh và kiểm soát được bản thân trong lúc nóng giận, con cũng sẽ học được điều đó. Cha mẹ nên dành thời gian để hít thở, thư giãn trước khi cố gắng xoa dịu con. Bạn càng bình tĩnh, con sẽ càng trở nên bình tĩnh hơn.

Nói chuyện và cùng con luyện phát âm

Trẻ tăng động chậm nói gặp khó khăn với việc phát âm và thể hiện nhu cầu, tình cảm của bản thân thông qua lời nói. Vì thế, cha mẹ đừng quên áp dụng các phương pháp hỗ trợ cải thiện kỹ năng nói của trẻ như:

  • Tập bài tập môi miệng (bập môi, mím môi, chu môi, căng lưỡi, di chuyển hàm,…) để tăng sức mạnh và độ linh hoạt của cơ quan phát âm giúp trẻ nói rõ ràng, chính xác hơn.
  • Nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt để trẻ học thêm cách nói các từ mới.
  • Chỉ đưa cho con món đồ chơi con muốn khi con gọi được tên món đồ chơi đó.

Trẻ tăng động chậm nói cần nhận được sự nuôi dạy thích hợp từ cha mẹ, nhưng chúng cũng cần sự giúp đỡ của chuyên gia. Vì thế, khi con mắc chứng ADHD, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ phục hồi chức năng/ chuyên gia tâm lý học để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tăng động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!