Trẻ tăng động

5 mẹo xử lý trẻ hay cáu gắt khôn ngoan mà các mẹ nên áp dụng

“Khủng hoảng tuổi lên 2” là một vấn đề không của riêng gia đình nào có con nhỏ. Cơn cáu gắt của trẻ như bão mùa hè, đến bất chợt làm mẹ không lường trước. Vậy phải xử lý thế nào với trẻ hay cáu gắt. Dưới đây là 5 tuyệt chiêu mẹ nên áp dụng để xoa dịu cơn thịnh nộ này của bé!

Mẹo xử lý trẻ hay cáu gắt

Mẹo xử lý trẻ hay cáu gắt

Bạn đang xem: 5 mẹo xử lý trẻ hay cáu gắt khôn ngoan mà các mẹ nên áp dụng

Chỉ ít phút trước thôi, cả nhà đang vui vẻ ăn bữa tối, bỗng dưng vì một lý do hết sức ngớ ngẩn bé đã òa khóc, rên rỉ, cáu gắt với mọi người đến nỗi chẳng ai có thể dỗ dành được. Đừng quá ngạc nhiên, bởi đây là những khoảnh khắc thường thấy ở trẻ từ 1 – 3 tuổi.

Lứa tuổi này, trẻ đang bị mắc kẹt giữa việc khẳng định cái tôi, sự trưởng thành, trong khi bé vẫn không thể rời khỏi vòng tay của bố mẹ. Bé khao khát muốn thể hiện bản thân nhưng lại biết giới hạn của mình. Điều này khiến bé tạo ra cảm xúc tiêu cực, thường bộc phát bằng cơn cáu gắt, làm ngược lại những chỉ dẫn của cha mẹ, nhất là khi bé đói, mệt hoặc trải qua sự bất lực nào đó.

Hay nói đúng hơn, trẻ ở tuổi này nổi cáu không phải muốn người lớn làm theo ý mình mà chính xác là bé đang phản ứng lại sự bực mình.

Giáo sư ngành Tâm lý học của Đại học California’s Claremont Graduate University, Claire B.Kopp cho biết, trẻ hay cáu gắt xảy ra do kỹ năng ngôn ngữ chưa hoàn thiện. Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu hiểu được những gì chúng thấy, nhưng khả năng diễn đạt vẫn còn hạn chế. Khi không nói ra được những gì mình muốn, bé dễ bị bực tức và chẳng ngại la hét, gào khóc, thậm chí là làm tổn thương bản thân.

Để đối phó với những cơn thịnh nộ của trẻ, đầu tiên mẹ cần bình tĩnh, suy nghĩ trước khi phản ứng với cảm xúc đó của trẻ. Dưới đây là 5 mẹo xử lý trẻ hay cáu gắt khôn ngoan mà các bà mẹ nên áp dụng:

Bình tĩnh giải quyết vấn để của trẻ

Khi không vừa ý một điều gì đó, bé có thể gào khóc, giãy đành đạch trên sàn nhà. Đôi khi còn có những phản ứng thái quá như quăng mọi thứ lung tung, đánh đấm vô định,… Khi gặp phải những tình huống này, mẹ hãy yên tâm rằng hành động này của bé là bình thường như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác.

trẻ hay cáu gắt

Bình tĩnh giải quyết vấn đề

Khi trẻ đang cáu gắt sẽ trở nên bướng bỉnh và không chịu nghe lời người lớn. Lúc này, những lời mắng, la hét của mẹ sẽ chỉ làm bé trở lên bướng bỉnh và cáu bẳn hơn. Thay vào đó, bạn hãy ngồi ngay bên cạnh bé. Cơn bão cảm xúc con đang trải qua có thể khiến trẻ hoảng sợ và sẽ yên tâm hơn nếu có mẹ hoặc phụ huynh ngồi bên cạnh.

Nhiều chuyên gia tâm lý khuyên rằng, lúc này những cái ôm hoặc nhấc bổng con lên sẽ khiến trẻ cảm thấy như mình được an ủi. Nhưng nếu bạn đã mất kiên nhẫn hoặc quá chán nản khi thấy trẻ cáu gắt, lời khuyên cho bạn là hãy rời khỏi phòng vài phút, khi nào thấy bình tĩnh thì quay trở lại. Bởi chỉ khi tâm trạng bạn ổn định thì mới có thể giúp bé bình tĩnh được.

Luôn nhớ rằng bạn là người lớn

Dù bé cáu gắt lâu cỡ nào, bạn cũng không được chiều theo những yêu cầu bất hợp lý của bé, bởi điều này sẽ dễ làm hư bé. Đặc biệt là nhượng bộ bé khi có đông người, có lần 1 sẽ có lần 2, bé sẽ hiểu chỉ cần gào khóc là bố mẹ có thể đáp ứng điều bé muốn gây ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của bé trong tương lai.

Trong trường hợp, cảm xúc của bé bị mất kiểm soát đến nỗi đánh đấm mọi người, ném tung đồ đạc hay la hét thì ngay lập tức bạn đưa bé rơi khỏi môi trường đó, đến nơi an toàn như phòng ngủ. Mẹ hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng nói cho bé hiểu vì sao bé phải ở lại đây.

Nói chuyện khi bé bình tĩnh lại

Khi cơn bão cảm xúc qua đi, hãy ôm bé vào lòng và nói rằng bạn yêu bé. Đây cũng chính là thời điểm tốt nhất để bạn tâm sự với bé những gì vừa xảy ra.

Cố gắng nói chuyện với bé thật nhẹ nhàng, sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và giúp bé giãi bày cảm xúc bằng lời nói, với những câu nói như: “con khóc là vì bánh xe ô tô bị hỏng đúng không?,…” để bé biết rằng thể hiện bằng lời nói là cách tốt nhất để bố mẹ hiểu con đang muốn gì.

tre hay cau gat

Nói chuyện với trẻ khi cả hai bình tĩnh

Nếu như bé đã bình tĩnh lại, bắt đầu tường thuật những gì vừa xảy ra, lúc này bạn cần đáp lại bằng hành động yêu thương để an ủi bé.

Sau cùng hãy cười và nói với bé rằng: “Là lỗi của mẹ vì đã không nhận ra điều này sớm hơn, nhưng nếu con không khóc ầm lên, mẹ đã biết con muốn gì rồi”.

Hạn chế các tình huống khiến bé dễ nổi cáu

Hiểu tính bé, biết được những tình huống nào sẽ dễ làm khơi lên cơn thịnh nỗ của bé sẽ giúp mẹ hạn chế thấp nhất điều này xảy ra. Chẳng hạn như bạn nhận ra mỗi khi đói bé sẽ dễ cáu gắt, bạn nên mang chút đồ ăn nhẹ bên người khi ra ngoài. Hoặc nếu như bé hay bị gặp vấn đề khi phải chuyển đột ngột từ hoạt động này sang hoạt động khác, bạn cần báo trước cho trẻ để chúng kịp thích nghi thay vì phải phản ứng.

tre cau gat

Hạn chế tình huống khiến trẻ hay cáu gắt

Trẻ ở độ tuổi này dần trở nên độc lập hơn, do đó mẹ nên cho bé quyền lựa chọn thay vì bắt ép trẻ. Đơn giản như trong việc cho bé lựa chọn đồ ăn: “con thích ăn súp lơ hay cà rốt”, thay vì nói con ăn cà rốt đi.

Hạn chế dùng câu phủ định

Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế nói từ “không” với trẻ. Bởi câu nói này vô tình đặt áp lực lên cả mẹ và con. Hãy bình tĩnh, cho bé nhiều cơ hội để lựa chọn, thay vì cấm cản. Nếu bé suốt ngày nghe mẹ nói “không”, bé sẽ dần rơi vào trạng thái thất vọng.

Nếu sau 2 tuổi mà cơn giận dữ của bé vẫn bộc phát mỗi ngày, mẹ hãy trao đổi với chuyên gia để nhận được sự giúp đỡ. Bác sĩ sẽ cho bạn câu trả lời về việc bé có gặp vấn đề về tâm lý hay thể chất không, đồng thời đưa cho mẹ lời khuyên để giải quyết mỗi khi trẻ cáu giận.

Trên đây là 5 mẹo xử lý trẻ hay cáu gắt. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ bình tĩnh và cùng con vượt qua thời kỳ khủng hoảng này!

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tăng động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!