Trẻ tự kỷ

Trẻ mấy tháng biết nói? Cha mẹ cần làm gì để bé nhanh nói?

Trẻ mấy tháng biết nói là vấn đề mà cha mẹ nào cũng rất quan tâm. Mặc dù trẻ có thể nói nhanh hay chậm tùy vào sự phát triển riêng của mỗi bé, nhưng khi con mình chậm nói hơn các bạn, cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng. Để biết con có phát triển ngôn ngữ bình thường không, cha mẹ cần nắm được những đặc điểm ở từng độ tuổi của bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu nhé!

Trẻ mấy tháng biết nói là phát triển bình thường?

Phát triển ngôn ngữ là quá trình tương đối lâu dài, có thể mất rất nhiều thời gian để giúp trẻ “tích lũy” được vốn từ ngữ để tạo ra các cuộc trò chuyện. Quá trình này diễn ra chủ yếu trong 3 năm đầu đời của trẻ, vì đây là giai đoạn não bộ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nhất. Các mốc quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của một em bé bình thường được chia thành nhiều giai đoạn như sau:

Cột mốc 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, bé bắt đầu biết lắng nghe giọng nói, biết quan sát cử động môi hay biểu cảm trên khuôn mặt của cha mẹ, biết hướng về phía có âm thanh như tiếng nói, âm nhạc hay đơn giản chỉ là tiếng động bất kỳ. Ở 3 tháng tuổi, giao tiếp đầu tiên của bé là tiếng khóc, nhưng bé sẽ sớm bắt đầu sử dụng lưỡi, môi, vòm miệng để phát ra những nguyên âm như “e”, “a”.

Bạn đang xem: Trẻ mấy tháng biết nói? Cha mẹ cần làm gì để bé nhanh nói?

Cột mốc 6 tháng tuổi

Trẻ mấy tháng biết nói? Khi được 6 tháng tuổi, bé sẽ bập bẹ những âm thanh đa dạng hơn. Lúc này, trẻ sẽ thường xuyên ê a và bắt chước các âm thanh khác nhau.

Bé có thể nói nhiều từ như “da da da”, “ba ba”, “ma ma”. Những âm thanh này khiến bố mẹ vui mừng vì tưởng con đã biết gọi bố, gọi mẹ, nhưng thực tế, đây vẫn chỉ là những âm thanh ngẫu nhiên của bé mà thôi.

Vào cuối tháng thứ 6 hoặc thứ 7, bé sơ sinh đã có khả năng nhận biết được tên của mình khi được gọi. Hơn nữa, trẻ cũng đã có thể dùng âm thanh của mình để thể hiện cảm xúc.

Cột mốc 9 tháng tuổi

Ở lứa tuổi này, những tiếng bập bẹ của bé bắt đầu giống từ hơn, đồng thời, bé cũng dần hiểu được các cử chỉ của bạn và những từ ngữ cơ bản như “không”, “có”, “xin chào”, “tạm biệt”, “bye bye” . Trong giai đoạn này, bé cũng đã biết chỉ trỏ những thứ mà bé muốn, bi bô nhiều hơn với những tông giọng khác nhau.

Trẻ mấy tháng biết nói là phát triển bình thường?

Trẻ mấy tháng biết nói là phát triển bình thường?

Cột mốc 12 tháng tuổi

Bé mấy tháng biết nói? Vào tuổi thôi nôi, bé có thể nói rõ ràng một số từ đơn giản như “mama”, “ba”, “bà”,… và hiểu rõ ý nghĩa của những từ này khi gọi. Bé bắt đầu biết làm các động tác đơn giản để thể hiện suy nghĩ của mình như lắc đầu, gật đầu, vẫy tay,…

Bé cũng hiểu những câu nói ngắn của mọi người xung quanh, hiểu được yêu cầu của cha mẹ như “không được”, “con hãy ngồi im”,… Mặc dù hiểu nhưng không có nghĩa là bé sẽ làm theo.

Cột mốc 18 tháng tuổi

Lúc này, bé đã có thể nói nhiều hơn và ghép thành câu đơn giản. Tuy nhiên, bé nói còn “ngọng”, chưa “tròn chữ”, ví dụ như “đi chơi”, trẻ sẽ thường nói thành “đi tơi”.

Ở độ tuổi này, bé cũng có thể chỉ vào người, bộ phận cơ thể hay đồ vật xung quanh mà đã biết tên. Đồng thời, tần suất bé lặp lại câu từ của cha mẹ cũng nhiều rõ rệt, nhưng thường chỉ nói được phần đuôi của câu.

Cột mốc 2 tuổi

Trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói? Đến 2 tuổi, bé sẽ biết xâu chuỗi nhiều từ lại để thành các cụm từ, nhưng đa phần chỉ là các câu ngắn từ 2-5 tiếng. Ví dụ như “Tạm biệt”, “con uống sữa”,… Bé cũng học những từ có nhiều nghĩa hơn như những vật dụng hàng ngày, vật nuôi,…

Cột mốc 3 tuổi

Vốn từ vựng của bé trong giai đoạn này đã nhiều lên đáng kể. Bé bắt đầu nói được câu dài hơn và dùng ngôn ngữ của mình để bày tỏ suy nghĩ, thắc mắc. Lúc này, cha mẹ nhiều khi còn “đau đầu” với “10 vạn câu hỏi vì sao” của bé.

Cha mẹ nên làm gì để giúp bé nhanh biết nói?

Trẻ bao nhiêu tháng biết nói luôn khiến cha mẹ bận tâm, vì bên cạnh mong muốn được chứng kiến âm thanh đầu tiên của con thì vấn đề chậm nói ở nhiều trẻ hiện nay cũng rất đáng lo. Dưới đây là 4 cách có thể giúp bé nhanh biết nói hơn, cha mẹ có thể tham khảo nhé!

Nói chuyện với bé

Việc giao tiếp thường xuyên với trẻ sẽ khiến bé học nói nhanh hơn nhờ bắt chước những cử chỉ, điệu bộ và âm thanh của bạn. Cách này thật đơn giản, cha mẹ có thể kể chuyện cho bé những gì mình đang làm, đọc sách cho bé nghe, hoặc hát một bài hát nhiều lần. Cha mẹ càng nói chuyện với bé nhiều thì trẻ càng được tiếp xúc với nhiều từ hơn.

Khi lớn hơn, bé sẽ nhanh chóng đáp lại được câu chuyện của cha mẹ, rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ của bé.

Lắng nghe bé

Khi bé đang cố giao tiếp, cha mẹ hãy dành sự chú ý hoàn toàn cho bé. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển sự tự tin khi nói chuyện, mà còn dạy bé cách trở thành một người biết lắng nghe.

Bắt chước bé

Cha mẹ có thể bắt chước âm thanh của bé. Điều này giúp bé thích thú giống như đang chơi trò chơi và sẽ quay lại bắt chước âm thanh của bạn. Hơn nữa, cách này cũng giúp bé hiểu cha mẹ đang cố hiểu bé hơn.

Dành nhiều thời gian động viên bé

Cha mẹ nên khuyến khích việc giao tiếp của bé, luôn dành cho bé nụ cười thân thiện và sự chú ý. Khi bé đang muốn nói chuyện, bạn nên tập trung vào bé, đừng nhìn đi chỗ khác hay ngắt lời vì có thể khiến bé bị tủi thân, chán nản.

Bên cạnh đó, hãy sắp xếp công việc để luôn có thời gian chơi cùng con, điều này không chỉ giúp bé vui hơn mà còn tăng khả năng ngôn ngữ của bé thông qua các hoạt động.

Cha mẹ nên làm gì để giúp bé nhanh biết nói?

Cha mẹ nên làm gì để giúp bé nhanh biết nói?

Khi nào cần lo lắng về khả năng ngôn ngữ của trẻ?

Khi nào cần lo lắng về khả năng ngôn ngữ của trẻ?

Khi nào cần lo lắng về khả năng ngôn ngữ của trẻ?

Mỗi em bé sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau nên cha mẹ chớ nên gây áp lực cho bé mà cứ để con phát triển theo đúng tốc độ của mình. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý khi con có những biểu hiện sau:

  • Bé không phát ra âm thanh, không giao tiếp bằng mắt với cha mẹ hoặc không phản ứng lại khi được gọi tên mặc dù đã trên 6 tháng tuổi
  • Đến 9 tháng tuổi mà bé chưa bập bẹ được âm thanh nào
  • Bé không hiểu những câu cơ bản, không thể làm theo những hướng dẫn đơn giản hoặc chỉ nói được những từ đơn lẻ khi đã được 2 tuổi

Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ hãy đưa con đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa về ngôn ngữ.

Hy vọng bài viết sẽ giúp cha mẹ phần nào hiểu được những cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và trả lời được câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết nói?”. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nói nhanh hay chậm còn tùy vào tốc độ phát triển của mỗi bé. Vì thế, cha mẹ hãy kiên nhẫn và áp dụng những phương pháp để giúp bé nhanh nói hơn nhé!

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tự kỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!