Trẻ tự kỷ

Trẻ chậm nói phải làm sao? Bật mí giải pháp giúp mẹ

Trẻ chậm nói thường gặp khó khăn khi thể hiện bản thân hoặc hiểu người khác và có thể dẫn đến tình trạng học kém, thiếu tự tin,… trong tương lai. Vậy trẻ chậm nói phải làm sao?

  • ???? 12 phương pháp dạy trẻ chậm nói
  • ???? Trẻ chậm nói khám ở đâu? Bật mí địa chỉ uy tín cho cha mẹ

Trẻ chậm nói phải làm sao 1

 

Bạn đang xem: Trẻ chậm nói phải làm sao? Bật mí giải pháp giúp mẹ

Chẩn đoán, xác định nguyên nhân chậm nói ở trẻ

Chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ là một dạng rối loạn giao tiếp. Trẻ em bị coi là chậm nói nếu chúng không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi. Tình trạng này thường khiến các ông bố, bà mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng.

Cần làm gì khi trẻ chậm nói?

Cần làm gì khi trẻ chậm nói?

Vậy, bé chậm nói phải làm sao? Trong trường hợp nghi ngờ con mắc chứng chậm nói, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là đưa con đến gặp bác sĩ khoa nhi để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân.

Bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá toàn diện về khả năng diễn đạt, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ để xác định xem con có bị chậm nói hay không.

Sau khi hoàn thành đánh giá, bác sĩ có thể đề nghị cha mẹ cho con thực hiện một số bài kiểm tra khác để xác định nguyên nhân chính xác của vấn đề.

  • Kiểm tra thính lực xem con có bị khiếm thính hay không. Trẻ khiếm thính gặp khó khăn khi nghe nên cũng sẽ gặp khó khăn khi nói.
  • Kiểm tra vòm miệng, lưỡi hàm xem đó có phải là nguyên nhân khiến trẻ phát âm thiếu chính xác không.
  • Kiểm tra, sàng lọc tự kỷ. Mặc dù không phải tất cả trẻ tự kỷ đều bị chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng chứng tự kỷ thường ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.
  • Chẩn đoán khuyết tật học tập. Trẻ em bị khuyết tật học tập thường có trí thông minh bình thường hoặc trên mức bình thường nhưng có vấn đề về việc tiếp thu và vận dụng khả năng đọc, nói, viết.
  • Xác định các vấn đề tâm lý xã hội bằng cách hỏi chuyện cha mẹ. Cha mẹ bận rộn, con không có điều kiện để giao tiếp thường xuyên có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Ngoài ra, học song ngữ cũng có thể ảnh hưởng đến ngôn ngữ và lời nói của trẻ. Bộ não của trẻ phải làm việc nhiều hơn để diễn giải và sử dụng hai ngôn ngữ. Vì vậy, có thể mất nhiều thời gian hơn để những đứa trẻ này bắt đầu sử dụng một hoặc cả hai ngôn ngữ mà chúng đang học.

Tuân thủ kế hoạch điều trị chứng chậm nói

Trẻ chậm nói phải làm sao? Cha mẹ đã biết chưa?

Trẻ chậm nói phải làm sao? Cha mẹ đã biết chưa?

Con chậm nói phải làm sao? Sau khi chẩn đoán và xác định nguyên nhân chậm nói ở trẻ, bác sĩ/ chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Lúc này, điều cha mẹ cần làm là cùng con thực hiện đúng những điều được bác sĩ/ chuyên gia tâm lý khuyến nghị.

Trong một số trường hợp, trẻ cần được điều trị bằng thuốc hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Chẳng hạn như trẻ khiếm thính có thể được yêu cầu sử dụng máy trợ thính hoặc cấy ốc tai để có thể nghe và học nói.

Trong những trường hợp khác, như trẻ tự kỷ, các con cần được nhận sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý học lâm sàng.

Đôi khi, chỉ cần cha mẹ thay đổi phương pháp giáo dục là đủ để con cải thiện khả năng nói, phát âm.


Trẻ chậm nói phải làm sao? – Các tips hay dành cho bố mẹ

Cho trẻ gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và vạch ra kế hoạch điều trị phù hợp là câu trả lời cho câu hỏi “làm gì khi trẻ chậm nói?”. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một số tips dưới đây giúp con cải thiện khả năng giao tiếp và mở rộng vốn từ vựng.

Nói chuyện với trẻ thật nhiều

Trò chuyện thường xuyên giúp con nói tốt hơn

Trò chuyện thường xuyên giúp con nói tốt hơn

Mặc dù trẻ có thể nghe thấy rất nhiều từ mới bằng cách xem phim, nghe nhạc; tuy nhiên, trẻ không học được nhiều từ quá trình này như khi tương tác với những người xung quanh.

Do đó, các nhà khoa học khuyến nghị rằng cha mẹ nên nói chuyện với con càng nhiều càng tốt. Trong khi chơi, trong bữa ăn, khi chuẩn bị đi ngủ,… tất cả đều là những cơ hội tuyệt vời để các thành viên trong gia đình nói chuyện với nhau và giúp con cải thiện kỹ năng giao tiếp. Cha mẹ có thể trò chuyện và khuyến khích trẻ tham gia vào câu chuyện đó. Kể cả khi con chỉ biết bập bẹ, ê a vài từ đơn giản, thì cha mẹ cũng nên tỏ vẻ đang lắng nghe và ủng hộ con nói.

Đọc cho trẻ nghe càng nhiều càng tốt

Trẻ chậm nói phải làm sao? Đọc cho con nghe mỗi ngày là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của con. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy, đọc sách cho phép con tiếp xúc với vốn từ vựng rộng hơn chỉ nghe lời nói của người lớn.

Theo một nghiên cứu năm 2019, chỉ đọc một cuốn sách mỗi ngày có thể giúp trẻ tiếp xúc với 1,4 triệu từ.

Sử dụng ngôn ngữ bất cứ khi nào có thể

Hãy nói chuyện cùng con bất cứ khi nào có thể

Hãy nói chuyện cùng con bất cứ khi nào có thể

Cha mẹ không nên ngồi im lặng cả ngày chỉ vì con chưa thể nói chuyện. Bạn càng nói nhiều và thể hiện bản thân, trẻ càng biết nói sớm hơn.

Bạn có thể nói với con về bất cứ điều gì bạn đang làm ở mọi thời điểm (nấu ăn, quét nhà, rửa bát,…). Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng các từ đơn giản, câu ngắn để trẻ có thể hiểu.

Tránh lặp lại cách nói chuyện của trẻ

Mặc dù cách những đứa trẻ nói ngọng thật đáng yêu, nhưng cha mẹ không nên học cách nói chuyện của chúng. Lặp lại lời con nói là cách cha mẹ củng cố lỗi sai ở trẻ. Lâu ngày, con sẽ không thể nói đúng.

Tuy nhiên, khi thấy con nói sai, cha mẹ cũng không cần bắt ép con nói đúng ngay lập tức. Bạn chỉ cần nhắc lại từ trẻ nói sai theo cách đúng. Chẳng hạn, trẻ nói: “ún nứt”, bạn hãy nói: “uống nước nào”.

Gọi tên các vật dụng trong nhà

Nhiều đứa trẻ sẽ chỉ vào món đồ chúng muốn thay vì nói ra yêu cầu.

Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên đóng vai trò là thông dịch viên và giúp con biết tên của các đồ vật trong nhà. Ví dụ, nếu con chỉ vào một cốc nước trái cây, hãy trả lời bằng cách nói: “Nước trái cây. Con có muốn nước trái cây không?”.

Với trẻ đã học được tên gọi của các đồ vật, cha mẹ chỉ nên đưa thứ con muốn khi con có thể dùng lời nói để gọi tên món đồ ấy. Mục đích của việc này là khuyến khích trẻ nói nhiều hơn.

Mở rộng câu trả nói của trẻ

Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kỹ năng nói của con

Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kỹ năng nói của con

Con chậm nói phải làm sao? Một cách khác để giúp con nói tốt hơn là mở rộng câu nói chúng. Ví dụ, nếu con nhìn thấy một con chó và nói từ “con chó”, cha mẹ có thể trả lời bằng cách nói: “Đúng, đó là một con chó to, màu nâu”.

Trao cho con quyền lựa chọn

Cha mẹ cũng có thể khuyến khích con giao tiếp bằng cách cho con những sự lựa chọn. Giả sử bạn có hai loại đồ chơi gồm ô tô và máy bay, bạn có thể hỏi con: “Con muốn ô tô hay máy bay?”.

Nếu con chỉ vào ô tô, bạn hãy hỏi “Con muốn chơi ô tô sao?”. Cha mẹ nên hỏi một cách nhẹ nhàng và chỉ đưa ô tô cho con chơi khi con nói từ “ô tô”.

Có rất nhiều điều bạn có thể thực hiện để giúp con nói tốt hơn. Tuy nhiên, việc đầu tiên bạn cần làm khi nghi ngờ con chậm nói là đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Được chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp càng sớm càng giúp con dễ dàng bắt kịp mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi.

Hi vọng thông qua bài viết này, cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “trẻ chậm nói phải làm sao?”.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tự kỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!