Trẻ tự kỷ

Dấu hiệu trẻ chậm nói cha mẹ không nên bỏ qua

Dấu hiệu trẻ chậm nói là nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ, nhất là tình trạng trẻ chậm nói hiện nay ngày càng phổ biến. Cũng như những cột mốc quan trọng khác, độ tuổi biết nói của mỗi em bé có thể khác nhau. Do đó, để nhận biết trẻ có bị chậm nói hay không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu.

Giải mã dấu hiệu trẻ chậm nói

Chậm nói là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường nhưng tốc độ chậm hơn so với những trẻ khác. Đây là một loại rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, đôi khi trẻ có thể sử dụng từ để diễn đạt, nhưng chậm và khó hiểu.

Để biết con có chậm nói không, cha mẹ cùng theo dõi những biểu hiện dưới đây nhé!

Bạn đang xem: Dấu hiệu trẻ chậm nói cha mẹ không nên bỏ qua

Biểu hiện của trẻ 12 tháng tuổi

Thông thường, ở độ tuổi này, trẻ đã có thể bập bẹ và xâu chuỗi các âm thanh lại với nhau hoặc dùng hành động của mình để thể hiện suy nghĩ và mong muốn.

Tuy nhiên, biểu hiện trẻ chậm nói khi đã 12 tháng tuổi là không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn như chỉ tay, lắc đầu, gật đầu hoặc vẫy tay chào tạm biệt.

Hơn nữa, trẻ không có dấu hiệu muốn giao tiếp với người khác, không nói được bất cứ từ nào kể cả những từ đơn giản mà đáng lẽ ra đã nói được như “ba”, “bà”,… Ngoài ra, trẻ cũng không có phản ứng, không đáp lại khi được gọi tên và thường không quan tâm đến mọi chuyện xung quanh.

Trẻ 15 tháng tuổi biểu hiện chậm nói như thế nào

Trẻ chậm nói sẽ không hiểu và không đáp lại những yêu cầu đơn giản của cha mẹ như “con chào đi”, “con ạ đi”, “không được”,… Trẻ không xác định được những thứ xung quanh khi được hỏi đến. Bé cũng không thể chỉ được những thứ mà bé quan tâm vì không nói thành lời.

Trẻ 18 tháng tuổi

Biểu hiện trẻ chậm nói khi đã 18 tháng tuổi là thích cử chỉ hơn giọng nói để giao tiếp, khó bắt chước âm thanh, khó hiểu những yêu cầu đơn giản của bố mẹ.

Bên cạnh đó, bé không nói được những những câu đơn, thậm chí là những từ đơn giản, không bắt chước được câu từ của người khác. Trẻ cũng không chỉ được vào 2 đến 3 bộ phận của chính cơ thể mình như mắt, mũi, miệng,…

Giải mã dấu hiệu trẻ chậm nói

Giải mã dấu hiệu trẻ chậm nói

Trẻ 24 tháng tuổi

Bé chỉ có thể bắt chước được lời nói hoặc hành động mà không thể tự tạo ra những câu nói của mình. Trẻ không thể tự nói được những cuộc hội thoại đơn giản, không thể nối được hai từ lại với nhau. Bên cạnh đó, con cũng không giả vờ chơi với đồ chơi như những bạn nhỏ khác, như cho gấu bông, búp bê ăn, dạy chúng học, chơi đồ hàng,…

Trẻ 30 tháng tuổi

Dấu hiệu nhận biết trẻ 30 tháng tuổi chậm nói là không nói được 300 từ trở lên, không sử dụng được các từ chỉ hành động như “ăn”, “ngủ”,… Trẻ cũng không thể nhớ và nói được những câu từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, ví dụ như một bài hát đơn giản, một bài thơ ngắn.

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ chậm nói sẽ có các biểu hiện như: không biết đặt câu hỏi, không biết dùng đúng cách các đại từ nhân xưng như “con”, “mẹ”, “bố”, không ghép được các từ thành câu ngắn, thường xuyên nói lắp bắp, không rõ ràng, khó phát ra âm thanh.

Bên cạnh đó, tương tác của trẻ với mọi người xung quanh cũng rất hạn chế, bé khó tách rời bố mẹ và không muốn giao tiếp với người ngoài, kể cả những bạn nhỏ cùng độ tuổi.

Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói?

3 năm đầu đời chính là giai đoạn quan trọng của việc hình thành não bộ cũng như ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Nếu con có biểu hiện chậm nói, cha mẹ có thể xem xét và tìm hiểu thật kỹ, bởi điều này có thể do những nguyên nhân dưới đây.

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ có thể chậm nói do một số bệnh lý:

  • Trẻ bị khiếm khuyết về răng lợi như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch, phanh lưỡi ngắn (nếp gấp dưới lưỡi) làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của lưỡi. Nhiều trẻ còn gặp vấn đề về vận động cơ miệng, không chỉ ảnh hưởng đến phát âm, nó còn gây ra những khó khăn trong vấn đề ăn uống.
  • Vấn đề thính giác cũng có thể khiến trẻ chậm nói. Khi không nghe được, trẻ sẽ khó khăn trong việc hiểu và bắt chước âm thanh, ngôn ngữ. Lúc này, thế giới của trẻ sẽ rất im lặng và khiến trẻ tự thu mình lại, không thể nói chuyện được. Vì thế, việc kiểm tra thính giác cho trẻ chậm nói là vô cùng cần thiết mà cha mẹ nào cũng cần lưu tâm.
  • Trẻ chậm nói cũng có thể do bệnh lý về não bộ vì đây là trung tâm điều khiển tất cả các chức năng của cơ thể, trong đó có ngôn ngữ. Một số bệnh về não mà trẻ có thể gặp phải như chấn thương sọ não, bại não, não úng thủy, viêm màng não,…

Nguyên nhân tâm lý

  • Trẻ chậm nói có thể do những cú shock tâm lý như quá sợ hãi điều gì đó. Trẻ có xu hướng tách biệt với những người xung quanh, không nói chuyện, không giao tiếp.
  • Ngoài ra, trẻ chậm nói cũng có thể do môi trường sống thiếu sự giao tiếp, cha mẹ ít dành thời gian cho con hoặc cho trẻ sử dụng ti vi, điện thoại từ quá sớm, gây cản trở việc phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói?

Nguyên nhân nào khiến trẻ chậm nói?

Cha mẹ nên làm gì khi thấy dấu hiệu trẻ chậm nói?

Khi nhận thấy những biểu hiện trẻ chậm nói, cha mẹ cần chú ý:

  • Đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa để kịp thời phát hiện những bất thường nếu chẳng may con có bị, từ đó có hướng giải quyết phù hợp, giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm nói.
  • Cha mẹ nên dành nhiều thời gian nói chuyện cùng trẻ, khuyến khích con bắt chước âm thanh, cử chỉ.
  • Thường xuyên đọc sách, hát cho bé nghe. Mẹ nên lựa chọn những cuốn sách có màu sắc, hình ảnh sinh động, khuyến khích trẻ nhìn vào sách khi mẹ đọc những hình ảnh đó.
  • Sử dụng các tình huống hàng ngày để củng cố lời nói và ngôn ngữ của trẻ. Mẹ hãy nói chuyện với bé theo cách nói hàng ngày. Ví dụ gọi tên các loại thực phẩm ở cửa hàng tạp hóa, mô tả những bước mẹ nấu ăn, dọn dẹp, chỉ ra các đồ vật xung quanh nhà và thường xuyên đặt câu hỏi đơn giản cho bé.
Cha mẹ nên làm gì khi thấy dấu hiệu trẻ chậm nói?

Cha mẹ nên làm gì khi thấy dấu hiệu trẻ chậm nói?

Nhận biết sớm những dấu hiệu trẻ chậm nói là cách tốt nhất để tìm ra giải pháp giúp trẻ nhanh khắc phục tình trạng này. Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã có những thông tin hữu ích để có thể hỗ trợ bé tốt nhất.

Tìm kiếm đồng nghĩa: biểu hiện của trẻ chậm nói, biểu hiện trẻ chậm nói, biểu hiện bé chậm nói.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tự kỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!