Trẻ tự kỷ

7 cách dạy trẻ tự kỷ bật âm không phải ai cũng biết

Trẻ tự kỷ thường chậm nói hoặc giao tiếp chậm hơn so với những đứa trẻ bình thường. Việc giúp bé cải thiện không thể nóng vội và có kết quả trong một sớm một chiều. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 7 cách dạy trẻ tự kỷ bật âm đã được nhiều cha mẹ áp dụng cho con, mời bạn đọc tham khảo.

  • Trẻ tự kỷ biết đọc sớm có phải là dấu hiệu tốt?
7 cách dạy trẻ tự kỷ bật âm không phải ai cũng biết

7 cách dạy trẻ tự kỷ bật âm không phải ai cũng biết

Bạn đang xem: 7 cách dạy trẻ tự kỷ bật âm không phải ai cũng biết

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển có thể gây ra những khó khăn trong giao tiếp, hành vi và quan hệ xã hội. Thuật ngữ “phổ” đề cập đến một loạt các triệu chứng, kỹ năng và mức độ nghiêm trọng của người mắc chứng tự kỷ.

Tự kỷ ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách khác nhau và có thể từ nhẹ đến nặng. Trẻ tự kỷ có chung một số triệu chứng, chẳng hạn như khó khăn trong giao tiếp, nhưng có sự khác biệt về thời điểm xuất hiện các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, số lượng các triệu chứng,… Các triệu chứng của tự kỷ xuất hiện từ rất sớm, thường là trẻ 2-3 tuổi, trong một số trường hợp có thể sớm hơn.

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ như thế nào?

Có khoảng 40% trẻ tự kỷ không nói được. Một số trẻ khác có thể nói nhưng kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ bị hạn chế. Dưới đây là một số biểu hiện của trẻ tự kỷ trong ngôn ngữ và hành vi:

  • Trẻ thường chậm nói: có các mốc phát triển ngôn ngữ chậm hơn những trẻ bình thường
  • Ngôn ngữ lặp đi lặp lại hoặc cứng nhắc: thông thường, khi trẻ tự kỷ biết nói, bé sẽ nói những điều không có ý nghĩa hoặc không liên quan đến các cuộc trò chuyện.
  • Phát triển ngôn ngữ không đồng đều: nhiều trẻ tự kỷ phát triển một số kỹ năng nói và ngôn ngữ nhưng không đạt đến khả năng bình thường và không đồng đều. Chẳng hạn, trẻ chỉ phát triển vốn từ vựng trong lĩnh vực mà bé quan tâm. Nhiều trẻ còn có thể biết đọc rất sớm nhưng có thể không hiểu những gì mình đọc.
  • Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ kém: trẻ tự kỷ thường không thể sử dụng các cử chỉ như chỉ vào một đồ vật mà mình muốn, tránh giao tiếp bằng mắt, không quan tâm, chú ý đến cuộc trò chuyện.

Bật mí 7 cách dạy trẻ tự kỷ bật âm

Để cải thiện khả năng giao tiếp và giúp trẻ tự kỷ nhanh nói thì vai trò của cha mẹ là không thể thiếu được. Dưới đây là 7 cách dạy trẻ tự kỷ bật âm mà cha mẹ có thể áp dụng cho con.

Khuyến khích trẻ giao tiếp

Trẻ nhỏ học và tìm hiểu mọi thứ xung quanh thông qua vui chơi, bao gồm cả học nói. Cha mẹ hãy đưa ra những trò chơi để trẻ cảm thấy thú vị. Chẳng hạn trò chơi Kiến bò: bạn hãy di chuyển tay trên người của bé kết hợp hát hoặc đọc thơ vui và tạo tình huống dừng lại bất ngờ, sau đó quan sát phản ứng của bé.

Trò chơi này thúc đẩy nhu cầu muốn giao tiếp ở trẻ, nếu bé muốn chơi nữa thì sẽ bắt lấy tay cha mẹ để đòi. Lúc này, bạn hãy nói “nữa” hoặc “con muốn chơi tiếp” để giúp bé học theo. Cha mẹ hãy thử nhiều trò chơi khác nhau để tìm ra trò mà bé thích. Ngoài ra, hãy thử các hoạt động giúp thúc đẩy tương tác xã hội như hát, đọc thuộc các bài thơ,…

Khuyến khích trẻ giao tiếp

Khuyến khích trẻ giao tiếp

Bắt chước trẻ

Bắt chước âm thanh và hành vi của trẻ sẽ khuyến khích con phát âm và tương tác nhiều hơn. Cách này cũng giúp bé cố gắng bắt chước bạn. Tuy nhiên, chỉ bắt chước khi trẻ nói đúng hoặc có những hành vi tích cực. Còn nếu bé nói sai, cha mẹ hãy nhắc lại nhiều lần theo cách đúng để bé có thể bắt chước lại,

Tập trung vào cử chỉ

Cử chỉ và giao tiếp bằng mắt có thể xây dựng nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ. Hãy khuyến khích trẻ bằng cách làm mẫu. Ví dụ: vừa gật đầu vừa nói “có”, lắc đầu thì nói “không”. Khi nói chuyện với trẻ, cha mẹ nên giao tiếp bằng mắt, hãy đặt mình trước mặt con để con dễ dàng nhìn và nghe thấy những điều bạn nói.

Tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện

Cách dạy trẻ tự kỷ bật âm tiếp theo là ngay cả khi con không nói, cha mẹ cũng cần phải tạo ra nhiều cơ hội giao tiếp. Khi bạn đặt câu hỏi hoặc thấy con muốn một thứ gì đó, hãy dừng lại vài giây và nhìn vào con bạn để cho thấy sự mong đợi câu trả lời từ trẻ.

Quan sát, theo dõi bất kỳ âm thanh hoặc cử chỉ nào của bé và phản ứng kịp thời. Sự phản hồi nhanh chóng của cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm nhận được sức mạnh của giao tiếp.

Tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện

Tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện

Đơn giản hóa ngôn ngữ của bạn

Sử dụng những từ ngữ đơn giản khi trò chuyện với trẻ sẽ giúp bé dễ hiểu và bắt chước được những gì bạn nói. Để trẻ tự kỷ bật âm sớm, cha mẹ nên dùng các từ đơn trước như “nước”, “ăn”, “ngủ”,… khi làm các hành động tương ứng.

Nói về những gì trẻ quan tâm

Trẻ tự kỷ thường tỏ ra quan tâm tới một lĩnh vực cụ thể. Khi bé đang tập trung vào đam mê của mình, thay vì làm gián đoạn, cha mẹ hãy nói về chủ đề đó. Bằng cách nói về những gì thu hút trẻ, cha mẹ sẽ giúp con học được các từ vựng có liên quan.

Nói về những gì trẻ quan tâm

Nói về những gì trẻ quan tâm

Kiên trì, nỗ lực nói chuyện với trẻ

Trò chuyện với trẻ tự kỷ có thể khó khăn vì trẻ thường tỏ ra không quan tâm, từ chối sự giao tiếp của bạn. Tuy nhiên, đừng coi đó là vì trẻ không thích bạn hoặc không muốn nói chuyện, mà đó là những khó khăn mà trẻ đang gặp phải.

Do đó, cha mẹ cần có sự kiên trì, không được vội vàng và nản chí khi dạy trẻ bật âm. Hãy luôn dành thời gian trò chuyện với bé mỗi ngày và áp dụng các cách dạy trẻ tự kỷ bật âm ở trên. Điều này cũng giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm và ấm áp từ cha mẹ.

Dạy trẻ tự kỷ nói và giao tiếp là cả một quá trình không phải ngày một ngày hai và cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên gia, nhà trường và gia đình. Trên đây là 7 cách dạy trẻ tự kỷ bật âm đã được nhiều cha mẹ áp dụng và cho hiệu quả tốt. Hy vọng rằng bạn có thể tham khảo và lựa chọn để giúp bé. Và điều quan trọng, hãy là người bạn đồng hành tuyệt vời cùng con, cha mẹ nhé!

???????????? Trẻ tự kỷ nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì?

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ tự kỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!