Trẻ chậm nói

Những điều cần biết về hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân và hiểu những gì người khác nói. Những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý ở trẻ rối loạn ngôn ngữ là vô cùng cần thiết với phụ huynh.

  • Hé lộ cách chữa chậm nói bằng đậu đỏ không phải ai cũng biết
  • Mẹo chữa trẻ chậm nói không phải ai cũng biết

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là gì?

Hầu hết trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi có thể hiểu rõ những gì bạn đang nói trước khi chúng nói được rõ ràng. Khi lớn hơn, kỹ năng giao tiếp phát triển, trẻ sẽ học được cách diễn đạt cảm xúc của mình thành lời nói.

Nhưng một số trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, chúng sẽ gặp 1 trong 2 trường hợp sau:

Bạn đang xem: Những điều cần biết về hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

  • Rối loạn tiếp thu ngôn ngữ: Không hiểu nghĩa những từ mà chúng nghe và đọc
  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Khó khăn trong việc nói chuyện và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc. Ngay cả với người thân trong gia đình cũng không hiểu trẻ đang muốn nói gì

Tuy nhiên, cũng có trẻ mắc cả hai hội chứng rối loạn cùng một lúc. Những rối loạn như vậy thường được chẩn đoán ở trẻ em trong độ tuổi 3 đến 5 tuổi.

Nguyên nhân gây chứng rối ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân. Hội chứng này thường liên quan đến một vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật như:

  • Rối loạn não bộ chẳng hạn như chứng tự kỷ
  • Gặp chấn thương não hoặc có một khối u não
  • Dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng X hoặc bại não
  • Các vấn đề trong thời kỳ mang thai hoặc khi sinh. Chẳng hạn như dinh dưỡng kém, sinh thiếu tháng, sinh con nhẹ cân, tiếp xúc với rượu và thuốc lá
Trẻ rối loạn ngôn ngữ có nhiều nguyên nhân

Trẻ rối loạn ngôn ngữ có nhiều nguyên nhân

Đôi khi rối loạn ngôn ngữ có liên quan đến gen di truyền. Trường hợp trong gia đình có người tiền sử rối loạn ngôn ngữ, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn bình thường.

Điều quan trọng là bố mẹ không nên quy chụp việc trẻ học nhiều ngôn ngữ là nguyên nhân gây ra rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, một đứa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ có những vấn đề giống nhau ở tất cả các ngôn ngữ.

Các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ thường gặp

Trẻ bị rối loạn khả năng tiếp thu ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc nghe và hiểu ý nghĩa. Điều này bao gồm những lời người khác nói với trẻ hoặc trẻ tự đọc trong sách. Sự khiếm khuyết này gây ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường, do đó bố mẹ cần sớm phát hiện kịp thời.

Những dấu hiệu nhận biết một đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ là:

  • Giảm vốn từ vựng so với những đứa trẻ cùng tuổi
  • Khả năng đặt câu hỏi hạn chế
  • Không biết ghét từ đơn thành một câu để mô tả điều gì đó
  • Ít tương tác, giao tiếp với mọi người xung quanh
  • Thường nói câu không hoàn chỉnh nên không rõ nghĩa
  • Nói các từ sai thứ tự
  • Khi được hỏi thường lặp lại thay vì trả lời
  • Sử dụng thì quá khứ thay vì hiện tại
  • Khó khăn trong việc hiểu những gì mọi người nói, cử chỉ, khái niệm,…
  • Không làm theo được chỉ dẫn
  • Không xác định được đối tượng được gọi tên
Trẻ rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong việc đọc và hiểu nghĩa

Trẻ rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong việc đọc và hiểu nghĩa

Một số triệu chứng được chỉ ra trên đây có thể là những dấu hiệu phát triển ngôn ngữ bình thường. Tuy nhiên, con bạn có thể bị rối loạn ngôn ngữ nếu những triệu chứng này kéo dài và không cải thiện.

Điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Cha mẹ và người chăm sóc là những giáo viên quan trọng nhất trong những năm đầu đời của trẻ. Trẻ em học ngôn ngữ bằng cách lắng nghe người khác nói và bằng cách luyện tập.

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng nhận thấy khi người khác lặp lại và phản ứng lại những tiếng động và âm thanh mà chúng tạo ra. Kỹ năng ngôn ngữ và não bộ của trẻ sẽ trở nên mạnh hơn nếu chúng nghe được nhiều từ khác nhau. Cha mẹ có thể giúp con học theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:

Bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho trẻ để cải thiện khả năng ngôn ngữ

Bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho trẻ để cải thiện khả năng ngôn ngữ

  • Đáp lại những âm thanh đầu tiên, tiếng ọc ọc và cử chỉ mà em bé tạo ra
  • Lặp lại những gì trẻ nói và mô tả chi tiết hơn về từ vựng đó. Chẳng hạn khi trẻ đang chỉ chiếc ô tô, mẹ hãy nói “đây là chiếc ô tô màu xanh, nó rất to, chạy vù vù trên đường”
  • Đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời. Hãy thường xuyên đặt những câu hỏi để trẻ có cơ hội được tương tác, nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Khi trẻ nói, hãy tập trung 100% vào trẻ để khích lệ chúng
  • Dành nhiều thời gian cùng trẻ đọc sách. Khi đọc truyện cho bé, hãy dùng tay chỉ vào hình ảnh hoặc nhân vật đang nhắc tới. Đồng thời mô tả chi tiết về đặc điểm, màu sắc để trẻ gia tăng vốn từ vựng của mình
  • Kể chuyện – Hãy nói cho trẻ những việc mà bạn đã trải qua trong ngày hôm nay. Mặc dù trẻ có thể không hiểu, nhưng việc tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên sẽ giúp trẻ nhanh biết nói và giao tiếp tốt hơn
  • Hát các bài hát và chia sẻ các bài đồng dao. Lựa chọn những bài hát ít lời, lời lặp đi lặp lại cho trẻ dễ thuộc, dễ đọc theo

Trên đây là những thông tin liên quan đến hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Với chia sẻ này, mong rằng bố mẹ có thể sớm phát hiện triệu chứng ở trẻ. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ chậm nói

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!