Trẻ chậm nói

Tìm hiểu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0-8 tuổi

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là sự mong đợi của rất nhiều bậc cha mẹ. Vậy các mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi của trẻ như thế nào? Bí quyết giúp trẻ học ngôn ngữ rất đơn giản sẽ được chúng tôi bật mí dưới đây!

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0-8 tuổi

Dưới đây là một số mốc phát triển ngôn ngữ quan trọng của trẻ trong 8 năm đầu đời. Các bạn có thể theo dõi để kịp thời can thiệp giúp trẻ phát triển toàn diện nhất nhé!

Bạn đang xem: Tìm hiểu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0-8 tuổi

Trẻ từ 3-12 tháng

Trong giai đoạn này, em bé của bạn rất có thể sẽ thủ thỉ và cười, chơi đùa với âm thanh và bắt đầu giao tiếp bằng các cử chỉ như vẫy tay. Bập bẹ là một giai đoạn phát triển quan trọng trong năm đầu tiên. Bập bẹ thường được theo sau bởi ‘giai đoạn biệt ngữ’, giai đoạn mà trẻ có thể như đang nói hoặc đang trò chuyện.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này những âm thanh trẻ phát ra không có ý nghĩa gì cả. Những từ đầu tiên sẽ bắt đầu vào khoảng 12 tháng. Nếu bé không nói bập bẹ và không sử dụng cử chỉ sau 12 tháng hãy đưa trẻ đến gặp chuyên gia để được tư vấn.

Trẻ 12-18 tháng

Ở độ tuổi này, trẻ thường nói những từ đầu tiên có ý nghĩa. Ví dụ như trẻ nói baba, lúc này trẻ đang gọi bố. Trong những tháng tiếp theo, trẻ sẽ tiếp tục bổ sung nhiều từ vựng hơn. Trẻ có thể hiểu hơn những gì trẻ nói và cũng có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản.

sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

Ở độ tuổi này, trẻ thường nói những từ đầu tiên có ý nghĩa

Trẻ 18 tháng đến 2 tuổi

Trong năm thứ 2, vốn từ vựng của trẻ đã được phát triển và chúng sẽ bắt đầu ghép 2 từ lại với nhau thành những câu ngắn. Trẻ sẽ hiểu phần lớn những gì bạn nói và bạn có thể hiểu những gì trẻ nói với bạn.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ rất khác nhau, nhưng nếu trẻ không nói được một số từ vào khoảng 18 tháng, hãy gặp bác sĩ chuyên gia để thăm khám và tư vấn sức khỏe cho trẻ càng sớm càng tốt. 

Trẻ 2-3 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ có thể nói được những câu dài hơn, phức tạp hơn và càng ngày càng giỏi trong việc nói đúng từ. Trẻ có thể chơi và nói chuyện cùng một lúc. Người lạ có thể hiểu gần hết những gì trẻ nói khi trẻ được 3 tuổi.

Trẻ 3-5 năm

Bạn có thể mong đợi những cuộc trò chuyện dài hơn, trừu tượng hơn và phức tạp hơn ở giai đoạn này. Ví dụ như trẻ có thể nói những điều này: Lớn lên con sẽ biến thành quả dưa hấu vì con nuốt hạt dưa hấu phải không?

Trẻ 5-8 tuổi

Trong những năm đầu đi học, trẻ sẽ được học nhiều từ hơn và bắt đầu hiểu cách phát âm trong ngôn ngữ. Trẻ sẽ biết kể chuyện giỏi hơn, xây dựng các kiểu câu tốt hơn. Những kỹ năng này cho phép trẻ chia sẻ ý kiến, quan điểm cá nhân. Đến khi trẻ 8 tuổi, trẻ có thể trò chuyện như người lớn.

Hãy khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ bằng 5 cách sau

Cách tốt nhất để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đó là nói chuyện thường xuyên với trẻ về những điều mà trẻ quan tâm. Dưới đây là 5 cách giúp phát triển ngôn ngữ ở trẻ bạn có thể tham khảo.

Thường xuyên nói chuyện với trẻ

Việc nói chuyện với trẻ hàng ngày, sẽ giúp trẻ cảm thấy gần gũi, được yêu thương, quan tâm. Khi thấy trẻ bập bẹ, hay bập bẹ lại để trẻ cảm thấy vui vẻ vì được giao tiếp với cha mẹ.

Việc trò chuyện hàng ngày là cách giúp trẻ tăng lượng từ mà trẻ nghe được. Bạn có thể nói chuyện khi nấu ăn, kể những bước chuẩn bị đồ ăn, hay khi gấp quần áo – đây là chìa khóa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Việc trò chuyện hàng ngày là cách giúp trẻ tăng lượng từ mà trẻ nghe được

Việc trò chuyện hàng ngày là cách giúp trẻ tăng lượng từ mà trẻ nghe được

Đọc truyện cho trẻ

Đọc và chia sẻ nhiều câu chuyện cho trẻ nghe là phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Khi đọc cho phép trẻ nghe các từ trong các ngữ cảnh khác nhau, giúp việc học ý nghĩa hơn và trẻ cũng hiểu được chức năng của các từ vựng.

Cho trẻ đi học

Cho trẻ đến lớp cũng là một cách để trẻ giao lưu với bạn bè, trẻ sẽ mạnh dạn hơn. Đồng thời, trong quá trình tiếp xúc với cô giáo, bạn bè cùng lớp trẻ sẽ học được rất nhiều từ vựng, tăng khả năng nói chuyện hơn. Việc này rất có ý nghĩa đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. 

Cho trẻ đến lớp cũng là một cách để trẻ giao lưu với bạn bè, trẻ sẽ mạnh dạn hơn

Cho trẻ đến lớp cũng là một cách để trẻ giao lưu với bạn bè, trẻ sẽ mạnh dạn hơn

Hát cho bé nghe

Ca hát là một hoạt động vui nhộn bạn có thể thực hiện cùng bé. Nó sẽ giúp ích cho trẻ tiếp cận với nhiều từ vựng, ngôn ngữ thông qua lời bài hát. Bạn có thể sử dụng cách này để trẻ giới thiệu cho bé về các danh từ, tính từ và động từ. 

Hoàn thành câu

Với hoạt động đơn giản này sẽ giúp trẻ hoàn thành được một câu có nghĩa hoàn chỉnh. Ví dụ trẻ muốn uống sữa, bạn có thể hỏi: Con có muốn uống sữa không?”. Sau đó, khuyến khích trẻ trả lời bằng một câu hoàn chỉnh. Điều này giúp trẻ biết cách sắp xếp từ và tạo thành một câu mạch lạc, có ý nghĩa. Bên cạnh đó, cũng giúp trẻ thể hiện được suy nghĩ, mong muốn và tăng cường sự tự tin cho trẻ. 

Trên đây là những mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và cách khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ các bậc cha mẹ có thể yên tâm áp dụng. Hy vọng những thông tin này giúp trẻ phát triển và hoàn thiện kỹ năng bản thân thật tốt.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ chậm nói

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!