Trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói đơn thuần có đáng lo như mẹ nghĩ không

Tình trạng trẻ chậm nói ngày càng phổ biến hơn trong xã hội hiện đại và trở thành mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh. Theo nghiên cứu, có tới 60% trẻ em chậm nói, trong đó 40% là do tự kỷ. Điều này càng khiến cha mẹ lo lắng, không biết trẻ chậm nói đơn thuần hay do bệnh lý. Để giải đáp những băn khoăn của cha mẹ, bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin đầy đủ nhất cho mẹ!

Thế nào là trẻ chậm nói đơn thuần?

Trẻ chậm nói đơn thuần là những bé có vốn từ ngữ ít ỏi, không thể diễn tả được những suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, trẻ có khả năng hiểu được ý nghĩa câu nói của mọi người xung quanh và có thể làm theo những yêu cầu đơn giản. Có thể thấy bé muốn giao tiếp, muốn được nói chuyện nhưng không biết cách diễn đạt hoặc chỉ bập bẹ được 1 vài từ.

Mặc dù hạn chế về ngôn ngữ nhưng mọi hoạt động về thể chất và tinh thần của trẻ hoàn toàn bình thường. Chính vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng vì nếu có những biện pháp hỗ trợ đúng đắn, tình trạng này ở trẻ sẽ được cải thiện dễ dàng.

Bạn đang xem: Trẻ chậm nói đơn thuần có đáng lo như mẹ nghĩ không

Trong trường hợp trẻ chậm nói kèm những dấu hiệu bất thường như không hiểu lời nói của người khác, nói những câu vô nghĩa không phù hợp hoàn cảnh, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên có nhiều hành động bất thường, không thích tiếp xúc với mọi người xung quanh, thích chơi một mình,… Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn để có biện pháp can thiệp sớm.

Thế nào là trẻ chậm nói đơn thuần

Thế nào là trẻ chậm nói đơn thuần

Lý giải nguyên nhân trẻ bị chậm nói đơn thuần

Trẻ bị chậm nói đơn thuần có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

Môi trường sống

Môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hình thành ngôn ngữ của trẻ. Trẻ sống trong môi trường giao tiếp nhiều phần lớn sẽ nhanh nói hơn trẻ trong môi trường ít giao tiếp.

Điều đáng lo ngại là trong xã hội ngày nay, mọi người đều tất bật kiếm tiền, không có nhiều thời gian dành cho con, khiến giao tiếp giữa bố mẹ và trẻ gặp nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ trẻ chậm nói ngày càng cao.

Bên cạnh đó, việc trẻ xem ti vi, điện thoại thường xuyên cũng sẽ khiến con thụ động và giảm sự tương tác với những người xung quanh. Lâu dần, trẻ sẽ lười nói và có thể mất khả năng giao tiếp.

Yếu tố tâm lý

Trong quá trình phát triển của trẻ, nếu chẳng may bé gặp phải cú shock tâm lý lớn như cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, hay bị đánh mắng sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái lo sợ, cảnh giác với những người xung quanh,…

Điều này sẽ làm cho trẻ khép mình lại, sợ hãi khi tiếp xúc với người khác và không muốn giao tiếp với ai.

Một trường hợp tâm lý khác có thể do trẻ được nuông chiều quá mức, mọi người sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của bé dù con chỉ đòi một chút mà không cần nói ra. Lâu dần sẽ khiến trẻ lười nói, vì biết không nói cũng không sao cả.

Yếu tố bệnh lý

Trẻ chậm nói đơn thuần còn vì nguyên nhân bệnh lý. Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch, dây hãm ngắn,… Bên cạnh đó, trẻ có vấn đề về thính giác như khả năng nghe kém cũng làm cho trẻ chậm nói.

Ngoài ra, trẻ bị bại não, tổn thương não ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tập trung, khả năng ngôn ngữ,… cũng có thể gây ra tình trạng chậm nói.

Lý giải nguyên nhân trẻ chậm nói đơn thuần

Lý giải nguyên nhân trẻ bị chậm nói đơn thuần

5 giải pháp “bỏ túi” cho trẻ chậm nói đơn thuần

Để hỗ trợ con, cha mẹ cần có những cách phù hợp để giúp con nhanh nói hơn. Dưới đây là 5 giải pháp được chuyên gia đánh giá cao nhằm cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Dành nhiều thời gian chơi cùng con

Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ cũng nên dành thời gian hàng ngày để chơi cùng bé. Điều này không những giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của gia đình, mà còn giúp bé tăng khả năng giao tiếp. Khi đã cảm nhận được sự thoải mái, an toàn, bé sẽ phá bỏ mọi rào cản để cố gắng thể hiện suy nghĩ của mình bằng lời nói.

Cha mẹ cũng nên tìm hiểu sở thích của bé, xem bé muốn chơi gì, muốn làm gì nhất rồi gợi mở, gây sự chú ý của con. Từ đó sẽ giúp bé thấy hứng thú, vui vẻ và cởi mở hơn.

Chủ động trò chuyện với trẻ

Cha mẹ hãy tìm cách bắt chuyện với bé, tỉ tê nói chuyện, tâm sự với con cũng là cách giúp trẻ nhanh nói hơn. Bạn chỉ cần kể xem ngày hôm nay của mình thế nào, mình đã làm gì, hay đơn giản là giới thiệu cho bé việc mình đang làm như nấu cơm, dọn dẹp,… Điều này sẽ giúp bé tăng vốn từ vựng và học cách lắng nghe.

Cha mẹ cũng nên điều chỉnh cách giao tiếp với con. Khi bé đang tập nói, bạn nên lựa chọn những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để diễn đạt, giúp trẻ bắt chước dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên đọc sách hoặc hát cho bé nghe. Hãy chọn những loại sách màu sắc đa dạng, hình ảnh sinh động, phù hợp với lứa tuổi của trẻ để kích thích sự hứng thú của con.

Bạn cũng nên hát những bài hát tươi sáng, lời đơn giản và hát cho bé nghe mỗi ngày. Khi đã quen dần, bé sẽ bắt chước và hát theo đấy!

5 giải pháp “bỏ túi” cho trẻ chậm nói đơn thuần

5 giải pháp “bỏ túi” cho trẻ chậm nói đơn thuần

Tạo môi trường cho trẻ học nói

Trẻ sẽ chẳng thể học nói được dễ dàng nếu cứ giữ khư khư con ở nhà. Cha mẹ nên cho bé ra ngoài giao lưu với các bạn cùng trang lứa nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp của con. Đồng thời sẽ giúp trẻ bạo dạn hơn với những mối quan hệ mới.

Khi trẻ đã đủ tuổi đến lớp, mẹ hãy cho trẻ đi học vì ở lớp, con sẽ được tiếp xúc với nhiều bạn cùng tuổi và được tham gia nhiều hoạt động. Con sẽ vui hơn, nhanh nhẹn, cởi mở và có nhiều cơ hội để giao tiếp hơn.

Trò chuyện bằng những ký hiệu

Khi trẻ chưa biết nói, cha mẹ có thể dạy con dùng ngôn ngữ ký hiệu. Việc giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ ký hiệu không chỉ giúp cha mẹ hiểu được con muốn gì và đang có vấn đề gì, mà còn có lợi cho việc phát triển ngôn ngữ sau này.

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sự phát triển trí não của trẻ. Mẹ chớ nên bỏ qua những thực phẩm chứa nhiều Omega 3, Omega 6, các loại vitamin và khoáng chất. Vì đây là những yếu tố góp phần hình thành não bộ, giúp tăng khả năng nhận thức, ghi nhớ và khả năng ngôn ngữ của trẻ.

???????????? 12 phương pháp dạy trẻ chậm nói từ chuyên gia

Việc hình thành ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ nhỏ là một quá trình lâu dài. Vì thế, cha mẹ hãy kiên nhẫn, bình tĩnh để giúp con học nói, đặc biệt là trẻ chậm nói đơn thuần. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức về tình trạng bệnh của trẻ và có những phương pháp để giúp bé nhanh nói hơn nhé!

Cụm từ tìm kiếm nhiều: trẻ chậm nói đơn thuần có biểu hiện gi, dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ chậm nói

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!