Lớp 5

Tập làm văn lớp 4: Dàn ý Tả cây nhãn (3 mẫu) – Văn mẫu 5

Tập làm văn lớp 4: Dàn ý Tả cây nhãn gồm 3 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 4 nắm được cấu trúc, nhanh chóng triển khai thành bài văn tả cây ăn quả thật hay.

Tả cây nhãn

Bạn đang xem: Tập làm văn lớp 4: Dàn ý Tả cây nhãn (3 mẫu) – Văn mẫu 5

Lập dàn ý tả cây nhãn lớp 4, các em có thể miêu tả theo từng thời kì phát triển hoặc tả từng bộ phận như thân, cành, lá, hoa, quả. Bên cạnh đó, có thể tham khảo dàn ý tả cây bàng, tả cây phượng. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Dàn ý Tả cây nhãn trong vườn nhà em

I. Mở bài:

* Giới thiệu miêu tả cây nhãn.

  • Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.
  • Những cây nhãn này đã được 11 tuổi.

II. Thân bài:

* Tả cây nhãn theo thời kì

  • Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.
  • Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.
  • Hè về, từng chùm hoa vàng ươm, li ti đậu kín vòm cây.
  • Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.
  • Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành chen kín cả cây.
  • Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.
  • Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.

III: Kết bài

  • Quả nhãn ngọt và thơm.
  • Mỗi khi đến mùa nhãn, em đều nhớ về ngoại.

Lập dàn ý Tả cây nhãn

a) Mở bài: Giới thiệu cây nhãn mà em muốn miêu tả

b) Thân bài:

– Tả khái quát cây nhãn:

  • Cây nhãn hiện bao nhiêu năm tuổi? Có được xem là một cây nhãn già chưa?
  • Cây nhãn được trồng ở đâu? Do ai trồng và chăm sóc?
  • Cây nhãn cao khoảng bao nhiêu mét? Tán lá có rộng không? Bao phủ được một khoảng diện tích như thế nào?

– Tả chi tiết cây nhãn:

  • Rễ cây có to không? Đâm sâu vào lòng đất hay ngắn ngủn? Rễ có phần nào trồi lên mặt đất không? Tác dụng của bộ rễ đó đối với cây?
  • Thân cây có đường kính khoảng bao nhiêu người ôm? Mọc thẳng hay mọc nghiêng? Lớp vỏ của thân cây có màu sắc và đặc điểm như thế nào? Khi sờ vào có cảm giác ra sao?
  • Cây có bao nhiêu cành chính? Từ cành chính có nhiều cành phụ, cành con mọc ra không? Chúng mọc đan xen tạo hiệu ứng như thế nào?
  • Lá cây nhãn có hình dáng, màu sắc, độ dày như thế nào? Lá nhãn khi non có màu gì, khi đã già thì chuyển sang màu gì?
  • Cây nhãn ra hoa vào mùa nào? Hoa nhãn có hình dáng, màu sắc như thế nào? Mọc thành chùm hay mọc lẻ tẻ?
  • Sau bao lâu thì hoa nhãn kết quả? Quả nhãn có hình dáng như thế nào? Lúc nhỏ có màu sắc, kích thước ra sao?
  • Khoảng bao lâu thì nhãn lớn lên và chín? Khi chín quả nhãn lớn như thế nào? Màu sắc và hương vị khi ăn ra sao?

– Tả hoạt động của con người với cây nhãn:

  • Việc mà em thường làm để chăm sóc cho cây nhãn
  • Những hoạt động vui chơi mà em cùng bạn bè, anh chị thực hiện cạnh cây nhãn
  • Hoạt động thu hoạch nhãn khi vào mùa

c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây nhãn.

Dàn ý tả cây nhãn hay nhất

1. Mở bài: Giới thiệu cây ăn quả định tả

  • Cây được trồng ở đâu?
  • Cây do ai trồng? Trồng bao lâu rồi?
  • Nêu đặc điểm nổi bật của cây ăn quả

2. Thân bài

a. Tả bao quát: Nhìn từ xa:

  • Trông cây thế nào? (người khổng lồ, ô xanh mát rượi,… )

b. Tả chi tiết:

  • Rễ: chồi lên mặt đất,…
  • Thân: ram ráp, màu nâu xỉn, to bằng vòng tay ôm của ai?
  • Cành cây: chĩa ra tứ phía, xòe như gọng ô, tầng tầng lớp lớp tán lá um tùm,…
  • Lá: thon dài, màu xanh sẫm,…
  • Hoa: màu trắng vàng, có nhiều cánh dài như đuôi cáo, hương thơm ngát,…
  • Quả: khi còn non, màu nâu nhạt; khi chín, màu nâu đậm; kết thành chùm, mùi vị thế nào? Vị ngọt của nhãn gợi em đến công sức vun trồng của ai? Ngắm nhìn cây, em nhớ đến những kỉ niệm nào? Với ai?
  • Cây nhãn mang lại lợi ích gì cho gia đình em?

3. Kết bài:

  • Tình cảm của em đối với cây nhãn.
  • Việc chăm sóc của bản thân em với cây.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!