Lớp 6

Toán 6 Bài 16: Phép nhân số nguyên

Toán 6 Bài 16: Phép nhân số nguyên giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập, trả lời các câu hỏi Luyện tập, Vận dụng, cũng như các bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 trang 70, 71, 72 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Với toàn bộ lời giải chi tiết trong bài viết dưới đây, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 16 Chương III. Vậy mời các em cùng theo dõi để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp, cũng như các bài tập cô giáo giao về nhà:

Bạn đang xem: Toán 6 Bài 16: Phép nhân số nguyên

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Luyện tập và Vận dụng

Luyện tập 1

1. Thực hiện các phép nhân sau:

a) (-12).12

b)137. (-15)

2. Tính nhẩm 5. (-12)

Gợi ý đáp án:

1) a) (-12).12 = – (12.12) = -144

b) 137. (-15) = – (137.15) = – 2 055

2) 5. (-12) = – (5.12) = – 60

Vận dụng

Sử dụng phép nhân hai số nguyên khác dấu để giải bài toán mở đầu.

Để quản lí chi tiêu cá nhân, bạn Cao dùng số nguyên âm để ghi vào sổ tay các khoản chi của mình. Cuối tháng, bạn Cao thấy trong sổ có ba lần ghi – 15 000 đồng. Trong ba lần ấy, bạn Cao đã chi tất cả bao nhiêu tiền?

Em có thể giải bài toán trên mà không dùng phép cộng các số âm hay không?

Gợi ý đáp án:

Do cuối tháng, bạn Cao thấy trong sổ có ba lần ghi – 15 000 đồng

=> Trong ba lần đó bạn Cao đã chi tất cả số tiền là:

(-15 000). 3 = – (15 000. 3) = – 45 000 (đồng)

Vậy Cao đã chi tất cả 45 000 đồng.

Luyện tập 2

Thực hiện các phép nhân sau:

a) (-12).(-12)            b) (-137).(-15)

Gợi ý đáp án:

a) (-12).(-12) = 12. 12 = 144

b) (-137).(-15) = 137. 15 = 2 055

Luyện tập 3

a) Tính giá trị của tích P = 3. (- 4). 5. (- 6).

b) Tích P sẽ thay đổi thế nào nếu ta đổi dấu tất cả các thừa số?

Tính 4. (-39) – 4. (-14).

Gợi ý đáp án:

1)

a) P = 3. (- 4). 5. (- 6)

= 3. (- 6). (- 4). 5 —> Tính chất giao hoán

= [3. (- 6)]. [(- 4). 5] —> Tính chất kết hợp

= [- (3. 6)]. [- (4. 5)]

= (- 18). (- 20)

= 18. 20

= 360

b) Nếu ta đổi dấu tất cả các thừa số, ta có:

P= (- 3). 4. (- 5). 6 = [(- 3). (- 5)]. [4. 6] = 3. 5. 4. 6 = (3. 6). (5. 4) = 18. 20 = 360

Nên P = P

Do đó tích P không thay đổi.

2)

4. (-39) – 4. (-14)

= 4. [-39 – (- 14)] —> Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ

= 4. (- 39 + 14)

= 4. [- (39 – 14)]

= 4. (-25)

= – (4. 25)

= – 100

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 72 tập 1

Bài 3.32

Nhân hai số khác dấu:

a) 24.(-25)

b) (-15).12

Gợi ý đáp án:

a) 24.(-25) = -600

b) (-15).12 = -180

Bài 3.33

Nhân hai số cùng dấu:

a) (-298).(-4)

b) (-10).(-135)

Gợi ý đáp án:

a) (-298).(-4) = 1 192

b) (-10).(-135) = 1 350

Bài 3.34

Một tích nhiều thừa số sẽ mang dấu âm hay dương nếu trong tích đó có:

a) Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đầu dương?

b) Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

Gợi ý đáp án:

a) Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đầu dương thì tích mang dấu âm.

b) Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương thì tích mang dấu dương.

Bài 3.35

Tính một cách hợp lí:

a) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019)

b) (-3).(-17) + 3.(120 – 17)

Gợi ý đáp án:

a) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019) = 4.(1 930 + 2 019 – 2 019) = 4.1 930 = 7 720

b) (-3).(-17) + 3.(120 – 17) = 3.17 + 3.(120 – 17) = 3.(17 + 120 – 17) = 3.120 = 360

Bài 3.36

Cho biết tích của hai số tự nhiên n và m là 36. Mỗi tích n.(-m) và (-n).(-m) bằng bao nhiêu?

Gợi ý đáp án:

n(-m) = -(n.m) = -36

(-n).(-m) = n.m = 36

Bài 3.37

Tính giá trị của biểu thức sau một cách hợp lí:

a) (-8).72 + 8.(-19) – (-8)

b) (-27).1011 – 27.(-12) + 27.(-1)

Gợi ý đáp án:

a) (-8).72 + 8.(-19) – (-8)

= (-8).72 + (-8).19 – (-8)

= (-8).(72 + 19 – 1)

= (-8).90 = -720

b) (-27).1011 – 27.(-12) + 27.(-1)

= 27.(-1011) – 27(-12) + 27.(-1)

= 27.(-1011 + 12 – 1)

= 27.(-1000) = -27000

Bài 3.38

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như hình 3.19. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Vòng 10 điểm 7 điểm 3 điểm -1 điểm -3 điểm
An 1 2 0 1 1
Bình 2 0 1 0 2
Cường 0 3 1 1 0

Bài 3.38

Hỏi trong ba bạn, bạn nào đạt điểm cao nhất?

Gợi ý đáp án:

Số điểm của An là: 10.1 + 2.7 + 1.(-1) + 1.(-3) = 20

Số điểm của Bình là: 2.10 + 1.3 + 2.(-3) = 17

Số điểm của Cường là: 3.7 + 1.3 + 1.(-1) = 23

Vậy bạn Cường đạt điểm cao nhất

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!