Giải bài tập

Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 72 SGK Sinh học 12 Nâng cao – Nêu những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể. Những biến đổi này có được di truyền không ?

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 72 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Hãy phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ cụ thể. Từ đó rút ra được những kết luận gì?; Nêu những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể. Những biến đổi này có được di truyền không ?

Câu 1: Hãy phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ cụ thể. Từ đó rút ra được những kết luận gì?

Bạn đang xem: Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 72 SGK Sinh học 12 Nâng cao – Nêu những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể. Những biến đổi này có được di truyền không ?

Cây hoa anh thảo (Primula sinensis) có giống hoa đỏ với kiểu gen AA và giống hoa trắng có kiểu gen aa. Khi đem cây thuộc giống hoa đỏ thuần chủng trồng ở 35oC thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này trồng ở 20oC lại cho hoa màu đỏ. Trong khi đó giống hoa trắng trồng ở 20o C hay 35°C đều chỉ ra hoa màu trắng.

Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.


 Câu 2 : Nêu những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể. Những biến đổi này có được di truyền không ?

Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau. Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường. Thường biến không do những biến đổi trong kiểu gen nên không di truyền. Tuy nhiên, nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường.


Câu 3: Nêu những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến. Làm thế nào để biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến?

Những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

Thường biến

Đột biến

–    Biến đổi kiểu hình không liên quan với biến đổi kiểu gen.

–   Mang tính đồng loạt, theo hướng xác định thích ứng với môi trường.

–  Thường có lợi.

–   Không di truyền được.

–   Biến đổi kiểu gen đưa đến biến đổi kiểu hình.

–   Mang tính cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng.

–  Thường có hại

–  Di truyền được.


Câu 4: Vận dụng khái niệm “mức phản ứng” để phân tích vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất trong việc tăng năng suất vật nuôi và cây trồng.

Kiểu gen quy định khả năng về năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng. Kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của một giống trong mức phản ứng do kiểu gen quy định. Năng suất (bao gồm các tính trạng số lượng cấu thành năng suất) là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật. Có giống tốt mà nuôi trồng không đúng kĩ thuật sẽ không phát huy hết tiềm năng của giống. Ngược lại, khi đã đáp ứng yêu cầu kĩ thuật sản xuất mà muốn vượt giới hạn của giống cũ thì phải đổi giống, cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới.


Câu 5: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Tỉ lệ phân tính 1 :1 ở F1 và F2 giống nhau ở lai thuận và lai nghịch diễn ra ở những phương thức di truyền nào?

A. Di truyền liên kết giới tính.

B. Di truyền tế bào chất.

C. Di truyền tính trạng do gen trên NST thường quy định.

D. Ảnh hưởng của giới tính.

Đáp án D. Ảnh hưởng của giới tính.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giải bài tập

[toggle title=”Xem thêm Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 72 SGK Sinh học 12 Nâng cao – Nêu những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể. Những biến đổi này có được di truyền không ?” state=”close”]Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 72 SGK Sinh học 12 Nâng cao. Hãy phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ cụ thể. Từ đó rút ra được những kết luận gì?; Nêu những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể. Những biến đổi này có được di truyền không ?

Câu 1: Hãy phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ cụ thể. Từ đó rút ra được những kết luận gì?

Cây hoa anh thảo (Primula sinensis) có giống hoa đỏ với kiểu gen AA và giống hoa trắng có kiểu gen aa. Khi đem cây thuộc giống hoa đỏ thuần chủng trồng ở 35oC thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này trồng ở 20oC lại cho hoa màu đỏ. Trong khi đó giống hoa trắng trồng ở 20o C hay 35°C đều chỉ ra hoa màu trắng.

Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.


 Câu 2 : Nêu những biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể. Những biến đổi này có được di truyền không ?

Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau. Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường. Thường biến không do những biến đổi trong kiểu gen nên không di truyền. Tuy nhiên, nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường.


Câu 3: Nêu những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến. Làm thế nào để biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến?

Những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.

Thường biến

Đột biến

–    Biến đổi kiểu hình không liên quan với biến đổi kiểu gen.

–   Mang tính đồng loạt, theo hướng xác định thích ứng với môi trường.

–  Thường có lợi.

–   Không di truyền được.

–   Biến đổi kiểu gen đưa đến biến đổi kiểu hình.

–   Mang tính cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng.

–  Thường có hại

–  Di truyền được.


Câu 4: Vận dụng khái niệm “mức phản ứng” để phân tích vai trò của giống và kĩ thuật sản xuất trong việc tăng năng suất vật nuôi và cây trồng.

Kiểu gen quy định khả năng về năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng. Kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của một giống trong mức phản ứng do kiểu gen quy định. Năng suất (bao gồm các tính trạng số lượng cấu thành năng suất) là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật. Có giống tốt mà nuôi trồng không đúng kĩ thuật sẽ không phát huy hết tiềm năng của giống. Ngược lại, khi đã đáp ứng yêu cầu kĩ thuật sản xuất mà muốn vượt giới hạn của giống cũ thì phải đổi giống, cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới.


Câu 5: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Tỉ lệ phân tính 1 :1 ở F1 và F2 giống nhau ở lai thuận và lai nghịch diễn ra ở những phương thức di truyền nào?

A. Di truyền liên kết giới tính.

B. Di truyền tế bào chất.

C. Di truyền tính trạng do gen trên NST thường quy định.

D. Ảnh hưởng của giới tính.

Đáp án D. Ảnh hưởng của giới tính.

[/toggle]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!