Giải bài tập

Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 148 Sách môn Sinh 12 Nâng cao – Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 148 SGK Sinh học lớp  12 Nâng cao.  Sự ra đời của thuyết tiến hoá tổng hợp dựa trên cơ sở nào? ; Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

Câu 1: Sự ra đời của thuyết tiến hoá tổng hợp dựa trên cơ sở nào?

Bạn đang xem: Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 148 Sách môn Sinh 12 Nâng cao – Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

Thuyết tiến hoá tổng hợp là sự tổng hợp các thành tựu lí thuyết trong nhiều lĩnh vực sinh học như phân loại học, cổ sinh vật học, sinh thái học, học thuyết về sinh quyển, đặc biệt là di truyền học quần thể.

Sau khi được hình thành, thuyết tiến hoá tổng hợp tiếp tục được phát triển. Đặc biệt những thành tựu của sinh học phân tử đã tạo điều kiện bổ sung thuyết tiến hoá tổng hợp. Thuyết tiến hoá tổng hợp đã làm sáng tỏ cơ chế tiến hoá.


Câu 2: Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

Vấn đề

Tiến hoá nhỏ

Tiến hoá lớn

 Nội dung

Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới.

Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.

Quy mô, Thời gian

Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.

Quy mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài.

Phương thức nghiên cứu

Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Thường nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng.


Câu 3: Vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở?

Quần thể có đặc điểm: là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất, là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ. Vì vậy quần thể thỏa mãn các điều kiện là đơn vị tiến hóa cơ sở:

– Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian

– Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.

– Tồn tại thực trong tự nhiên.


Câu 4: Nêu luận điểm cơ bản trong thuyết tiến hoá bằng những đột biến trung tính của Kimura. Thuyết này có phủ nhận thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên?

Kimura đề ra thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính (đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại), nghĩa là sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Tác giả cho rằng, đó là một nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp phân tử.

M. Kimura, đặc biệt nhấn mạnh thuyết này đề cập tới sự tiến hoá ở cấp phân tử và chỉ bổ sung cho thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên.


Câu 5: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hoá nhỏ?

A. Diễn ra trong phạm vi của loài, với quy mô nhỏ.

B. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn

C. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài.

Đáp án D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giải bài tập

[toggle title=”Xem thêm Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 148 Sách môn Sinh 12 Nâng cao – Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.” state=”close”]Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 148 SGK Sinh học lớp  12 Nâng cao.  Sự ra đời của thuyết tiến hoá tổng hợp dựa trên cơ sở nào? ; Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

Câu 1: Sự ra đời của thuyết tiến hoá tổng hợp dựa trên cơ sở nào?

Thuyết tiến hoá tổng hợp là sự tổng hợp các thành tựu lí thuyết trong nhiều lĩnh vực sinh học như phân loại học, cổ sinh vật học, sinh thái học, học thuyết về sinh quyển, đặc biệt là di truyền học quần thể.

Sau khi được hình thành, thuyết tiến hoá tổng hợp tiếp tục được phát triển. Đặc biệt những thành tựu của sinh học phân tử đã tạo điều kiện bổ sung thuyết tiến hoá tổng hợp. Thuyết tiến hoá tổng hợp đã làm sáng tỏ cơ chế tiến hoá.


Câu 2: Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

Phân biệt tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

Vấn đề

Tiến hoá nhỏ

Tiến hoá lớn

 Nội dung

Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới.

Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.

Quy mô, Thời gian

Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.

Quy mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài.

Phương thức nghiên cứu

Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Thường nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng.


Câu 3: Vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở?

Quần thể có đặc điểm: là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất, là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ. Vì vậy quần thể thỏa mãn các điều kiện là đơn vị tiến hóa cơ sở:

– Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian

– Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.

– Tồn tại thực trong tự nhiên.


Câu 4: Nêu luận điểm cơ bản trong thuyết tiến hoá bằng những đột biến trung tính của Kimura. Thuyết này có phủ nhận thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên?

Kimura đề ra thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính (đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại), nghĩa là sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Tác giả cho rằng, đó là một nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp phân tử.

M. Kimura, đặc biệt nhấn mạnh thuyết này đề cập tới sự tiến hoá ở cấp phân tử và chỉ bổ sung cho thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên.


Câu 5: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hoá nhỏ?

A. Diễn ra trong phạm vi của loài, với quy mô nhỏ.

B. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn

C. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài.

Đáp án D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài.

[/toggle]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!