Giải bài tập

Giải Bài 6. Phép vị tự: Giải bài 31, 32, 33 trang 31, 32 Hình học 11 Nâng cao

Giải bài 31, 32, 33 trang 31, 32 – Bài 6. Phép vị tự SGK Hình học 11 Nâng cao. Câu 31: Chứng tỏ rằng nếu phép đồng dạng F biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’  thì trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt biến thành trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác A’B’C’

Câu 31. Chứng tỏ rằng nếu phép đồng dạng F biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt biến thành trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác A’B’C’

Giải 

Bạn đang xem: Giải Bài 6. Phép vị tự: Giải bài 31, 32, 33 trang 31, 32 Hình học 11 Nâng cao

Gọi D là trung điểm của đoạn thẳng BC thì phép đồng dạng F biến điểm D thành trung điểm D’ của đoạn thẳng B’C’, và vì thế trung tuyến AD của tam giác ABC biến thành trung tuyến A’D’ của tam giác A’B’C’. Đối với các đường trung tuyến còn lại cũng vậy

Vì trọng tâm tam giác là giao điểm của các đường trung tuyến nên trọng tâm tam giác ABC biến thành trọng tâm tam giác A’B’C’

Gọi AH là đường cao của tam giác ABC (H ∈ BC)

Khi đó phép đồng dạng F biến thành đường thẳng AH thành đường thẳng A’H’

Vì AH ⊥ BC nên A’H ⊥ B’C’, nói cách khác A’H’ là đường cao của tam giác A’B’C’. Đối với các đường cao khác cũng thế

Vì trực tâm tam giác là giao điểm của các đường cao nên trực tâm tam giác ABC biến thành trực tâm tam giác A’B’C’

Nếu điểm O biến thành điểm O’ thì O’A’ = O’B’ = O’C’ = kOA = kOB = kOC, do đó O’ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác A’B’C’


Câu 32. Chứng tỏ rằng các đa giác đều có cùng số cạnh thì đồng dạng với nhau

Giải 

Giả sử cho n-giác đều A1A2…An và B1B2…Bn có tâm lần lượt là O và O’

Đặt \(k = {{{B_1}{B_2}} \over {{A_1}{A_2}}} = {{O'{B_1}} \over {O{A_1}}}\) .

Gọi V là phép vị tự tâm O, tỉ số k và  C1C2…Cn  là ảnh của đa giác A1A2…An qua phép vị tự V

Hiển nhiên C1C2…Cncũng là đa giác đều và vì \({{{C_1}{C_2}} \over {{A_1}{A_2}}} = k\) nên C1C2 = B1B2

Vậy hai n-giác đều C1C2…Cn và B1B2…Bn có cạnh bằng nhau, tức là có phép dời hình D biến C1C2…Cn thành B1B2…Bn

Nếu gọi F là phép hợp thành của V và D thì F là phép đồng dạng biến A1A2…An thành B1B2…Bn

Vậy hai đa giác đều đó đồng dạng với nhau


Câu 33. Dựng tam giác ABC nếu biết hai góc \(\widehat B = \beta ,\,\,\,\,\widehat C = \gamma \) và một trong các yếu tố sau:

b. Đường cao trung tuyến AM = m

c. Bán kính R của đường tròn ngoại tiếp

Giải 

Ta chú ý rằng có thể dựng rất nhiều tam giác ABC với hai góc B và C bằng hai góc β và γ đã cho, nhưng các tam giác đó đều đồng dạng với nhau

Vậy ta chỉ cần  chọn trong các tam giác thỏa mãn các điều kiện về yếu tố thứ ba đã cho

Ta suy cách dựng:

a. Dựng tam giác AB’C’ có hai góc B’ và C’ lần lượt bằng β và γ. Cụ thể như sau:

Dựng đoạn thẳng B’C’ tùy ý

Trên một nửa mặt phẳng có bờ B’C’ dựng tia B’x và C’y sao cho \(\widehat {xB’C’} = \beta \) và \(\widehat {yC’B’} = \gamma \)

Hai tia đó cắt nhau tại A và ta có tam giác AB’C’

Dựng đường cao AH’ của tam giác AB’C’

Nếu AH’ = h thì AB’C’ là tam giác cần dựng

Nếu AH’ ≠ h thì trên tia AH’, ta lấy điểm H sao cho AH = h rồi dựng đường thẳng a vuông góc với AH tại H, cắt AB’ tại B và cắt AC’ tại C

Tam giác cần dựng là ABC

b. Tương tư như câu a0

c. dựng tam giác AB’C’ như câu a) rồi dựng tâm O’ của đường tròn ngoại tiếp tam giác AB’C’

Trên tia AO’ lấy điểm O sao cho AO = R rồi dựng đường tròn (O) đi qua A ( tức là có bán kính bằng R)

Hai tia AB’ và AC lần lượt cắt (O) tại các điểm B và C (khác A)

ABC là tam giác cần dựng

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giải bài tập

[toggle title=”Xem thêm Bài 6. Phép vị tự: Giải bài 31, 32, 33 trang 31, 32 Hình học 11 Nâng cao” state=”close”]Giải bài 31, 32, 33 trang 31, 32 – Bài 6. Phép vị tự SGK Hình học 11 Nâng cao. Câu 31: Chứng tỏ rằng nếu phép đồng dạng F biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’  thì trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt biến thành trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác A’B’C’

Câu 31. Chứng tỏ rằng nếu phép đồng dạng F biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt biến thành trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác A’B’C’

Giải 

Gọi D là trung điểm của đoạn thẳng BC thì phép đồng dạng F biến điểm D thành trung điểm D’ của đoạn thẳng B’C’, và vì thế trung tuyến AD của tam giác ABC biến thành trung tuyến A’D’ của tam giác A’B’C’. Đối với các đường trung tuyến còn lại cũng vậy

Vì trọng tâm tam giác là giao điểm của các đường trung tuyến nên trọng tâm tam giác ABC biến thành trọng tâm tam giác A’B’C’

Gọi AH là đường cao của tam giác ABC (H ∈ BC)

Khi đó phép đồng dạng F biến thành đường thẳng AH thành đường thẳng A’H’

Vì AH ⊥ BC nên A’H ⊥ B’C’, nói cách khác A’H’ là đường cao của tam giác A’B’C’. Đối với các đường cao khác cũng thế

Vì trực tâm tam giác là giao điểm của các đường cao nên trực tâm tam giác ABC biến thành trực tâm tam giác A’B’C’

Nếu điểm O biến thành điểm O’ thì O’A’ = O’B’ = O’C’ = kOA = kOB = kOC, do đó O’ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác A’B’C’


Câu 32. Chứng tỏ rằng các đa giác đều có cùng số cạnh thì đồng dạng với nhau

Giải 

Giả sử cho n-giác đều A1A2…An và B1B2…Bn có tâm lần lượt là O và O’

Đặt \(k = {{{B_1}{B_2}} \over {{A_1}{A_2}}} = {{O'{B_1}} \over {O{A_1}}}\) .

Gọi V là phép vị tự tâm O, tỉ số k và  C1C2…Cn  là ảnh của đa giác A1A2…An qua phép vị tự V

Hiển nhiên C1C2…Cncũng là đa giác đều và vì \({{{C_1}{C_2}} \over {{A_1}{A_2}}} = k\) nên C1C2 = B1B2

Vậy hai n-giác đều C1C2…Cn và B1B2…Bn có cạnh bằng nhau, tức là có phép dời hình D biến C1C2…Cn thành B1B2…Bn

Nếu gọi F là phép hợp thành của V và D thì F là phép đồng dạng biến A1A2…An thành B1B2…Bn

Vậy hai đa giác đều đó đồng dạng với nhau


Câu 33. Dựng tam giác ABC nếu biết hai góc \(\widehat B = \beta ,\,\,\,\,\widehat C = \gamma \) và một trong các yếu tố sau:

b. Đường cao trung tuyến AM = m

c. Bán kính R của đường tròn ngoại tiếp

Giải 

Ta chú ý rằng có thể dựng rất nhiều tam giác ABC với hai góc B và C bằng hai góc β và γ đã cho, nhưng các tam giác đó đều đồng dạng với nhau

Vậy ta chỉ cần  chọn trong các tam giác thỏa mãn các điều kiện về yếu tố thứ ba đã cho

Ta suy cách dựng:

a. Dựng tam giác AB’C’ có hai góc B’ và C’ lần lượt bằng β và γ. Cụ thể như sau:

Dựng đoạn thẳng B’C’ tùy ý

Trên một nửa mặt phẳng có bờ B’C’ dựng tia B’x và C’y sao cho \(\widehat {xB’C’} = \beta \) và \(\widehat {yC’B’} = \gamma \)

Hai tia đó cắt nhau tại A và ta có tam giác AB’C’

Dựng đường cao AH’ của tam giác AB’C’

Nếu AH’ = h thì AB’C’ là tam giác cần dựng

Nếu AH’ ≠ h thì trên tia AH’, ta lấy điểm H sao cho AH = h rồi dựng đường thẳng a vuông góc với AH tại H, cắt AB’ tại B và cắt AC’ tại C

Tam giác cần dựng là ABC

b. Tương tư như câu a0

c. dựng tam giác AB’C’ như câu a) rồi dựng tâm O’ của đường tròn ngoại tiếp tam giác AB’C’

Trên tia AO’ lấy điểm O sao cho AO = R rồi dựng đường tròn (O) đi qua A ( tức là có bán kính bằng R)

Hai tia AB’ và AC lần lượt cắt (O) tại các điểm B và C (khác A)

ABC là tam giác cần dựng

[/toggle]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!