Lớp 6

KHTN Lớp 6 Bài 38: Đa dạng sinh học

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 135, 136, 137, 138 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 38: Đa dạng sinh học của Chương VII: Đa dạng thế giới sống.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 38 Chương 7 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 38: Đa dạng sinh học

Phần mở đầu

❓Sự tồn tại của bất cứ loài sinh vật nào cũng đóng một vai trò nhất định trong tự nhiên và góp phần tạo nên đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng như thế nào và tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học?

Trả lời:

– Vai trò của đa dạng sinh học:

  • Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
  • Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,…

→ Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.

– Phải bảo vệ đa dạng sinh học vì: Đa dạng sinh học có nhiều vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các sinh vật khác. Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người và các sinh vật khác.

I. Đa dạng sinh học là gì?

❓Quan sát hình 38.1 và 38.2, hãy lấy ví dụ về đa dạng loài ở thực vật, động vật.

Hình 38.1 và 38.2

Trả lời:

Ví dụ về đa dạng loài ở thực vật, động vật:

– Đa dạng loài ở thực vật: Ở trong rừng mưa nhiệt đới, có rất nhiều loài thực vật như rêu, dương xỉ, phong lan, các cây bụi thấp, các cây dây leo, các cây gỗ lớn,…

– Đa dạng loài ở động vật:

  • Động vật trên cạn: bọ ngựa, cú mèo, hổ, hươu, rắn, chồn, khỉ, sâu, địa y, giun,…
  • Động vật dưới nước: san hô, cá thu, cá voi, cá mập, sứa, bạch tuộc, tôm hùm,…

II. Vai trò của đa dạng sinh học

❓Quan sát hình 38.3 và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu loài sau trong hình bị giảm số lượng hoặc biến mất.

1. Cú mèo

2. Thực vật

Hình 38.3

Trả lời:

Điều xảy ra nếu một loài động vật bị giảm số lượng hoặc biến mất là:

1. Cú mèo: Số lượng cú mèo giảm hoặc biến mất mà chuột là thức ăn của cú mèo → Số lượng chuột sẽ tăng → Các loài sử dụng chuột làm thức ăn như mèo rừng sẽ có số lượng tăng lên, các loài là thức ăn của chuột như thực vật sẽ có số lượng giảm → Chuỗi thức ăn sẽ mất cân bằng và có thể bị biến đổi.

2. Thực vật: Thực vật là sinh vật khởi đầu của chuỗi thức ăn nên khi thực vật bị giảm sút hoặc biến mất thì tất cả các loài đều bị ảnh hưởng → Chuỗi thức ăn sẽ không thể tồn tại.

❓Kể tên các loại thực phẩm và đồ dùng của con người có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

Trả lời:

– Thực phẩm:

  • Thức ăn (thịt, cá, trứng, sữa…)
  • Lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn,…)
  • Các chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua,….)
  • Các loại rau củ quả

– Đồ dùng:

  • Quần áo (lông cừu, lông dê…)
  • Giày, túi xách (da cá sấu, da rắn, da bò,…)
  • Bàn, ghế (cây gỗ như lim, đàn hương, trắc,…)
  • Giấy

III. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và hậu quả

1. Nguyên nhân

❓Quan sát hình 38.7 và nêu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

Hình 38.7

Trả lời:

Những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học:

  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức.
  • Săn bắt động vật hoang dã → Gây suy giảm các loài động vật hoang dã, ảnh hưởng đến các lưới thức ăn.
  • Các hoạt động khai thác rừng quá mức → Mất rừng khiến các loài động vật không có thức ăn, nơi sinh sống nên số lượng các loài động vật cũng sẽ suy giảm.
  • Các thiên tai như cháy rừng, núi lửa,…

❓Kể thêm các hoạt động khác của con người có thể gây suy giảm đa dạng sinh học.

Trả lời:

Một số hoạt động khác của con người gây ra suy giảm đa dạng sinh học:

  • Đốt rừng làm rẫy.
  • Xây dựng đập thủy điện ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của các loài.
  • Chuyển đổi các phương thức sử dụng đất: mở rộng các khu công nghiệp, các khu đô thị,…

2. Hậu quả

❓Quan sát hình 38.8 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu sự suy giảm đa dạng sinh học do phá rừng. Phân tích những tác hại do suy giảm đa dạng sinh học từ việc phá rừng có thể gây ra.

2. Nêu thêm những tác hại khác của suy giảm đa dạng sinh học, từ đó cho biết vì sao cần phải bảo vệ đa dạng sinh học.

Hình 38.8

Trả lời:

1. Phá rừng dẫn đến những hậu quả nặng nề đối với đa dạng sinh học:

  • Giảm đa dạng thực vật: Số lượng thực vật giảm.
  • Giảm đa dạng động vật: Mất đi thực vật, động vật không còn nguồn thức ăn, nơi ở dẫn đến sự tồn tại của các loài động vật cũng sẽ bị đe dọa.
  • Các thiên tai lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,… xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, gây đe dọa đến sự sống của tất cả các loài: Mất đi thực vật, nước mưa rơi xuống không được tán cây cản bớt làm nước chảy mạnh tạo thành lũ lụt; không có rễ cây bám giữ đất nên đất cũng dễ bị rửa trôi gây sạt lở đất.

→ Phá rừng làm giảm sự đa dạng sinh học của cả động thực vật và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.

2. Những tác hại khác của suy giảm đa dạng sinh học:

  • Mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của sự sống Trái Đất.
  • Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo.
  • Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.

Phải bảo vệ đa dạng sinh học vì: Đa dạng sinh học có nhiều vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các sinh vật khác. Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người và các sinh vật khác.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!