Lớp 6

KHTN Lớp 6 Bài 19: Đa dạng thực vật

Giải bài tập SGK KHTN Lớp 6 Bài 19 giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức và phần luyện tập vận dụng sách Cánh diều 6. Đồng thời hiểu được kiến thức về sự đa dạng thực vật.

Soạn Khoa học tự nhiên 6 Bài 19 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 106 →110. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn KHTN. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: KHTN Lớp 6 Bài 19: Đa dạng thực vật

I. Phần mở đầu

❓ Kể tên thực vật và chia chúng ra thành các nhóm có đặc điểm giống nhau (ví dụ: cùng ở nước hoặc ở cạn, cùng là cây lấy hoa hoặc cây lấy gỗ,…)

Trả lời:

– Các loại cây: xoài, mít, keo, bạch đàn, hoa hồng, hoa cúc, cải thảo, cải bắp, bèo lục bình, hoa súng

– Phân loại:

Nhóm cây Tên cây
Cây ở nước Bèo lục bình, hoa súng
Cây ở cạn Xoài, mít, keo, bạch đàn, hoa hồng, hoa cúc, cải thảo, cải bắp
Cây ăn quả Xoài, mít
Cây lấy hoa Hoa hồng, hoa cúc
Cây lấy lá Cải thảo, cải bắp

II. Các nhóm thực vật

❓Quan sát hình 19.1, nêu tên các nhóm thực vật và đặc điểm phân chia.

Trả lời:

Tên nhóm thực vật Đặc điểm phân chia
Thực vật không có mạch dẫn Chưa có hệ mạch
Thực vật có mạch dẫn không hạt Có hệ mạch nhưng chưa xuất hiện hoa và hạt
Thực vật hạt trần Có hệ mạch, không có hoa và có hạt trần
Thực vật hạt kín Có hệ mạch, có hoa và có hạt kín

III. Thực vật không có mạch dẫn

❓Quan sát hình 19.2 và cho biết những đặc điểm giúp em nhận biết cây rêu.

Trả lời:

Đặc điểm nhận biết cây rêu:

– Thường sống ở nơi ẩm ướt, bám trên thân các cây gỗ, trên đá.

– Có lá và túi bào tử

– Có rễ giả

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!