Học Tiếng Anh

Mẹo thi TOEIC Part 5 để đạt điểm số cao

Part 5 (Incomplete Sentence) là phần hoàn thành câu trong bài thi TOEIC. Cùng tham khảo ngay các mẹo thi TOEIC Part 5 mà trung tâm TOEIC Đà Nẵng Monica () chia sẻ trong bài viết này để lấy trọn điểm tối đa cho phần thi này nhé!

Mẹo thi TOEIC part 5
Mẹo thi TOEIC part 5

1. Cấu trúc đề thi TOEIC part 5

Part 5 là bài thi đầu tiên trong phần Reading của bài thi TOEIC. Phần này chiếm đến 40 câu hỏi, kéo dài từ câu 101 đến câu 140. Thông thường, trong part 5 sẽ có 11 – 13 câu hỏi từ vựng, 12 – 13 câu hỏi từ loại, 14 – 16 câu hỏi xoay quanh các chủ đề khác. Vì thế đòi hỏi sĩ tử phải nắm vững kiến thức về từ vựng, các thì, loại từ, từ nối, mệnh đề quan hệ,… thì mới đạt điểm cao phần này.

2. Các dạng bài trong TOEIC Part 5

Trong bài thi Part 5, bạn sẽ gặp các dạng bài về:

Bạn đang xem: Mẹo thi TOEIC Part 5 để đạt điểm số cao

  • Nghĩa của từ (Meaning).
  • Giới từ (Preposition).
  • Từ loại (Word form).
  • Từ nối và mệnh đề trạng ngữ (Connecting word and Adverb-clause).
  • Đại từ quan hệ (Relative Pronoun).
  • Đại từ, đại từ phản thân, tính từ sở hữu (Pronoun, Reflexive, Possessive adjectives).

==> Tham khảo thêm khóa học Online TOEIC Monica để bứt phá điểm số TOEIC trong thời gian ngắn nhất!

3. Mẹo thi TOEIC Part 5 để đạt điểm tối đa

Monica sẽ hướng dẫn các mẹo thi TOEIC part 5 theo từng dạng câu cụ thể:

3.1. Dạng 1: Nghĩa của từ (Meaning)

Đối với dạng này, các đáp án cho sẵn thường tương đối giống nhau về tiền tố, hậu tố hoặc là cách viết. Ở dạng này thì không có cách nào khác ngoài việc nắm chắc kiến thức hoặc đoán nghĩa của các từ hay là nhìn trong câu xem có cụm nào thường đi với nhau không.

3.2. Dạng 2: Giới từ (Preposition)

Sĩ tử phải lựa chọn giới từ thích hợp để điền phụ thuộc vào trước và sau chỗ trống. Để làm tốt dạng này, bạn phải học thuộc các cụm hay đi cùng nhau. Ví dụ như các cụm: eligible for, Comply with sth, contribute to, To be worried about sth, interested in,…

3.3. Dạng 3: Từ loại (Word form)

Từ loại (Word form)
Từ loại (Word form)

Đây là dạng giúp bạn gỡ điểm. Bạn cần nắm các cấu trúc ngữ pháp sau:

  • Danh từ hoặc V-ing đứng trước giới từ: Prep + N/V-ing.
  • Tính từ đứng trước danh từ, trạng từ đứng trước tính từ: a/the + (adv + adj + N) = a/the + N phrase.
  • Trạng từ đứng trước V-ed/ V-ing: To be + adv + V-ed / V-ing.
  • Trạng từ bổ nghĩa cho động từ: adv + Verb hoặc Verb + adv.
  • Các động từ khởi phát (Causative Verbs):
  • Dạng chủ động: S + Make, Have, Let + Sb + Do something.
  • Dạng bị động: S + Causative Verb + O + Past Participle.
  • Câu điều kiện:
  • Loại 0: If + S + V(s,es), S+ V(s,es)/câu mệnh lệnh.
  • Loại 1: If + S + V(s,es), S + Will/Can/shall,… + V.
  • Loại 2: If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should,…+ V.
  • Loại 3: If + S + Had + V(pp)/Ved, S + would/ could,…+ have + V(pp)/Ved.
  • Loại 4: If + S + had + V3/Ved, S + would + V.

3.4. Dạng 4: Từ nối và mệnh đề trạng ngữ (Connecting word and Adverb-clause)

  • Đối với từ nối là For, and, nor, but, or, yet, so,… khi làm bài, bạn phải đọc 2 vế, dịch nghĩa và chọn từ thích hợp.
  • Đối với liên từ liên quan như either…or, not only…but also, no sooner…than, hardly…when, both…and, neither…nor, would rather…than, whether…or,… thì chỉ cần xem qua nghĩa của câu là có thể chọn được đáp án.
  • Đối với mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian như after, until, as/when, Before, since, once/as soon as, while,… phải dịch hiểu mối quan hệ giữa 2 vế thì mới tìm đúng đáp án.

3.5. Dạng 5: Đại từ quan hệ (Relative Pronoun)

Đây là dạng câu hỏi xác định xem chỗ trống là Who, which, whose, what,  whom hay why. Khi làm dạng này bạn cần xem xét xem chỗ trống cần từ loại gì? Cần một chủ ngữ, tân ngữ hay sở hữu,… thì mới chọn được phương án chính xác.

3.6. Dạng 6: Đại từ, đại từ phản thân, tính từ sở hữu (Pronoun, Reflexive, Possessive adjectives)

Khi làm dạng này bạn cần chú ý chỗ trống là một chủ ngữ hay tân ngữ? Nếu là tân ngữ thì có phải chính là chủ ngữ đó không? Là đại từ phản thân hay tính từ sở hữu? Dạng này tuy không quá khó nhưng bạn nên cẩn thận tránh nhầm lẫn mất điểm đáng tiếc.

4. Cách phân bổ thời gian hợp lý để làm bài thi TOEIC Part 5

Để đạt điểm cao ở part 5, bạn nên phân bổ thời gian hợp lý như sau:

  • Dành 10 giây để làm 1 câu đối với những câu dễ.
  • Dành 30 giây để làm 1 câu đối với những câu khó hơn.
  • Những câu quá khó và bạn cảm thấy không thể đưa ra được đáp án thì hãy tạm thời bỏ qua. Sau khi làm hết những câu còn lại của bài thi TOEIC thì hãy quay lại và đưa ra một phán đoán về đáp án chứ đừng bỏ trống nhé.

5. Các bẫy thường gặp trong part 5 TOEIC

Bạn cần chú ý về các bẫy sau đây để tránh mắc phải khi làm bài thi Part 5:

  • Bẫy về thì.
  • Thể giả định theo sau là chủ từ số ít.
  • Từ gần âm.
  • Cấu trúc đảo ngữ.
  • Phân từ và tính từ.
  • Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.

Monica () vừa bật mí cho bạn các mẹo thi TOEIC part 5 và các bẫy thường gặp. Hi vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn và giúp bạn đạt được điểm số TOEIC như mong muốn!

Tham khảo thêm:

  • Mẹo thi TOEIC Part 7 Format mới siêu hiệu quả
  • Mẹo thi TOEIC Part 3 [Tips hay tránh bẫy để đạt điểm cao]
  • Mẹo Thi Toeic Part 4 [Listening]
  • Cấu trúc đề thi Toeic mới nhất 2021 | Trọn bộ 7 phần (Nghe & Đọc)
  • Cấu trúc đề thi TOEIC 4 kỹ năng chi tiết 2021
  • Cấu trúc đề thi TOEIC Speaking And Writing

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Học Tiếng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!