Học Tiếng Anh

Mẹo thi Toeic Part 2 [Hỏi – Đáp]

Nắm được những mẹo thi Toeic Part 2Monica () bật mí trong bài viết này bạn không những tránh được các bẫy thường gặp bài thi mà còn dễ dàng đạt điểm cao trong phần thi này!

Mẹo thi Toeic Part 2
Mẹo thi Toeic Part 2

1. Giới thiệu về bài thi Toeic Part 2

Ở phần thi Toeic Listening Part 2, các bạn sẽ thi phần hỏi đáp. Phần thi này sẽ có khoảng 50% là dạng câu hỏi Wh-, 50% còn lại là những câu hỏi khác. Vậy luyện nghe Toeic Part 2 theo cách nào là tốt nhất?

1.1. Cấu trúc bài thi Toeic Part 2

Đối phần thi này, đề thi mới sẽ bao gồm 25 câu. Mỗi câu gồm 1 câu hỏi và 3 đáp án. Nhiệm vụ của bạn là chọn câu trả lời phù hợp với câu hỏi trong bài. Bên cạnh đó, câu hỏi và đáp án không được in trong đề.

Bạn đang xem: Mẹo thi Toeic Part 2 [Hỏi – Đáp]

1.2. Cách phân bỏ thời gian hợp lý để làm bài thi Toiec Part 2

Khi làm bài TOEIC Part 2 với 30 câu hỏi, với từng câu hỏi bạn hãy:

  • Bước 1: Nghe cẩn thận một câu hỏi hay một câu nói.
  • Bước 2: Tiếp theo nghe lần lượt 3 câu trả lời (tương ứng với 3 đáp án A, B, C).
  • Bước 3: Lựa chọn một câu trả lời thích hợp nhất cho câu hỏi.
  • Bước 4: Tận dụng 5s nghỉ giữa 2 câu hỏi để chuẩn bị cho câu hỏi tiếp theo.

Bạn hãy cố gắng nhớ cả câu hỏi và cả 3 câu hồi đáp. Vậy nên việc có trí nhớ tốt là 1 lợi thế. Nếu bạn không nghe được câu nào thì bạn nên bỏ qua câu đó để chuẩn bị thật tốt cho câu tiếp theo.

1.3. Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi Toeic Part 2

Thông thường trong bài thi TOEIC Listening Part 2 sẽ xuất hiện các dạng câu hỏi sau đây:

  • Wh-question (câu hỏi Wh): là dạng câu hỏi có “từ hỏi” như: Who, Where, When, Why, How.

Ví dụ: Who has the copy of the report? (Ai đang có bản sao của báo cáo vậy?). Where can I buy a new desk? (Tôi có thể mua chiếc ghế mới ở đâu?).

  • Yes/ No question (câu hỏi Yes/No): là dạng câu hỏi mà người nghe có thể trả lời Yes/No.

Ví dụ: Haven’t you had lunch? (Bạn chưa ăn trưa ư?). No, I didn’t have time. (Không, tôi không có thời gian).

  • Tag question (câu hỏi đuôi): là dạng câu hỏi có đoạn đầu giống như câu khẳng định nhưng cuối câu lại hỏi thêm “phải không?”.

Ví dụ: The report is hard to understand, isn’t it? (Báo cáo thật khó hiểu phải không?). Yes, ít’s very confusing. (Đúng vậy, nó rất khó hiểu).

  • Suggestion/ request (gợi ý/ yêu cầu): là dạng câu hỏi gợi ý/yêu cầu làm một việc gì đó.

Ví dụ: Would you like to walk to the convention center? (Bạn có muốn đi bộ đến trung tâm hội nghị?). Thats sounds like a great idea. (Đó có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời.).

  • Statement (câu trần thuật): là dạng câu đưa ra ý kiến, câu trả lời thường cũng đưa ra quan điểm: đồng tình/ phản đối hoặc trung lập

Ví dụ: The neighbors upstairs are so noisy. (Hàng xóm trên lầu thật ồn ào.). Yes, they certainly are. (Vâng, họ chắc chắn như vậy).

  • Choice question (câu hỏi lựa chọn): là dạng câu hỏi thường có “or” xuất hiện.

Ví dụ: Would you like the table inside or outside? (Bạn muốn lấy cái bàn bên trong hay bên ngoài?). I’ll take the table inside. (Tôi sẽ lấy cái bàn bên trong). Bên trên là các dạng câu mà bạn thường xuyên gặp trong Part 2. Vì vậy dưới đây Monica sẽ hướng dẫn bạn phương pháp ôn thi Toiec Part 2 nhé!

==> Tham khảo thêm khóa TOEIC Online Monica để bứt phá điểm số TOEIC trong thời gian ngắn nhất!

2. Mẹo thi Toeic Part 2

2.1. Mẹo làm bài thi dạng câu hỏi WH Questions

Mẹo làm bài thi Toeic Part 2 dạng câu hỏi WH Questions
Mẹo làm bài thi Toeic Part 2 dạng câu hỏi WH Questions

2.1.1. Who

  • Dạng câu trả lời thường gặp

✓ Tên người (personal names): Mr. John, Ms. Jennie, …. Ví dụ: Who is going to meet Mr. Continue at the airport?

  1. He’s at the airport.
  2. Mrs. Garcia will pick him up.
  3. At ten o’clock.

✓ Vị trí, chức vụ: manager (giám đốc), assistant (trợ lý), head of department (trưởng phòng), …. Ví dụ: Hello. Uh. Who are you?

  1. Fine, thank you.
  2. The new secretary.
  3. Downtown.

✓ Tên công ty, phòng ban: Design-House Company, Sales department, …. Ví dụ: Who was chosen as the new partner?

  1. Living-Home Uptown, Inc.
  2. I bet he can’t.
  3. Yes, they said they would.

 Đại từ nhân xưng: I, you, we, they, she, he, it Ví dụ: Who should I contact to order office supplies?

  1. We need copy paper.
  2. Yes, he made the order.
  3.  I will order them for you.

 Dạng “I don’t know”: Các câu trả lời không xác định được đối tượng: It hasn’t been decided yet/ It’s a tough choice, …

  • Lời khuyên

➨ Loại trừ các câu trả lời có Yes/ No. ➨ Câu trả lời đúng thường là tên riêng: tên công ty, tên người, tên nghề nghiệp, chức vụ. ➨ Thì của câu trả lời phải khớp với thì của câu hỏi. (Đây là kiểu bẫy các bạn thường bỏ quên). ➨ Học từ vựng: chức vụ, vị trí (mangager, director, assistant, …), tên phòng ban (marketing, IT, sales, …), cấp bậc trong gia đình (father, mother, sister, …), … ➨ Các câu trả lời thuộc dạng “I don’t know” thường đúng. ➨ Phải nghe hết câu trả lời => chọn đáp án đúng.

2.1.2. When

  • Các dạng trả lời thường gặp

✓ Mệnh đề chỉ thời gian/ thời điểm: when, not until, as soon as, before, after… When should I turn on the air conditioner? – When it reaches 25 degrees. ✓ Giới từ + thời gian/ thời điểm: in 2019, on Monday, after Monday, …

  • in + thời điểm (tháng / năm): vào thời điểm (tháng / năm) (Ex: in July).
  • on + thời điểm (ngày / thứ): vào thời điểm (ngày / thứ) (Ex: on Monday).
  • at + thời điểm: vào thời điểm xác định (như giờ đồng hồ hoặc thời điểm cụ thể như giờ trưa) (Ex: at noon, at 10AM).
  • before + thời điểm: trước thời điểm (Ex: before 3PM).
  • after + thời điểm: sau thời điểm (Ex: after 3PM).
  • by + thời điểm: trước thời điểm (Ex: by next week).
  • in + khoảng thời gian: sau khoảng thời gian (Ex: in 2 years).
  • khoảng thời gian + ago: khoảng thời gian trước (Ex: 1 month ago).
  • between + khoảng thời gian: trong khoảng thời gian (Ex: between November and December).
  • during + khoảng thời gian: trong suốt khoảng thời gian (Ex: during my childhood).

Ví dụ: When will the conference start? In 5 minutes.

  • Lời khuyên

➨ Hỏi về mốc thời gian thì câu trả lời thường có” Giới từ hoặc mệnh đề chỉ thời gian / thời điểm. ➨ Thời gian của câu trả lời phải khớp với thì của câu hỏi ( hiện tại, quá khứ, tương lai ). ➨ Bạn phải nắm rõ cấu trúc của giới từ + thời gian /thời điểm.

2.1.3. Where

  • Các dạng trả lời thường gặp

✓ Giới từ + địa điểm: in my room, at the office…

  • In: + không gian, địa điểm: in the room, in the park.
  • On + bề mặt: On the table, On the third floor, …
  • At + địa chỉ/ địa điểm cụ thể: At 135 Hill Street, at the meeting, …
  • Next to + N: Next to the man (kế bên người đàn ông).
  • Between A and B: Between the bookstore and drug store.

Ví dụ: Where was the company picnic held? At the park next to the lake. ✓ Chỉ đường/ địa điểm: turn left, turn right, opposite the park Ví dụ: Where is the entrance to the parking garage? – Go straight ahead. ✓ Bắt đầu bằng tên người/ vị trí chức vụ: Ms. Ha, the accountant… Where can I find the customers’ phone number? – The secretary should know.

  • Lời khuyên

➨ Hỏi về nơi chốn nên câu trả lời thường có Giới từ chỉ nơi chốn. ➨ Bạn phải nắm rõ cấu trúc của giới từ + nơi chốn. ➨ Nên tập trung nghe kỹ cả câu hỏi và câu trả lời.

2.1.4. Why

  • Các dạng trả lời thường gặp

✓ Bắt đầu bằng Because, Because of, Since, As + Lý do: Ví dụ: Why were you so late this morning? – Because of the traffic jam. ✓ Không bắt đầu bằng Because, Since, As, … Ví dụ: Why doesn’t the museum open today? – It’s Monday. ✓ Bắt đầu bằng To V Ví dụ: Why did you go to England? – To study.

  • Lời khuyên

➨ Thường trả lời bằng “because/ because of/ due to/ owning to/ as/ since/ thank to”. ➨ Tuy nhiên nhiều câu không có “because”, nghĩa vẫn ổn thì vẫn được chọn.

 2.1.5. How

  • Các dạng trả lời thường gặp

✓ How many/ How much: Trả lời về số lượng/ tiền. Ví dụ: 50 dollars, 3 chairs. ✓ How + be + N: Hỏi về tính chất của N. How can: Hỏi về cách thức => câu trả lời là lời hướng dẫn. Ví dụ: How can I find the bus stop? – Turn right. It’s in front of ACD school. ✓ How often: Hỏi về tần suất => câu trả lời về số lần/ độ thường xuyên. Ví dụ: Twice a week (hai lần 1 tuần), Always/ often/ sometimes/ …

  • Lời khuyên

➨ Chú ý các từ để hỏi thường đi với How. ➨ Cần phân biệt “how long” – khoảng thời gian với “when” – mốc thời gian.

2.2. Mẹo làm bài thi dạng câu hỏi Yes/No Questions

  • Các dạng trả lời thường gặp

✓ Bắt đầu bằng Yes/ No:  Ví dụ: Have you introduced yourself to the new employee? – No, I’ve been busy today. ✓ Không bắt đầu bằng Yes/ No:  Ví dụ: Will you be checking your e-mail tomorrow? Actually, I’ll be on vacation.

  • Lời khuyên

➨ Một số từ hay gặp trong câu trả lời cần nhớ: + Sure/ Of course (Chắc chắn rồi). + Why not? (Sao không?). + Yes/ No.

Mẹo làm bài thi Toeic Part 2 dạng câu hỏi Yes/No Questions
Mẹo làm bài thi Toeic Part 2 dạng câu hỏi Yes/No Questions

2.3. Mẹo làm bài thi dạng câu tường thuật (Statement)

  • Các dạng trả lời thường gặp

✓ Câu trả lời thường cũng đưa ra ý kiến của mình: đồng tình/ phản đối hoặc trung lập. Ví dụ: I was very impressed with Zoey’s singing. – Yes, she has a wonderful voice.

  • Lời khuyên

➨ Đưa ra tình huống đòi hỏi người nghe phải có câu trả lời hợp lý. ➨ Đưa ra câu nhận định ➨ đưa ra ý kiến đồng tình hoặc phản đối. ➨ Câu trả lời càng lặp thì câu trả lời đó càng bẫy và dễ sai.

2.4. Mẹo làm bài thi dạng câu hỏi đuôi (Tag Questions)

  • Các dạng trả lời thường gặp

✓ Trả lời có Yes/No: Ví dụ: You know her, don’t you? – No, I don’t know. ✓ Trả lời gián tiếp không có Yes/No: Ví dụ: You set up chairs in the conference room, didn’t you? – Yes, 200 seats in total.

  • Lời khuyên

➨ Đây là dạng câu hỏi dễ nhất trong part 2. Bạn chỉ cần chọn đáp án có chứa Yes hay No trong câu trả lời. ➨ Một số từ hay gặp trong câu trả lời cần nhớ: + Sure/ Of course (Chắc chắn rồi.). + Why not? (Sao không?). + Yes/ No.

2.5. Mẹo làm bài thi dạng câu gợi ý (Suggesstion Questions)

  • Các dạng trả lời thường gặp

✓ Trả lời có Yes/No: Ví dụ: Would you like to drink coffee? – No, thanks. I have to go now. ✓ Trả lời không có Yes/No: Ví dụ:Would you like to walk to the convention center? (Bạn có muốn đi bộ đến trung tâm hội nghị?). Thats sounds like a great idea. (Đó có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời.).

  • Lời khuyên

➨ Đây là dạng câu hỏi gợi ý, có thể bắt đầu bằng: + Why don’t you/ we + V (infi). + How about + V(ing). + Let’s + v (infi).

3. Những lưu ý quan trọng cần nắm khi ôn tập Toeic Part 2

  • Học và ghi nhớ các dạng câu hỏi và các dạng câu trả lời ứng với từng loại câu hỏi.
  • Lắng nghe thật kĩ câu hỏi ở từ đầu tiên để xác định đó là loại câu hỏi gì.
  • Nghe các câu hồi đáp và sử dụng phương pháp loại trừ để chọn ra câu trả lời đúng nhất.
  • Với các bạn mới bắt đầu luyện thi, phương pháp ghi chép chính tả như Monica đã chia sẻ ở mẹo thi Toeic Part 1 vẫn có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất để gia tăng khả năng nghe chuẩn xác từng từ.
  • Sau khi nghe, mở script ra. Kiểm tra xem mình sai ở đâu và vì sao sai. Tiếp theo là ghi lại vào một cuốn sổ.
  • Ghi chú lại những từ mới/ cấu trúc mới mà bạn chưa biết.

Một số câu trả lời 90% đúng trong mọi trường hợp:

  • I don’t know.
  • I have no idea.
  • I don’t have any clue.
  • I haven’t heard of it.
  • It hasn’t been decided yet.
  • We are not quite sure yet.
  • They didn’t say anything about it.
  • Beats me.
  • How would I know?

Trên đây là mẹo thi TOEIC Part 2 với đầy đủ hướng dẫn cụ thể và chi tiết nhất mà Monica () muốn gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đang tìm kiếm trung tâm luyện thi TOEIC Đà Nẵng, có thể đến 4Life, tại đây với đội ngũ giảng viên, thầy cô dạy TOEIC ở Đà Nẵng nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ giúp bạn đạt được điểm cao trong thời gian ôn tập tối ưu nhất.

Tham khảo thêm:

  • Mẹo thi TOEIC Part 3 [Tips hay tránh bẫy để đạt điểm cao]
  • Mẹo Thi Toeic Part 4 [Listening]
  • Mẹo thi Toeic Part 1 [Hướng dẫn chi tiết & Cụ thể từng phần]

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Học Tiếng Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!