Lớp 6

Soạn bài Bánh chưng bánh giầy – Chân trời sáng tạo 6

Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.

Bạn đang xem: Soạn bài Bánh chưng bánh giầy – Chân trời sáng tạo 6

Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài kiệu Soạn văn 6: Bánh chưng bánh giầy, thuộc sách Chân trời sáng tạo. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Bánh chưng bánh giầy

1. Đọc – hiểu văn bản

a. Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi

– Hoàn cảnh để vua hùng truyền người nối ngôi: Nhà vua tuổi đã cao nhưng lại có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai.

– Điều kiện: Người nối ngôi phải phù hợp với trí hướng của vua: “… người nối ngôi ta phải nối được trí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.”

– Hình thức: Thông qua việc làm lễ cùng Tiên vương.

b. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật

– Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha.

– Lang Liêu là người chịu nhiều thiếu thốn thiệt thòi, lớn lên chỉ quen với công việc ngoài đồng áng.

– Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.

  • Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm.
  • Cũng thứ gạo nếp ấy đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn.

c. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy

– Lang Liêu đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

– Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy:

  • Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, được đặt tên là bánh giầy.
  • Bánh hình vuông tượng trưng cho đất nên được đặt tên là bánh chưng
  • Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau giống với truyền thống thương người như thể thương thân của dân tộc ta.

– Tục lệ của dân tộc ta: Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.

2. Hướng dẫn đọc

Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết:

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Làm ra hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy.

b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.

c. Cuối truyện thường gợi nhắc lại các dấu tích xưa còn lưu lại đến ngày nay.

Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.

Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua Bánh chưng bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường có điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất.

Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất.

Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc “ chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai.

b. Thường gắn với các sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.

Nhà vua tuổi đã cao nhưng lại có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai.

c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!