Lớp 6

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 – Chân trời sáng tạo 6

Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 – Chân trời sáng tạo 6

Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài kiệu Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 17), thuộc sách Chân trời sáng tạo. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 17)

1. Tìm trong văn bản “Tuổi thơ tôi” các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

thảm thiết

thê thảm, thống thiết

tha thiết, thêm thảm

làm giàu

tích lũy của cải, tiền bạc để trở nên giàu có

giúp đỡ bạn để kiếm tiền

trùm sò

người ích kỉ, luôn tìm cách thu lợi cho mình

ích kỷ, luôn tìm cách thu lợi cho mình

võ đài

đài đấu võ

nơi dùng để chơi chọi dế.

cao thủ

người tài giỏi trong một lĩnh vực nhất định

nói đến dế lửa là cao thủ chọi dế

trả thù

làm cho người đã gây hại, gây tai hoạ cho bản thân mình hoặc người thân phải chịu điều tương xứng với những gì người ấy đã gây ra

tìm cách trêu chọc, phá phách bạn bè

2. Hãy đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong câu ấy.

– Đặt câu:

Thạch Lam từng quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

– Tác dụng: Đánh dấu câu được dẫn trực tiếp.

3. Văn bản “Con gái của mẹ” có mấy đoạn?

Gồm 2 đoạn:

  • Đoạn 1. Từ đầu đến “thiếu thốn, khô khát”: Tình cảm của người mẹ dành cho con gái.
  • Đoạn 2. Còn lại: Tình cảm của người con dành cho mẹ.

4. Tìm câu chủ đề (nếu có) trong các đoạn văn sau:

Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đầy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đầy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng”, “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?

(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…”)

Không phải ngày phiên, nên chợ vằng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh, và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi bôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

Câu chủ đề:

  • Đoạn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái.
  • Đoạn 2: Không có câu chủ đề.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!