Giải bài tập

Giải Bài 10, 11, 12, 13 trang 127 Sách BT Sinh 12: Hãy chỉ ra những đặc điểm thích nghi của các loài cây đó với điều kiện môi trường bị cháy ?

Giải bài 10, 11, 12, 13 trang 127 Sách bài tập Sinh học 12. Chương VIII Cá thể và quần thể sinh vật. Câu 10: Lửa cháy có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường sống của sinh vật ?; Hãy chỉ ra những đặc điểm thích nghi của các loài cây với môi trường bị cháy ?

Bài 10: Lửa cháy có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường sống của sinh vật ? Có người xếp lửa thuộc nhân tố sinh thái khí hậu, có người lại xếp lửa là nhân tố sinh thái chịu tác động của con người, theo em xếp như vậy đúng hay sai ? Giải thích vì sao.

Bạn đang xem: Giải Bài 10, 11, 12, 13 trang 127 Sách BT Sinh 12: Hãy chỉ ra những đặc điểm thích nghi của các loài cây đó với điều kiện môi trường bị cháy ?

Lửa là nhân tố sinh thái vô sinh. Lửa có thể gây ra do tự nhiên như sấm chớp gây cháy rừng – đó là nhân tố sinh thái khí hậu. Lửa gây ra do hoạt động vô ý của con người (ví dụ hoạt động đốt rừng làm rẫy, gây hậu quả sinh thái nghiêm trọng). Đây là nhân tố sinh thái chịu tác động bởi hoạt động của con người.

Bài 11: Nhiều loài cây sống nơi khô hạn có khả năng phục hồi sau khi bị cháy như cây cỏ tranh, hoặc rừng tràm (ví dụ rừng U Minh) dễ bị cháy vào mùa khô. Hãy chỉ ra những đặc điểm thích nghi của các loài cây đó với điều kiện môi trường bị cháy.

Nhiều loài cây có những đặc điểm thích nghi đặc biệt với lửa như : có thân ngầm dưới đất, thân và hạt có vỏ dày.

– Cỏ tranh có thân ngầm. Khi rừng cỏ tranh bị cháy, phần thân ngầm dưới đất không bị cháy. Gặp điều kiện thuận lợi như vào mùa mưa, cỏ tranh lại nảy mầm và bắt đầu giai đoạn sống mới.

– Cây tràm có vỏ hạt dày và cứng. Khi rừng bị cháy, một số hạt chỉ cháy phần vỏ ngoài, phần hạt bên trong vẫn có thể nảy mầm khi gặp điều kiện thích hợp. Nhờ đó, rừng tràm có khả năng phục hồi rất tốt sau khi bị cháy.

Bài 12: Sinh vật thuỷ sinh thường có dạng cơ thể kéo dài. Hãy giải thích hiện tượng thích nghi đó. Lấy ít nhất 2 ví dụ, 1 ví dụ về thực vật, 1 ví dụ về động vật để minh hoạ.

 – Do áp suất nước cao, động vật có dạng cơ thể kéo dài sẽ giảm sức cản của nước, nhờ đó di chuyển thuận lợi hơn. Ví dụ, cơ thể kéo dài của lươn.

– Thực vật có cơ thể kéo dài thường dễ uốn theo dòng nước chảy, tránh được sức cản của nước, nhất là ở những nơi có nước chảy mạnh. Ví dụ, cơ thể kéo dài của nhiều loài rong biển, cây rong tóc tiên

Bài 13: Hãy nêu ít nhất 3 đặc điểm thích nghi với hô hấp qua da của động vật sống trên cạn.

Học sinh dựa và những đặc điểm thu nhận khí của da để trả lời, như đặc điểm về cấu tạo (ví dụ, da động vật thường ẩm ướt, da có tế bào hoặc cơ quan trao đổi khí), đặc điểm về tập tính (ví dụ, sống gần ao hồ và lẩn tránh môi trường thiếu nước
– Da động vật thường ẩm ướt đặc biệt ở lưỡng cư, giúp trao đổi khí qua da tốt hơn.
– Da có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
– Tập tính: sống gần ao hồ và lẩn tránh môi trường thiếu nước.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giải bài tập

[toggle title=”Xem thêm Bài 10, 11, 12, 13 trang 127 Sách BT Sinh 12: Hãy chỉ ra những đặc điểm thích nghi của các loài cây đó với điều kiện môi trường bị cháy ?” state=”close”]Giải bài 10, 11, 12, 13 trang 127 Sách bài tập Sinh học 12. Chương VIII Cá thể và quần thể sinh vật. Câu 10: Lửa cháy có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường sống của sinh vật ?; Hãy chỉ ra những đặc điểm thích nghi của các loài cây với môi trường bị cháy ?

Bài 10: Lửa cháy có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường sống của sinh vật ? Có người xếp lửa thuộc nhân tố sinh thái khí hậu, có người lại xếp lửa là nhân tố sinh thái chịu tác động của con người, theo em xếp như vậy đúng hay sai ? Giải thích vì sao.

Lửa là nhân tố sinh thái vô sinh. Lửa có thể gây ra do tự nhiên như sấm chớp gây cháy rừng – đó là nhân tố sinh thái khí hậu. Lửa gây ra do hoạt động vô ý của con người (ví dụ hoạt động đốt rừng làm rẫy, gây hậu quả sinh thái nghiêm trọng). Đây là nhân tố sinh thái chịu tác động bởi hoạt động của con người.

Bài 11: Nhiều loài cây sống nơi khô hạn có khả năng phục hồi sau khi bị cháy như cây cỏ tranh, hoặc rừng tràm (ví dụ rừng U Minh) dễ bị cháy vào mùa khô. Hãy chỉ ra những đặc điểm thích nghi của các loài cây đó với điều kiện môi trường bị cháy.

Nhiều loài cây có những đặc điểm thích nghi đặc biệt với lửa như : có thân ngầm dưới đất, thân và hạt có vỏ dày.

– Cỏ tranh có thân ngầm. Khi rừng cỏ tranh bị cháy, phần thân ngầm dưới đất không bị cháy. Gặp điều kiện thuận lợi như vào mùa mưa, cỏ tranh lại nảy mầm và bắt đầu giai đoạn sống mới.

– Cây tràm có vỏ hạt dày và cứng. Khi rừng bị cháy, một số hạt chỉ cháy phần vỏ ngoài, phần hạt bên trong vẫn có thể nảy mầm khi gặp điều kiện thích hợp. Nhờ đó, rừng tràm có khả năng phục hồi rất tốt sau khi bị cháy.

Bài 12: Sinh vật thuỷ sinh thường có dạng cơ thể kéo dài. Hãy giải thích hiện tượng thích nghi đó. Lấy ít nhất 2 ví dụ, 1 ví dụ về thực vật, 1 ví dụ về động vật để minh hoạ.

 – Do áp suất nước cao, động vật có dạng cơ thể kéo dài sẽ giảm sức cản của nước, nhờ đó di chuyển thuận lợi hơn. Ví dụ, cơ thể kéo dài của lươn.

– Thực vật có cơ thể kéo dài thường dễ uốn theo dòng nước chảy, tránh được sức cản của nước, nhất là ở những nơi có nước chảy mạnh. Ví dụ, cơ thể kéo dài của nhiều loài rong biển, cây rong tóc tiên

Bài 13: Hãy nêu ít nhất 3 đặc điểm thích nghi với hô hấp qua da của động vật sống trên cạn.

Học sinh dựa và những đặc điểm thu nhận khí của da để trả lời, như đặc điểm về cấu tạo (ví dụ, da động vật thường ẩm ướt, da có tế bào hoặc cơ quan trao đổi khí), đặc điểm về tập tính (ví dụ, sống gần ao hồ và lẩn tránh môi trường thiếu nước
– Da động vật thường ẩm ướt đặc biệt ở lưỡng cư, giúp trao đổi khí qua da tốt hơn.
– Da có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
– Tập tính: sống gần ao hồ và lẩn tránh môi trường thiếu nước.

[/toggle]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!