Lớp 6

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm 90 trang, 78 đề đọc hiểu Ngữ văn, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện tập thật tốt phần đọc hiểu Văn 6.

Với 78 đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Kết nối tri thức còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập cho học sinh của mình. Đồng thời, cũng giúp các em học sinh ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

TOP 78 đề đọc hiểu Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

STT TÊN VĂN BẢN SỐ ĐỀ TRANG
1 Thánh Gióng 11 2-14
2 Sơn Tinh, Thủy Tinh 20 15-34
3 Ai ơi mồng 9 tháng 4 3 35-38
4 Thạch Sanh 17 39-54
5 Cây khế 4 55-59
6 Vua chích chòe 2 60-62
7 Xem người ta kìa! 3 63-66
8 Hai loại khác biệt 2 67-69
9 Bài tập làm văn 2 70-71
10 Trái đất- cái nôi của sự sống 2 72-75
11 Các loài chung sống với nhau như thế nào? 2 76-79
12 Trái đất 2 80-82
13 Mỗi ngày một cuốn sách 8 83-90
TỔNG SỐ ĐỀ 78

BÀI 1: THÁNH GIÓNG

ĐỀ 1: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.”

(Trích “Thánh Gióng” – Ngữ văn 6, Tập 2)

Câu 1: Đoạn trích trên kể về việc gì?

Câu 2: Ghi lại một chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra một cụm danh từ và một cụm động từ có trong đoạn trích.

Câu 4: Chi tiết “Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước” có ý nghĩa gì?

GỢI Ý:

1

Gióng lớn lên kì lạ trong sự đùm bọc của dân làng.

2

Gióng vụt lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

3

– Chỉ ra một cụm danh từ. Ví dụ: Hai vợ chồng

– Chỉ ra một cụm động từ. Ví dụ: gặp sứ giả

4

Học sinh có thể nêu các ý sau:

+ Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng.

+ Sức mạnh của Gióng là sức mạnh đoàn kết toàn dân.

-> Đề cao hình tượng người anh hùng.

ĐỀ 2: Truyền thuyết “Thánh Gióng” thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. Sau khi Thánh Gióng dẹp tan giặc Ân, ông cha ta kể lại:

“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

1, Tìm một cụm động từ có trong câu văn in nghiêng trên? Điền cụm động từ đó vào mô hình cấu tạo cụm động từ?

2, Vì sao đánh tan giặc, Thánh Gióng không nhận phần thưởng Vua ban mà lại bay về trời?

3, Người anh hùng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ về tinh thần yêu nước

chống ngoại xâm. Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu.

GỢI Ý:

1

– Tìm CĐT.

– Điền CĐT vào mô hình cấu tạo.

2

Thánh Gióng bay về trời vì:

– Chàng vốn là con của trời nên sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, chàng lại trở về trời.

– Người anh hùng ấy không màng danh lợi.

– Gióng như bất tử hóa cùng non sông đất nước, trở thành biểu tượng về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

3

* Về hình thức:

– Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề nghị luận xã hội không gò ép, bằng đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu.

* Về nội dung: Học sinh nêu được những việc làm cụ thể để thể hiện lòng yêu nước như: chăm ngoan, học giỏi, thực hiện tốt nội quy của trường lớp, làm theo năm điều Bác dạy… để đóng góp xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh vai với các nước trên thế giới.

Lưu ý: Đây là đoạn văn nghị luận xã hội có tính chất mở nên hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, khi chấm cần linh hoạt và tôn trọng những suy nghĩ chân thực của học sinh.

ĐỀ 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

[…] Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.[…]

a) Đoạn văn trên được trích trong truyện nào? Truyện ấy thuộc loại truyện dân gian nào mà em đã học?

b) Đoạn văn kể lại sự việc gì?

c) Ghi lại một từ mượn có trong đoạn văn trên và cho biết từ ấy được mượn của tiếng (ngôn ngữ) nào.

GỢI Ý:

a) – Truyện “Thánh Gióng”

– Thuộc loại truyện truyền thuyết

b) Đoạn văn kể lại sự việc Thánh Gióng đánh tan giặc Ân cứu nước .

c) Từ mượn: tráng sĩ

→ mượn từ tiếng Hán

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!