Lớp 2

Soạn bài Ôn tập cuối năm (trang 138)

Soạn bài Ôn tập cuối năm trang 138 sách Cánh diều lớp 2 tập 2 giúp các em học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình.

Việc soạn bài trước các em sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Ôn tập cuối năm sách Cánh diều, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Ôn tập cuối năm (trang 138)

Đánh giá và luyện tập tổng hợp

Tiết 1, 2

Đánh giá kỹ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của mỗi học sinh

Tiết 3, 4

Câu 1. Bầu trời và mọi vật thay đổi như thế nào khi mùa xuân đến?

Gợi ý đáp án

Bầu trời ngày càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ, vườn cây lại đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân đến.

Câu 2. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp:

Gợi ý đáp án

– Sự vật: hoa bưởi, hoa nhãn, chích chòe, cu gáy, chào mào.

– Hoạt động: nở, đến, bay nhảy, đâm chồi, nảy lộc.

– Đặc điểm: ngọt, nồng nàn, nhanh nhảu, đỏm dáng, trầm ngâm.

Câu 3. Tìm những từ chỉ đặc điểm giúp em cảm nhận được:

a) Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân.

b) Đặc điểm riêng của mỗi loài chim.

Gợi ý đáp án

a) Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân: ngọt, nồng nàn

b) Đặc điểm riêng của mỗi loài chim: nhanh nhảu, đỏm dáng.

Câu 4. Đặt câu nói về đặc điểm của một loài hoa khi mùa xuân đến.

Gợi ý đáp án

Đặt câu nói về đặc điểm của một loài hoa khi mùa xuân đến: Mùa xuân đến, hoa mận nở trắng cả núi đồi.

Câu 5. Nghe viết: Mùa xuân đến (từ đầu đến “Hoa cau thoảng qua”).

Tiết 5, 6

Câu 1. Nghe, kể lại mẩu chuyện sau:

Câu 2. Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu hỏi hay dấu chấm than?

Ông quạ hăng hái dạy Toán… Bọn trẻ cả xóm đều thích học ông. Chúng kháo nhau: “Thầy dạy hay tuyệt…”. Vì sao vậy… Rất đơn giản: Thầy dạy cộng trừ bằng các thứ hạt…. Trò nào làm đúng thì được ăn số hạt đó.

Gợi ý đáp án

Ông quạ hăng hái dạy toán. Bọn trẻ cả xóm đều thích học ông. Chúng kháo nhau: “Thầy dạy hay tuyệt!”. Vì sao vậy? Rất đơn giản: Thầy dạy cộng trừ bằng các thứ hạt. Trò nào làm đúng thì được ăn số hạt đó.

Tiết 7, 8

Câu 1. Mùa đông nắng ở những đâu?

Gợi ý đáp án

Mùa đông nắng ở xung quanh bình tích, nắng vào quả cam.

Câu 2. Những câu có thể thay thế từ lặn trong câu thơ sau:

Nắng lặn vào trong mùi thơm

Của trăm ngàn bông hoa cúc.

Gợi ý đáp án

Những từ có thể thay thế từ lặn là: chìm, nấp, ẩn.

Câu 3. Vì sao mỗi lần ôm mẹ và được mẹ yêu, bạn nhỏ thấy như có nắng trong vòng tay mẹ?

Gợi ý đáp án

Vì nắng cũng hay làm nũng nên mỗi lần ôm mẹ bạn nhỏ thấy như có nắng trong vòng tay mẹ.

Câu 4. Em hiểu “ấm ơi là ấm” có nghĩa là gì?

Gợi ý đáp án

Ấm ơi là ấm: Vừa có hơi ấm từ vòng tay của mẹ, vừa có hơi ấm từ tia nắng mùa đông.

Đánh giá kỹ năng đọc hiểu và viết

Tiết 9, 10

A. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng:

a) Hà xin gặp thầy hiệu trưởng để làm gì?

  • Để bày tỏ ước mơ sau này trở thành cô giáo của trường.
  • Để được ngồi đối diện với thầy.
  • Để được bắt tay thầy.

b) Sau khi nghe Hà nói, thầy hiệu trưởng tỏ thái độ như thế nào?

  • Thầy tỏ ra bất ngờ trước ý kiến của Hà.
  • Thầy mỉm cười trước ý kiến ngộ nghĩnh của Hà.
  • Thầy hỏi lại, rồi bắt tay Hà.

c) Bộ phận in đậm trong câu “Trưa ấy, Hà đến gặp thầy hiệu trưởng.” trả lời cho câu hỏi nào?

  • Ở đâu?
  • Khi nào?
  • Vì sao?

d) Câu nào dưới đây thể hiện quyết tâm của Hà?

  • Em xin hứa sẽ làm mọi việc để giúp thầy ạ!
  • Em chắc chắn nhé?
  • Thật tuyệt!

Gợi ý đáp án

a) Để bày tỏ ước mơ sau này trở thành cô giáo của trường.

b) Thầy hỏi lại, rồi bắt tay Hà.

c) Khi nào?

d) Em xin hứa sẽ làm mọi việc để giúp thầy ạ!

Câu 2. Viết 1-2 câu nhận xết về bạn Hà.

Gợi ý đáp án

Hà là một người dũng cảm đã nói ra mơ ước của mình với thầy hiệu trưởng và là người đầy quyết tâm sẽ thực hiện mơ ước của mình.

B. Viết

Câu 1. Nghe- viết: Mùa đông nắng ở đâu? (2 khổ thơ cuối).

Câu 2. Chọn 1 trong 2 đề:

a) Viết một đoạn văn ngắn về cô giáo hoặc thầy giáo lớp 2 của em.

b) Viết một đoạn văn ngắn về người thân của em.

Gợi ý đáp án

a)  Cô giáo dạy em năm lớp 2 tên là Vân. Cô rất quan tâm và thương yêu học sinh. Em nhớ như in giọng nói dịu dàng, đầm ấm của cô trong giờ kể chuyện. Đối với bạn chưa ngoan, cô ân cần khuyên bảo chứ không hề trách phạt. Em rất quý mến cô, luôn xem cô như người mẹ hiền của em. Khi em viết chưa đẹp, cô cầm tay em uốn nắn theo từng con chữ. Những bài toán khó, cô giảng thật tỉ mỉ cho em hiểu. Em có tiến bộ như ngày nay đều nhờ vào sự chăm chút của cô. Em cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để đáp lại công ơn của cô đã dành cho em.

b)  Em chỉ còn bà ngoại. Năm nay, bà em vừa tròn 60 tuổi. Bà là y sĩ bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, về hưu đã được 9 năm. Lúc vui, bà vẫn nhắc: “Cháu Hoa ra đời thì bà nhận sổ hưu”. Mái tóc bạc quá nửa, mắt bà vẫn tinh anh, bà làm gì cũng nhanh và khéo. Bà rất hiền từ. Tối nào bà cũng kèm em học. Chữ bà rất đẹp. Em rất yêu bà em. Em chỉ mong bà khỏe, vui sống đến trăm tuổi cùng con cháu.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!