Lớp 3

Ôn tập giữa học kì I trang 69 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Ôn tập giữa học kì I tuần 9 – SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 69 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi từ tiết 1 đến tiết 9, để ôn thi giữa học kì 1 thật hiệu quả.

Qua đó, còn giúp các em nắm được các kiến thức cơ bản để ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 đạt kết quả cao. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Bạn đang xem: Ôn tập giữa học kì I trang 69 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 1

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:

a) Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.

b) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

c) Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.

Trả lời:

a) Hồ được so sánh với một chiếc gương bầu dục, khổng lồ, sáng long lanh.

b) Cầu Thê Húc được so sánh với con tôm.

c) Đầu rùa được so sánh với trái bưởi.

Câu 3

Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để tạo thành hình ảnh so sánh:

a) Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như …….

b) Tiếng gió rừng vi vu như ……

c) Sương sớm long lanh tựa như ….

(một cánh diều, những hạt ngọc, tiếng sáo)

Trả lời:

a) Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.

b) Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.

c) Sương sớm long lanh tựa như những hạt ngọc.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm dưới đây:

a) Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.

b) Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.

Trả lời:

a) Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?

b) Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?

Câu 3

Kể lại một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.

Trả lời:

Cậu bé thông minh

Ngày xưa, có một ông vua tìm người tài ra giúp nước bằng cách yêu cầu mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Nếu làng đó không tìm được sẽ phải chịu tội nặng. Yêu cầu của vua khiến cho ai nấy đều cảm thấy lo sợ. Thấy vậy, một cậu bé tới gặp và kể cho vua nghe câu chuyện: bố cậu đẻ ra em bé và cậu bị bắt đi xin sữa. Nhà vua tức giận nhưng rồi cũng nhận ra thách đố của mình là vô lí. Vua thầm khen cậu bé là tài giỏi.

Đức Vua thử tài cậu bé lại một lần nữa, bắt cậu bé xẻ thịt chim sẻ thành ba mâm cỗ. Cậu bé đưa lại chiếc kim khâu cho sứ giả, yêu cầu nhà vua rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Nhà vua biết đã tìm ra được người tài giỏi, trọng thưởng cho cậu bé thông minh và gửi cậu vào trường học.

Qua câu chuyện, em thấy được tài trí thông minh, sự lanh lợi và lòng can đảm của cậu bé.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 3

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì ?

Trả lời:

  • Mẹ em là cô giáo của trường tiểu học của xã.
  • Minh là học sinh giỏi nhất lớp em.
  • Bố Nam là thợ xây.

Câu 3

Em hãy hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu sau:

Đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tiền Giang, ngày 5 tháng 11 năm 2018

ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

Kính gửi: Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiếu nhi phường 9, thành phố Mỹ Tho.

Em tên là: Đỗ Quốc Hùng

Ngày sinh: 12/04/2009 Nam (nữ): nam

Địa chỉ: Số nhà 34 đường Trương Thành Công, phường 9, thành phố Mỹ Tho.

Học sinh: Lớp 3E

Trường Tiểu học Phường 9, thành phố Mỹ Tho.

Em làm đơn này đề nghị Ban chủ nhiệm cho em được tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ thiếu nhi phường.

Em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn

Hùng

Đỗ Quốc Hùng

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 4

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a) Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

b) Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

Trả lời:

a) Ở câu lạc bộ chúng em làm gì?

b) Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?

Câu 3

Nghe – viết:

Gió heo may

Bao giờ có làn gió heo may về mới thật là có mùa thu. Cái nắng gay gắt những ngày hè đã thành thóc vàng vào bồ, vào cót, vào kho và đã ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi… Những ngày có gió heo may dù nắng giữa trưa cũng chỉ dìu dịu, đủ cho ta mặc một chiếc áo mỏng vẫn thấy dễ chịu.

Theo BĂNG SƠN

Gió heo may: gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 5

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Chọn từ thích hợp để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm:

Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp (xinh xắn, lộng lẫy) nhiều tầng. Trên đầu mỗi bông hoa lại đính một hạt sương. Khó có thể tưởng tượng bàn tay (tinh khôi, tinh xảo) nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, (tinh tế, to lớn) đến vậy.

Trả lời:

Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng. Trên đầu mỗi bông hoa lại đính một hạt sương. Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, tinh tế đến vậy.

Câu 3

Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?

Trả lời:

  • Chị Ba làm việc ở nhà máy dệt.
  • Ông Sáu cuốc đất ở ngoài đồng.
  • Bà nội nấu cơm trong bếp.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 6

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm.

Xuân về, cây cỏ trải một màu …….. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ ……., chị hoa cúc ………. chị hoa hồng ………, bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt mảnh mai.

Tất cả đã tạo nên một vườn xuân …..

(đỏ thắm, trắng tinh, xanh non, vàng tươi, rực rỡ)

Trả lời:

Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt mảnh mai.

Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.

Câu 3

Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong những câu sau?

a) Hằng năm cứ vào đầu tháng 9 các trường lại khai giảng năm học mới.

b) Sau ba tháng hè tạm xa trường,chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy gặp bạn.

c) Đúng tám giờ trong tiếng Quốc ca hùng tráng lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.

Trả lời:

a) Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.

b) Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.

c) Đúng tám giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 7

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Giải ô chữ

a) Có thể điền những từ ngữ nào vào các ô trống ở từng dòng dưới đây?

Gợi ý: Tất cả các từ ngữ đều bắt đầu bằng chữ T.

– Dòng 1: Cùng nghĩa với thiếu nhi:

– Dòng 2: Đáp lại câu hỏi của người khác:

– Dòng 3: Người làm việc trên tàu thủy:

– Dòng 4: Tên của một trong Hai Bà Trưng:

– Dòng 5: Thời gian sắp tới (trái nghĩa với quá khứ):

– Dòng 6: Trái nghĩa với khô héo (nói về cây cối):

– Dòng 7: Cùng nghĩa với cộng đồng (tập…):

– Dòng 8: Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp:

Điền chữ

b) Từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.

Trả lời:

a)

Điền chữ

b) Tìm từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu: TRUNG THU

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 8

A. Đọc thầm

Mùa hoa sấu

Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.

Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.

BĂNG SƠN

B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?

a) Cây sấu ra hoa.

b) Cây sấu thay lá.

c) Cây sấu thay lá và ra hoa.

Trả lời: b) Cây sấu thay lá.

2. Hình dạng hoa sấu như thế nào?

a) Hoa sấu nhỏ li ti.

b) Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.

c) Hoa sấu thơm nhẹ.

Trả lời: b) Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.

3. Mùi vị hoa sấu thế nào?

a) Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.

b) Hoa sấu hăng hắc.

c) Hoa sấy nở từng chùm trắng muốt.

Trả lời: a) Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.

4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh?

a) 1 hình ảnh

b) 2 hình ảnh

c) 3 hình ảnh

(Viết rõ đó là hình ảnh nào)

Trả lời: b) Bài đọc có hai hình ảnh so sánh:

– Những chùm hoa trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông tí hon.

– Vị hoa chua … tưởng như vị nắng non của mùa hè.

5. Trong câu Đi dưới rặng sấu, ta có thể gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay thế từ nghịch ngợm bằng từ nào?

a) Tinh nghịch

b) Bướng bỉnh

c) Dại dột

Trả lời: a) Tinh nghịch.

Ôn tập giữa học kì 1 – Tiết 9

A. Nghe – viết

Nhớ bé ngoan

Đi xa bố nhớ bé mình
Bên bàn cặm cụi tay xinh chép bài
Bặm môi làm toán miệt mài
Khó ghê mà chẳng chịu sai bao giờ
Mải mê tập vẽ, đọc thơ
Hát ru em ngủ ầu ơ ngọt ngào.
Xa con bố nhớ biết bao
Nhưng mà chỉ nhớ việc nào bé ngoan.

NGUYỄN TRUNG THU

B. Tập làm văn

Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

Trả lời:

Thật hạnh phúc khi em được sinh ra và lớn lên trong “chiếc nôi êm” của gia đình, trong vòng tay yêu thương của mẹ. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại đã dành cho em nhiều tình yêu thương nhất. Mẹ sinh thành ra em, nuôi em khôn lớn. Mẹ lo cho em từng miếng ăn, giấc ngủ, việc học hành. Những khi em ốm đau, mẹ lo lắng, trằn trọc không yên giấc. Mẹ luôn mong em khỏe mạnh, chăm ngoan, học tập tốt… Em rất biết ơn mẹ. Em sẽ cố gắng chăm ngoan và ra sức học tập để không phụ công lao nuôi dưỡng to lớn của mẹ.

>> Tham khảo: Kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!