Trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ mẹ phải làm sao?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ phải làm sao khiến bố mẹ vô cùng bối rối, không biết phải khắc phục thế nào? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số lời khuyên, hy vọng sẽ hữu ích trong trường hợp của con bạn.

???????????? Xem nhiều hơn:

  • Trẻ chậm nói những thông tin cần biết từ A-Z
  • Trẻ chậm phát triển: Tất tần tật những gì cha mẹ cần biết!
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ mẹ phải làm sao?

Bạn đang xem: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ mẹ phải làm sao?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ mẹ phải làm sao?

Khái niệm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ là một dạng rối loạn giao tiếp. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi khả năng giao tiếp của trẻ chậm trễ hơn so với những bạn bè cùng trang lứa. Chúng có thể gặp khó khăn khi thể hiện bản thân do thiếu vốn từ vựng, dẫn đến giao tiếp kém. Hoặc không hiểu những chỉ dẫn, lời nói từ người khác. Sự chậm trễ này ở trẻ có liên quan đến sự kết hợp của suy giảm khả năng nghe, nói và nhận thức.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Các triệu chứng cụ thể và các mốc quan trọng bị bỏ lỡ phụ thuộc vào độ tuổi và bản chất của sự chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

Sử dụng cử chỉ muộn

Những cử chỉ khua tay, múa chân, giao tiếp bằng ánh mắt là sự khởi đầu cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trường hợp con bạn không có những biểu hiện trên hoặc có xuất hiện những không rõ ràng và chậm trễ thì được coi là chậm phát triển ngôn ngữ.

Trẻ không có biểu hiện rõ ràng khi người khác hỏi chuyện được coi là dấu hiệu nhận biết sớm của chứng chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ không có biểu hiện rõ ràng khi người khác hỏi chuyện được coi là dấu hiệu nhận biết sớm của chứng chậm phát triển ngôn ngữ

24 tháng chưa biết sử dụng từ thô

Trẻ lớn lên một chút sẽ có khả năng sử dụng giọng nói. Điều này không đề cập tới việc vận dụng “từ vựng” trong giao tiếp, bởi ở độ tuổi này trẻ hoàn thiện khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu quan sát, phụ huynh có thể thấy, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc của mình thông qua giọng nói.

Chẳng hạn bé sẽ “bi ba bi bô” những từ khó hiểu khi phấn khích một điều gì đó. Hoặc hét lên mỗi khi không vừa lòng.

Nếu bé nhà bạn chưa có khả năng sử dụng ngôn từ thô, thì khá rõ ràng, bé đang bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Khi lên 3 tuổi, trẻ không nói được câu dài

Trẻ khi lên 3 có thể nói được những câu đơn giản. Chẳng hạn: “bố, mẹ, đi chơi, tạm biệt, mẹ giúp con,…” Nếu con của bạn không đạt được cột mốc này vào năm lên 3 tuổi, thì có thể được coi là chậm phát triển ngôn ngữ.

Ngoài ra, trẻ còn không có khả năng hiểu được chỉ dẫn của người lớn, nhất là với câu mệnh lệnh dài.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong một số trường hợp, nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể nhiều hơn một yếu tố. Cụ thể là:

  • Kiếm thính: Trẻ khiếm thính cũng có khả năng bị suy giảm ngôn ngữ. Khả năng giao tiếp của trẻ sẽ bị cản trở nếu thính giác bị suy giảm
  • Tự kỷ: Tự kỷ có thể khiến trẻ chậm trễ để đạt những cột mốc giao tiếp trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, hội chứng này chỉ ảnh hưởng tới một số trường hợp, vì không phải trẻ tự kỷ nào cũng bị chậm phát triển ngôn ngữ
  • Khiếm khuyết trí tuệ: Bộ não của trẻ phát triển kém, chỉ số IQ dưới mức trung bình sẽ ảnh hưởng đến khả năng học ngoại ngữ, học nói ở trẻ. Trẻ sẽ gặp khó khăn khi đọc hoặc viết và các khuyết tật học tập khác
  • Một số vấn đề tâm lý xã hội: Đây cũng là một trong những tác nhân dẫn đến tình trạng ngôn ngữ phát triển chậm ở trẻ. Ví dụ, sự thiếu quan tâm, chăm sóc từ gia đình, trẻ ít có môi trường giao tiếp,…
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Cách khắc phục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Khắc phục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần rất nhiều thời gian. Đòi hỏi bố mẹ phải thật kiên trì, dành nhiều thời gian quan tâm và trò chuyện với con. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Trò chuyện với con thường xuyên hơn

Với đứa trẻ ở độ tuổi lên 3, bố mẹ và những người thân xung quanh là đối giao tiếp chính của bé. Thông qua những tương tác, nói chuyện hằng ngày, bé sẽ học được “từ vựng” mới mẻ, bắt chước giọng nói, cử chỉ của người lớn. Vì vậy, có thể thấy rằng xây dựng mối quan hệ kết nối các thành viên trong gia đình với trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của trẻ.

Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Vì vậy, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian nói chuyện với trẻ nhiều hơn nhé. Mặc dù ở độ tuổi này, bé chưa chắc đã hiểu hết những điều bố mẹ nói, nhưng thông qua cử chỉ, nét mặt bé có thể cảm nhận được tình yêu thương từ gia đình. Đồng thời, kích thích thói quen giao tiếp ở trẻ khi lớn lên.

Một số cách tiếp cận giao tiếp với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là:

  • Giải thích với trẻ những hành động mà bố mẹ đang làm
  • Chỉ đồ vật/hình ảnh rồi nói tên
  • Tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với nhiều từ vựng mới mẻ bằng cách dẫn trẻ đi thăm thú nhiều hơn
  • Đọc truyện, đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày. Một số tài liệu dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ phụ huynh có thể sử dụng là: Cùng con học nói (Tác giả – TS Sally Ward), Dạy con học nói (Tác giả – An Khánh Nhung), Giúp con phát triển ngôn ngữ (Tác giả – Kato Kumiko), Cùng con vượt qua hàng rào giao tiếp (Tác giả – Chuyên gia tâm lý Lê Khánh)
  • Dạy con hát những bài có lời dễ nghe, dễ thuộc. Qua đó bé sẽ biết thêm được kha khá từ vựng đó!

Dù con có chậm phát triển ngôn ngữ nhưng vẫn nên tôn trọng điều đó

“Mưa dầm thấm lâu” – Câu nói này là đúng trong trường hợp dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Thực tế cho thấy, bộ não con người sẽ có thể ghi nhớ được những hành động, lời nói được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên.

Vì vậy, nếu bố mẹ kiên trì dạy con hằng ngày, từ vựng đó sẽ bắt đầu xuất hiện trong đầu trẻ và được vận dụng ra ngoài. Bố mẹ hãy dành trọn tình yêu thương với con, cho dù trẻ có gặp khiếm khuyết hãy cứ bình tĩnh, hướng dẫn bé dần dần chắc chắn tình trạng sẽ được cải thiện.

Đưa cảm xúc với lời nói

Ngôn ngữ cơ thể là một phương thức diễn đạt rất dễ thu hút sự chú ý của đối phương. Và điều này cũng ảnh hưởng tương tự tới việc dạy một đứa trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ.

Cách bố mẹ thể hiện cảm xúc trong lời nói, đồng thời có những hành động tương ứng khi nói chuyện sẽ mang đến khả năng truyền đạt tốt hơn cho bé.

Chẳng hạn bé sẽ cảm nhận được bạn đang vui vẻ, hạnh phúc thông qua nét mặt khi giao tiếp với trẻ. Hoặc nhận thức được rằng bạn đang tức giận khi thấy khuôn mặt khó chịu và tông giọng lên cao.

Thể hiện cảm xúc qua lời nói

Thể hiện cảm xúc qua lời nói

Tuy nhiên, khi áp dụng mẹo này để dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, bố mẹ nên chú ý thể hiện cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ theo cách tinh tế. Đừng để bé quá sợ hãi, không dám giao tiếp với bố mẹ. Lúc này có thể gây tác dụng ngược khiến vấn đề ngôn ngữ ở trẻ ngày càng bị trĩ hoãn thêm.

Trường dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ hiện nay còn quá xa lạ với một số gia đình. Nhiều cha mẹ rất bối rối khi có con bị chẩn đoán là chậm phát triển ngôn ngữ. Từ đó khiến mối quan hệ gia đình rơi vào bế tắc.

Để giúp bố mẹ có thể sớm khắc phục tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, những trung tâm giáo dục đã được thành lập. Tại đây, các con sẽ được sinh hoạt, học tập chung, với sự hướng dẫn của những giáo viên, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý. Nhờ đó, vấn đề ở trẻ sẽ được can thiệp sớm.

Dưới đây là một số trường dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:

  • Trung tâm can thiệp sớm Đại học Thủ đô Hà Nội

Địa chỉ: 167 Dương Quảng Hàm, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tâm lý giáo dục Tuệ Tâm

Địa chỉ: Số 27, Lô 14A, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Trường mầm non đặc biệt Myoko

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Số 18, Trần Quý Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Tầng 1, Chung cư Unimax, 210 Quang Trung, Hà Đông
  • Cơ sở 3: Lô 4B, Biệt thự Licogi 13, 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 4: A16, Biệt thự 3, Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Hà Nội

Trên đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Mong rằng với những chia sẻ này, phụ huynh sẽ lựa chọn được biện pháp phù hợp nhất để áp dụng với trường hợp của con mình. Từ đó giúp trẻ bắt kịp được những cột mốc phát triển quan trọng.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ chậm phát triển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!