Trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển: Tất tần tật những gì cha mẹ cần biết!

Trẻ chậm phát triển là gì? Nhận biết qua những biểu hiện nào? Bố mẹ cần làm gì để con sớm bắt kịp với bạn bè cùng trang lứa? và rất rất nhiều thắc mắc khác liên quan đến trẻ em chậm phát triển. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Những thông tin cần biết về trẻ chậm phát triển

Những thông tin cần biết về trẻ em chậm phát triển

Bạn đang xem: Trẻ chậm phát triển: Tất tần tật những gì cha mẹ cần biết!

Khái quát trẻ chậm phát triển

Chậm phát triển là tình trạng trẻ có mức chỉ số về ngôn ngữ, hành vi và trí tuệ đạt dưới mốc phát triển chung. Cụ thể như sau:

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Con chậm phát triển trí tuệ là nhóm trẻ có chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn mức bình thường. Vấn đề này được biểu hiện qua các phương diện như: tư duy kém, trí nhớ kém, tiếp thu chậm, thiếu hứng thú,….

Các cấp đọ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Mức nhẹ

Chỉ số IQ của trẻ chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ dao động từ 50 – 75 điểm.

Nhóm trẻ này thường gặp khó khăn trong việc học viết, đọc và kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, nếu được giáo dục tốt, đúng cách, trẻ hoàn toàn có thể cải thiện được năng lực của bản thân.

Mức trung bình

Chỉ số IQ của trẻ dao động từ 35 – 55.

Trẻ học chậm nhưng vẫn có thể thực hiện một số nhiệm vụ đơn giản. Khi trưởng thành, thường thường được giáo dục và trông nom tại các trung tâm cộng đồng.

Mức nặng

Chỉ số IQ từ 20 – 40.

Không có khả năng học tập nhưng trẻ có thể học được một số kỹ năng cơ bản để chăm sóc bản thân.

Mức rất nặng

Chỉ số IQ dưới 20 – 25.

Trẻ cần có sự giám sát và hỗ trợ từ người thân.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Chậm phát triển ngôn ngữ là đối tượng trẻ gặp vấn đề trong giao tiếp, tiếp thu thông tin và sử dụng ngôn ngữ. Một số trẻ khác lại có biểu hiện chậm nói, đến tuổi học nói nhưng không có tín hiệu trong việc phát triển ngôn ngữ, vốn từ vựng kém, thường chỉ nói được vài từ đơn giản.

Ngoài ra, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc biểu đạt mong muốn của mình qua giao tiếp hoặc có nói được nhưng người khác lại không thể hiểu. 

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Tuy gặp khiếm khuyết trong khả năng ngôn ngữ, nhưng một số trẻ lại thể hiện năng lực đặc biệt khác trong các lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, toán học. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Flinders (Australia) cho biết, cứ 10 trẻ thì có khoảng 1 trẻ sở hữu khả năng thiên bẩm này. Tuy nhiên, để trẻ bộc lộ được năng lực này, phụ huynh cần có biện pháp giáo dục một cách toàn diện.

Trẻ chậm phát triển thể chất

Trẻ chậm phát triển thể chất là tình trạng trẻ không tăng trưởng đúng với mốc phát triển tương ứng với độ tuổi của chúng. Các chỉ số thường dùng để đánh giá mức tăng trưởng của trẻ là cân nặng và chiều cao:

Cân nặng

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ đạt mức cân nặng trung bình là 3000g. 

Trong 6 tháng đầu đời, cân nặng của trẻ sẽ thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng tăng lên. Cụ thể, trẻ sơ sinh 4 – 5 tháng tuổi có thể đạt mức cân nặng gấp đôi so với thời điểm mới sinh. Và khi trẻ tròn 1 tuổi, cân nặng sẽ gấp 3 lần.

Từ năm thứ 2, chỉ số cân nặng của trẻ sẽ có sự tăng trưởng chậm hơn so với năm đầu đời, khoảng ( 1.5 – 2kg/năm).

Chiều cao

Thông thường, trẻ mới sinh ra sẽ dài khoảng 48 – 50cm. Sau đó, chiều cao của trẻ sẽ phát triển rất nhanh:

  • 3 tháng đầu đời: tăng từ 3 – 3.5cm/tháng
  • 3 tháng tiếp theo: tăng khoảng 2cm/tháng
  • 6 tháng cuối: tăng từ 1 – 1.5cm/tháng
  • Trẻ từ 1 tuổi trở lên: tăng khoảng 5cm/năm

Trẻ sinh non chậm phát triển

Trẻ sinh ở tuần thứ 35 được coi là sinh non. Nghiên cứu cho trẻ, ở một số trẻ sinh non thường gặp khiếm khuyết trong khả năng phát triển ngôn ngữ và tiếp thu kiến thức. Lý do một phần là bởi não bộ của bé dễ bị tổn thương hơn so với những đứa trẻ sinh đủ ngày đủ tháng. Tuy nhiên, không phải trẻ sinh non nào cũng chậm phát triển. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 12% trẻ sinh non gặp phải tình trạng này.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển

Dưới đây là một số biểu hiện trẻ chậm phát triển, bố mẹ cần theo dõi sát sao để có biện pháp xử lý kịp thời:

Nhận biết sớm trẻ chậm phát triển sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn

Nhận biết sớm trẻ chậm phát triển sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

  • Trí nhớ kém: Không có khả năng nhớ được sự kiện nào đó mới xảy ra chỉ trong vài phút trước. Các dữ liệu về tên gọi, số điện thoại hoặc địa chỉ trẻ cũng khó có thể nhớ được.
  • Trẻ tiếp thu chậm: So với những đứa trẻ cùng tuổi, năng lực học hỏi và thiếu thu kiến thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ khá chậm. Bởi vậy, trẻ cần được sự trợ giúp từ người lớn mới có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Thiếu hứng thú: Trẻ thường thiếu kiên nhẫn hay bỏ ngang trong các công việc thường ngày hoặc học tập. Vì thế, trẻ không bao giờ hoàn thành được nhiệm vụ. Trẻ dễ chán nản, không có sự kiên trì khi vượt qua khó khăn. Điều này chính là ám ảnh tâm lý khiến trẻ bị tự ti, ngại tiếp xúc, học hỏi từ môi trường xung quanh.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Đặc trưng dễ nhận biết của những đứa trẻ chậm phát phát triển ngôn ngữ là việc nói chậm.

Theo đúng như cột mốc phát triển của một đứa trẻ bình thường, giai đoạn từ 18 – 24 tháng tuổi chính là thời điểm bé bắt đầu học nói. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra ở những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Nếu trẻ sau 2 tuổi vẫn chưa nói được bất cứ câu đơn giản nào, phụ huynh có thể nghi ngờ con mình bị chậm nói. Biểu hiện cụ thể của hội chứng chậm phát triển ngôn ngữ là:

  • Trẻ không nói được âm đơn giản, chẳng hạn như “bố”, “mẹ”, “bà”,…
  • Trẻ không làm theo được mệnh lệnh đơn giản của người lớn
  • Trẻ tự tin, khép mình, không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh
  • Không có phản ứng với âm thanh, tiếng động
  • Khi được gọi tên hoặc hỏi một số câu đơn giản, trẻ không có dấu hiệu của sự đáp lại
  • Không ghép được những từ đơn giản thành một câu hoàn chỉnh
  • Có biểu hiện nói lắp, nói linh tinh khiến không ai hiểu được mong muốn của bé

Ở lứa tuổi lớn hơn, do vốn từ vựng yếu kém, khả năng diễn đạt kém nên trẻ không đáp ứng được yêu cầu trong giao tiếp hằng ngày. Một số trường hợp tự kỷ sẽ chỉ có thể nhại lại được lời người lớn nói mà không có những câu giao tiếp của chính mình.

Ngoài ra, trẻ còn gặp khó khăn trong việc tưởng tượng, mô tả, không phân biệt được các đồ vật, dù là đơn giản nhất.

Bé chậm phát triển phải làm sao?

Dù bé nhà bạn được chẩn đoán mắc hội chứng chậm phát triển ở mức độ nào đi chẳng nữa, vai trò của người làm cha, làm mẹ vẫn được đặt lên hàng đầu trong quá trình điều trị cho bé. 

Điều đầu tiên, bố mẹ hãy chấp nhận những điều xảy ra với con mình, luôn luôn hỗ trợ, bên cạnh, quan tâm chăm sóc bé để giúp con vượt qua hành trình gian nan này. Dù chậm về mọi mặt so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng bé vẫn có thể đạt được những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời.

Vì thế, bố mẹ không bao giờ được đánh mất niềm tin, hãy kiên trì đồng hành cùng bé trong mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày như ăn uống, vui chơi, vệ sinh thân thể và học tập.

Sự giáo dục của bố mẹ là vô cùng quan trọng với trẻ chậm phát triển

Sự giáo dục của bố mẹ là vô cùng quan trọng với trẻ chậm phát triển

Phụ huynh hãy hướng dẫn cho trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất. Sau khi trẻ đã có thể làm thành thạo nhiệm vụ người lớn giao, bố mẹ hãy nâng cấp bài tập, cho bé tiếp cận với những hoạt động phức tạp hơn.

Do khả năng hiểu và tiếp nhận thông tin ở trẻ chậm phát triển còn hạn chế nên bố mẹ cần hướng dẫn trẻ làm hành động theo từng bước để con có thể theo kịp.

Với mỗi một hoạt động, bố mẹ nên nhắc lại và thực hiện lại nhiều lần cho trẻ nhớ. Bởi những trẻ chậm phát triển có trí nhớ không tốt, khả năng tập trung cũng không cao,.,.. Những điều này có thể gây cản trở khả năng thực hiện hành động của bé. Ngoài ra, bố mẹ đừng quên dành những lời khen cho trẻ mỗi khi con hoàn thành được việc gì đó nhé!

Bên cạnh đó, bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và cố gắng hiểu tâm tư của trẻ. Mặc dù khả năng bé hiểu những điều bố mẹ nói là không cao, nhưng bằng sự quan tâm và cử chỉ trìu mến, hẳn bé cũng cảm nhận được tình yêu thương mà bố mẹ dành cho mình.

Dạy trẻ chậm phát triển như thế nào?

Để hỗ trợ bố mẹ tốt hơn trong việc dạy trẻ chậm phát triển, dưới đây là những phương pháp giáo dục mà bạn có thể tham khảo:

Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Đánh thức chức năng các giác quan

  • Về thị giác: Cho trẻ thực hiện các bài tập nhìn đồ vật từ góc độ xa tới gần, qua đó bố mẹ hãy đặt những cầu hỏi liên quan đến món đồ đó. Chẳng hạn như hình dáng, kích thước, màu sắc,…
  • Về thính giác: Rèn luyện cho trẻ khả năng nhận biết âm thanh, âm thanh đó là của con gì, cái gì hay của ai,…?
  • Về xúc giác: Thường xuyên cho trẻ luyện tập các bài tập cầm, nắm, sò các con vật hoặc đồ vật trong gia đình. Khi bé chạm đến đồ vật đó, bố mẹ hãy miêu tả cho trẻ về hình giác chúng, mềm hay cứng, nóng hay lạnh,… Đặc biệt, trong quá trình bạn cùng con tham gia trò chơi, hãy chú ý quan sát nét mặt của trẻ nhé!
  • Về khứu giác: Cho trẻ ngửi các loại thức ăn có mùi đặc trưng, mực độ từ nặng đến nhẹ để trẻ nhận biết.
  • Về vị giác: Cho trẻ nếm thử các loại quả có vị đặc trưng như chua, ngọt,…
Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển

Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển

Khơi gợi thao tác tư duy

Bố mẹ có thể sử dụng phương pháp phân tích và so sánh để rèn luyện, nâng cao khả năng tư duy của trẻ chậm phát triển.

Chẳng hạn như, cùng trẻ chơi trò phân biệt các điểm khác và giống nhau của con vật. Hoặc giúp trẻ khám phá cấu tạo trên cơ thể hoặc trên các loại thực vật.

Hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao

Đây là bài tập cần được phụ huynh thực hiện cùng bé thường xuyên để kết hợp giữa khả năng tư duy và vận động của bé. Bố mẹ có thể giao cho bé những nhiệm vụ đơn giản như thu dọn đồ chơi, giúp mẹ nhặt rau, cất món đồ vào vị trí cũ,… Nếu trẻ không hiểu, bạn hãy kiên trì, dùng những gợi ý thật đơn giản bằng hình ảnh, từ ngữ để trẻ nắm bắt được thông tin.

Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

  • Thường xuyên nói chuyện với bé: Một số trẻ chậm phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc diễn đạt thông tin. Thế nhưng, đừng vì bé chưa nói được hoặc không hiểu chuyện mà bố mẹ quên đi nhiệm vụ trò chuyện với bé mỗi ngày nhé! Đây là cách tốt nhất để giúp bé nâng cao vốn từ vực và khả năng ngôn ngữ. Hãy chia sẻ, kể cho con nghe mọi điều, sự vật đang diễn ra. Khi nói đừng mô tả, chỉ vào “nhân vật” trong câu chuyện để bé hiểu nhé!
  • Sử dụng hình ảnh trực quan: Khi bé thấy sự vật gì, con vật gì, bố mẹ hãy gọi tên nó để giúp bé ghi nhớ về từ vựng và cách phát âm
  • Trả lời bé: Bố mẹ nên quan tâm bé nhiều hơn để biết con mong muốn điều gì. Nhất là khi bé đặt câu hỏi, ba mẹ hãy trả lời để khuyến khích bé nói
  • Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người: Bố mẹ hãy thường xuyên đưa trẻ tới nơi đông người để bé phá bỏ được hàng rào giao tiếp, đồng thời gặp gỡ được nhiều người bạn. Chắc chắn bé sẽ tự tin và học được nhiều điều từ mọi người đó!

Trường cho bé chậm phát triển 

Cho trẻ theo học tại những ngôi trường chuyên biệt sẽ giúp trẻ không cảm thấy tự ti. Ngoài ra, với giáo án dành riêng cho đối tượng đặc biệt này, qua sự hướng dẫn của giáo viên trẻ sẽ sớm bắt kịp được mốc phát triển bình thường theo độ tuổi.

Các trường tại Hà Nội

Trường mầm non đặc biệt MYKYO

  • Địa chỉ: Số 3 – Ngõ 61/26/1 – Trần Duy Hưng – Hà Nội
  • Website: www.Myokoschool.com
  • Hotline: 0987.449.223

Trung tâm chuyên biệt Bình Minh

  • Địa chỉ: Số 26 – Ngõ 126 – Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
  • Email: tukybinhminh@gmail.com
  • Hotline: 0948 866 881

Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ

  • Địa chỉ: Phường Hoàng Mai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
  • Hotline: 04 8631 713

Trường PTCS Hy Vọng

  • Địa chỉ: Số 50 – Phố Trường Lâm – Phường Đức Giang – Quận Long Biên – Hà Nội
  • Email: ptcshyvong@vnn.vn/hyvongschool@yahoo.com
  • Hotline: 04 827 3850


Các trường tại TP.HCM

Trường chuyên biệt quốc tế STEPS

  • Địa chỉ: Số 10 – Đường 12 – Phường Thảo Điền – Quận 2 – TP.HCM
  • Hotline: 028 22 534 728 – 039 546 3532

Trường tiểu học Tương Lai Quận 5

  • Địa chỉ: 27 – 29 Ngô Quyền – P.10 – Quận 5 – TP.HCM

Trung tâm tư vấn trị liệu tâm lý – Âm ngữ Hướng Dương

  • Địa chỉ: 30/4 Nguyễn Cửu Vân – Phường 17 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM

Trẻ chậm phát triển có chữa được không?

Chậm phát triển trí tuệ (trí não) không phải là bệnh và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được nhận biết sớm và can thiệp kịp thời thì tình trạng của trẻ có thể cải thiện hơn. Nhưng việc điều trị, giáo dục một đứa trẻ chậm phát triển đòi hỏi các bậc cha mẹ cần có sự kiên trì, quyết tâm, sự nhẫn nại, tình yêu thương bởi trẻ cần được chú ý nhiều hơn đến các nhu cầu cơ bản.

  • Bên cạnh đó, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ thử những điều mới trong cuộc sống hàng ngày
Nếu được can thiệp kịp thời, trẻ có thể đuổi kịp với bạn bè cùng trang lứa

Nếu được can thiệp kịp thời, trẻ có thể đuổi kịp với bạn bè cùng trang lứa

  • Nếu trẻ có làm điều gì không đúng, đừng quát mắng trẻ
  • Nếu trẻ làm tốt, hãy động viên, khen ngợi, điều này giúp trẻ có động lực để thực hiện hơn
  • Đồng thời, bạn cũng nên cho trẻ tham gia vào những hoạt động như ca hát, nhảy hoặc vẽ tranh để giúp trẻ cải thiện được các kỹ năng xã hội

Khám cho trẻ chậm phát triển ở đâu?

Đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xác định mức độ bệnh là điều vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị trẻ chậm phát triển. Dưới đây là một số địa chỉ khám trẻ chậm phát triển uy tín mà bố mẹ có thể tham khảo:

Khoa thần kinh nhi – Bệnh viện nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: Tầng 12A, số 18/879 La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

Khoa thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Tầng 1, 2, 3 số 78 Giải Phóng, Hà Nội

Khoa Nhi – Bệnh viện 103

  • Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Khoa Nhi – Bệnh viện Vinmec

  • Địa chỉ: 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hà Nội

Sách dạy trẻ chậm phát triển

Những kiến thức từ trong sách hay chỉ đơn giản là đọc cho con nghe những gì trong sách viết sẽ giúp bé từng bước dần hoàn thiện các kỹ năng khiếm khuyết của mình. Đây là cách giao tiếp vô cùng hữu ích giữa bố mẹ và trẻ, do đó hãy dành thời gian đọc sách cùng bé nhé! 

Dưới đây là những cuốn sách dạy trẻ chậm phát triển được yêu thích nhất:

  • Cùng con học nói – Tác giả: TS Sally Ward
  • Dạy con dùng tiền – Tác giả: Adam Khoo, Keon Chee
  • Con có thể tự bảo vệ mình – Cơ thể con là cửa con – Tác giả: Dagmar Geisler
  • Bí ẩn của não phải – Tác giả: GS Makoto Shichida
  • Bộ sách kỹ năng sống dành cho trẻ – Mình không để mẹ phải lo lắng – Tác giả: Thiên Thai
  • Cuốn Sách Khổng Lồ Về Trò Chơi Tư Duy – Holiday Activity Pad – Tác giả: Sam Smith, Kirsteen Robson
  • Cách Nuôi Dạy Đứa Trẻ Dễ Cáu Giận, Khó Bảo – Tác giả: Ross W Greene

Trẻ chậm phát triển nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị trẻ chậm phát triển. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ nên tăng cường bổ sung vào thực đơn cho bé mỗi ngày:

  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá thu, cá trích, hạt óc chó, rau có màu xanh đậm, dầu đậu nành, dầu hạt cải,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, xoài chín, đu đủ, rau màu xanh đậm, khoai lang, cà rốt,…
  • Thực phẩm giàu sắt: Gan, cá, trứng, thịt nạc, thực phẩm bổ sung sắt
  • Axit Folic: Đậu bắp, bơ, súp lơ, cà rốt, củ cải, ngô,…
Dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển

Dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển

Đồ chơi cho trẻ chậm phát triển

Đồ chơi kích thích thị giác

  • Đồ chơi có ánh sáng và âm thanh
  • Thổi bong bóng xà phòng
  • Chong chóng
  • Đàn gõ
  • Các loại trò chơi xếp hình, xây nhà
  • Lò xo 7 màu
  • Bóng gai sáng 7 màu
  • Các loại đèn phát sáng màu
  • Tranh ảnh, sách truyện
  • Đồ chơi mô hình, đóng vai
  • Bộ nhà cửa đồ chơi
  • Búp bê, thú nhồi bông
  • Bàn chải, lược, bát thìa đồ chơi
  • Xe cô
  • Trò chơi đồ hàng
  • Bộ vắt hoa quả

Đồ chơi kích thích sáng tạo

  • Đất sét
  • Bút chì, bút màu, bút sáp và bảng từ
  • Gấp giấy
  • Xâu hạt thành sợi
  • Lắp ráp và ghép mảnh
  • Trò chơi giúp trẻ khéo léo
  • Các trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ, nu na nu nống, chi chành, nhong nhong,…
  • Những bài hát nói về con vật kèm theo các động tác

Trò chơi vận động

  • Cầu trượt, xích đu, bập bênh, ném bóng vào rổ
  • Giữ thăng bằng, lăn trên bóng
  • Xe đạp, xe lắc

Thuốc bổ não cho trẻ chậm phát triển

Nguyên nhân chính gây chậm phát triển ở trẻ nhỏ là do não bộ chưa hoàn thiện hoặc thiếu hụt dưỡng chất. Do đó, việc bổ sung các sản phẩm thuốc bổ não cho trẻ chậm phát triển là điều cần thiết. 

Hiện nay, dòng sản phẩm thuốc bổ não dành cho trẻ chậm phát triển đang được nhiều mẹ tin dùng đó chính Fitobimbi Junior – Siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu giúp phát triển não bộ và thị lực cho trẻ. 

Sản phẩm giúp bổ sung cho trẻ những dưỡng chất cần thiết như:

  • Omega 3, Omega 6: Bảo vệ sức khỏe tim mạch, nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện hoạt động não bộ, giúp trẻ nhận thức và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
  • Hợp chất Isoflavone: Giúp phòng và điều trị các bệnh lý nguy hiểm ở trẻ như ung thư, loãng xương, tim mạch, rối loạn nội tiết
  • Vitamin E: Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp phòng một số bệnh như thiếu máu, suy nhược thần kinh, chậm phát triển,…
  • Canxi, sắt, Phospho: Những dưỡng chất cần thiết cho răng, tóc, hệ thống thần kinh và đề kháng ở trẻ nhỏ

Ngoài cung cấp các dưỡng chất cần thiết, Fitobimbi Junior còn rất an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt phù hợp với trẻ mắc hội chứng chậm phát triển. Sản phẩm đã được lưu hành tại nhiều bệnh viện lớn, các cửa hàng dược phẩm trên toàn quốc,… nên các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Trên đây là những thông tin xoay quanh hội chứng trẻ chậm phát triển. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp cung cấp cho bố mẹ nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc tốt cho bé yêu!

Cụm từ tìm kiếm nhiều: trẻ sơ sinh chậm phát triển, bệnh chậm phát triển, con chậm phát triển, trẻ em bị chậm phát triển…

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ chậm phát triển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!