Lớp 6

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021 giúp các em học sinh ôn tập lại lý thuyết, luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn thi học kì 2 cho học sinh của mình. Bên cạnh môn Sinh học có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán, Ngữ văn lớp 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 6

Câu 1: Khái niệm vi sinh vật? Đặc điểm chung của VSV?

  • Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ (đường kính tế bào khoảng 0,2 – 2m) hoặc nhân thực (đường kính tế bào khoảng 10 – 100m), một số là tập hợp đơn bào.
  • Đặc điểm chung: hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.

Câu 2: Môi trường và các kiểu dinh dưỡng

Các loại môi trường cơ bản:

  • Môi trường tự nhiên là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần.
  • Môi trường tổng hợp là môi trường trong đó các chất đều đã biết t/p hóa học và số lượng.
  • Môi trường bán tổng hợp là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng.

Các kiểu dinh dưỡng:

Dựa vào nhu cầu của sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, chia thành 4 kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.

Câu 3: Trình bày quá trình hô hấp và lên men.

  • Đều là quá trình phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
  • Môi trường có oxi thì thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí, môi trường không có oxi thì thực hiện quá trình lên men hoặc hô hấp kị khí.

So sánh quá trình hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khí và lên men:

Hô hấp kị khí Hô hấp hiếu khí Lên men
Khái niệm Là quá trình phân giải cacbohiđrat. Là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ. Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim.
Điều kiện xảy ra Không có oxi Có oxi Không có oxi
Nơi diễn ra Màng sinh chất ở vi khuẩn và màng trong ti thể của vi sinh vật nhân thực Trong tế bào chất
Chất nhận điện tử Các phân tử vô cơ Oxi Các phân tử vô cơ
Sản phẩm ATP CO2, H2O và ATP Rượu, giấm, axit lactic

BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

Câu 1: Thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật? Thời gian thế hệ là gì?

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó được phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (g):

Nt = No. 2n

Câu 2: Thế nào là nuôi cấy liên tục và nuôi cấy liên tục?

Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.

Quần thể VK trong nuôi cấy ko liên tục gồm 4 pha:

  • Pha tiềm phát (pha lag): VK thích nghi vs môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim hình thành để phân giải cơ chất.
  • Pha lũy thừa (pha log): VK sinh trưởng vs tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
  • Pha cân bằng: Số lượng VK trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
  • Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương.

….

Câu hỏi trắc nghiệm học kì 2 môn Sinh học lớp 6

Câu 1. Quả chuối khi hình thành vẫn còn giữ lại vết tích của bộ phận nào dưới đây?

a. Lá đài.
b. Đầu nhụy.
c. Tràng hoa.
d. Bao phấn.

Câu 2. Nguyên nhân nào dưới đây làm quả một số loài cây không có hạt?

a. Do hoa của chúng đơn tính.
b. Do sự thụ tinh bị phá hủy sớm.
c. Do hoa không có nhụy.
d. Do bầu không chứa noãn.

Câu 3. Dựa vào đặc điểm của hạt, loại quả nào dưới đây được xếp vào nhóm với quả mơ?

a. Quả nho.
b. Quả chanh.
c. Quả xoài.
d. Quả cà chua.

Câu 4. Trong truyện “Sự tích quả dưa hấu” trên đảo hoang, Mai An Tiêm vô tình có được hạt giống dưa hấu do loài chim mang tới. Quả dưa hấu thuộc loại quả nào dưới đây?

a. Quả mọng.
b. Quả hạch.
c. Quả khô.
d. Quả khô không nẻ.

Câu 5. Nhóm quả nào dưới đây thuộc loại quả hạch?

a. Quả ổi, quả cải, quả táo.
b. Quả táo ta, quả mơ, quả xoài.
c. Quả cam, quả cà chua, quả mơ.
d. Quả chanh, quả xoài, quả táo ta.

Câu 6. Thụ phấn là hiện tượng nào dưới đây?

a. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
b. Hạt phấn tiếp xúc với noãn.
c. Hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy.
d. Hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy.

Câu 7. Sau khi thụ tinh bộ phận nào sau đây sẽ phát triển thành hạt?

a. Noãn.
b. Vòi nhụy.
c. Đầu nhụy.
d. Bầu nhụy.

Câu 8. Nhóm quả nào dưới đây thuộc loại quả khô nẻ?

a. Quả ổi, quả cải, quả táo.
b. Quả cải, quả bông, quả đậu xanh
c. Quả cải, quả cà chua, quả mơ.
d. Quả chanh, quả xoài, quả táo ta.

Câu 9. Hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở bộ phận nào dưới đây?

a. Lá mầm.
b. Phôi nhũ.
c. Chồi mầm.
d. Thân mầm.

Câu 10. Nhóm thực nào dưới đây sống trên cạn đầu tiên, sinh sản bằng bào tử?

a. Tảo
b. Rêu.
c. Hạt trần.
d. Hạt kín.

Câu 11. Trên Trái đất, quyết cổ đại tồn tại vào khoảng thời gian nào dưới đây?

a. 250 triệu năm.
b.100 triệu năm.
c. 50 triệu năm.
d. 300 triệu năm.

Câu 9. Hoa lưỡng tính là hoa như thế nào sau đây?

a. Hoa có đủ nhị và nhụy.
b. Hoa có đài, tràng, nhị, nhụy.
c. Hoa có đài, tràng, nhụy.
d. Hoa có đế, đài, tràng.

Câu 10. Cây nào dưới đây là cây Hai lá mầm?

a. Cây mía.
b. Cây dừa.
c. Cây cam.
d. Cây lúa.

Câu 11. Con người bắt đầu biết trồng lúa vào khoảng thời gian nào dưới đây?

a. Cách đây khoảng 100.000 – 120.000 năm.
b. Cách đây khoảng 15.000 – 25.000 năm.
c. Cách đây khoảng 1.000 – 5.000 năm.
d. Cách đây khoảng 10.000 – 15.000 năm.

Câu 12. Hoạt động nào dưới đây góp phần cải tạo ô nhiễm môi trường, tiết kiệm và mang hiệu quả lâu dài nhất?

a. Săn bắt động vật hoang dã.
b. Đốt rừng làm nương rẫy.
c. Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
d. Xây dựng hệ thống xử lý rác thải.

Câu 13. Hạt gồm những bộ phận nào dưới đây?

a. Vỏ, lá mầm, phôi.
b. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
c. Vỏ, phôi nhũ, chồi mầm.
d. Vỏ, thân mầm, rễ mầm.

Câu 14. Cây nào dưới đây có cơ quan sinh sản là nón?

a. Dương xỉ.
b. Cây thông.
c. Cây rêu
d. Cây trúc.

Câu 15. Hiện nay trên Trái đất, nhóm thực vật nào dưới đây tiến hóa nhất?

a. Hạt kín.
b.Hạt trần.
c. Tảo.
d. Rêu.

Câu 16. Dựa vào đặc điểm chủ yếu nào dưới đây để phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm?

a. Cấu tạo của hạt
b. Số lá mầm của phôi.
c. Cấu tạo cơ quan sinh sản.
d. Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng.

Câu 17. Cây nào dưới đây là cây Một lá mầm?

b. Cây cam.
b. Cây lúa.
c. Cây ổi.
d. Cây xoài.

Câu 18. Thứ tự các bậc phân loại (từ cao đến thấp) nào dưới đây là đúng?

a. Chi→Loài→Họ→ Bộ→Lớp→Ngành.

b. Ngành→Lớp→Bộ→Họ→Chi→Loài.

c. Ngành→Bộ→Họ→Chi→Loài→Lớp.

d. Ngành→Bộ→Lớp→Họ→Chi→Loài.

Câu 19. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biện pháp tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là

a. ngừng sản xuất công nghiệp.
b. xây dựng hệ thống xử lý rác thải
c. trồng cây gây rừng.
d. dời các khu chế xuất lên miền núi.

Câu hỏi tự luận học kì 2 môn Sinh học lớp 6

Câu 1. Vì sao chúng ta cần phải tích cực trồng cây gây rừng?

Câu 2. Quá trình quang hợp chỉ xảy ra vào ban ngày, còn quá trình hô hấp thì xảy ra cả ngày lẫn đêm. Khi quang hợp cây xanh hút khí cacbonic và thải ra khí oxi, hô hấp thì ngược lại, cây xanh hút khí oxi, thải ra khí cacbonic. Vậy tại sao người ta vẫn phải trồng nhiều cây xanh để tăng lượng khí oxi?

Câu 3. Cây trồng khác cây dại như thế nào? Em hãy kể tên một số loại cây trồng mới, được tạo ra trong nước cũng như trên thế giới để thấy khả năng to lớn con người trong việc cải tạo thực vật.

Câu 4. Vào mùa nóng, thức ăn dễ bị ôi thiu. Em hãy cho biết vì sao? Theo em nên làm thế nào để bảo quản thức ăn tránh hiện tượng trên?

Câu 5. Cuối tháng 5 năm 2017 tại Phú Yên, tôm hùm nuôi thuộc thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt, nguyên nhân được dự đoán là do nước “nở hoa”. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích và cho biết hiện tượng trên có làm ô nhiễm môi trường không?

Câu 6. Hạt của cây hai lá mầm và hạt cây một lá mầm giống, khác nhau những điểm nào? Có thể dựa vào những dấu hiệu nào để nhận biết một cây thuộc lớp Một lá mầm hay Hai lá mầm?

Câu 7. Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả có lợi gì?

Câu 8. Có thể dùng những cách nào để xác định hạt nhãn, hạt mít là hạt của cây hai lá mầm?.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 6

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!