Lớp 3

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 19

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Tuần 19 – Có đáp án sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các dạng bài tập sau đây bám sát chương trình học trên lớp để các em học sinh củng cố toàn bộ kiến thức đã học.

I. Luyện đọc diễn cảm

CƠN DÔNG

Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp.

Bạn đang xem: Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 19

Gió càng thổi mạnh, ầm ầm ù ù. Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống. Trời mỗi lúc một tối sầm lại. Vũ trụ quay cuồng trong cơn mưa gió mãnh liệt. Những tia chớp xé rách bầu trời đen kịt, phát ra những tiếng nổ kinh thiên động địa.

Một lúc sau gió dịu dần, mưa tạnh hẳn. Trên ngọn đa, mấy con chim chào mào xôn xao chuyền cành nhảy nhót, hót líu lo. Nắng vàng màu da chanh phủ lên cây một thứ ánh sáng dịu mát, trong suốt, lung linh.

(Đoàn Giỏi)

II. Đọc hiểu văn bản

1. Bài văn miêu tả cảnh vào thời điểm nào?

A. trong cơn dông

B. bắt đầu cơn dông đến lúc hết

C. sau cơn dông

Chọn B

2. Dấu hiệu nào cho thấy cơn giông rất lớn?

A. Gió thổi mạnh, sóng chồm lên, cây cối quằn lên, vặn xuống, sấm sét vang trời

B. Vũ trụ quay cuồng

C. Cả hai đáp án trên

Chọn C

3. Hình ảnh “Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống.” nói lên điều gì?

A. Cây đa rất to lớn.

B. Cây đa rất đau đớn vì mưa giông.

C. Mưa giông to đến nỗi làm cả cây cổ thụ cũng phải lay chuyển.

Chọn C

4. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những giác quan nào khi miêu tả cơn dông?

A. Thính giác, khứu giác

B. Thị giác, khứu giác

C. Thị giác, thính giác, khứu giác

Chọn C

III. Luyện tập

5. Câu: “Trời mỗi lúc một tối sầm lại.” thuộc kiểu câu:

A. Câu giới thiệu

B. Câu nêu hoạt động

C. Câu nêu đặc điểm

Chọn C

6. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu:

Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên, tung bọt trắng xóa.

Gợi ý

Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên, tung bọt trắng xóa.

7. Viết các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:

dông, lốc, tối sầm, đen xì, chớp, sấm, bồng bềnh, cầu vồng, bão, mây, sáng lóe

Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên Từ ngữ chỉ đặc điểm

Gợi ý

Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên Từ ngữ chỉ đặc điểm
dông, lốc, chớp, sấm, cầu vồng, bão, mây tối sầm, đen xì, bồng bềnh, sáng lóe

8. Khoanh vào chữ đặt trước câu cảm, gạch dưới câu khiến trong các câu sau:

a. Nhìn kìa! Cơn dông to quá!

b. Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh hoàng!

c. Chạy nhanh lên đi, cơn dông ập tới rồi.

d. Lúc nào tạnh mưa, mình cùng đi xem cầu vồng nhé!

Gợi ý

Câu cảm là: a. Nhìn kìa! Cơn dông to quá!

Câu khiến là: d. Lúc nào tạnh mưa, mình cùng đi xem cầu vồng nhé!

9. Chuyển câu kể dưới đây thành câu cảm và câu khiến

Câu kể

Câu cảm

Câu khiến

a. Minh chơi đá bóng.

……………………………………….

……………………………………….

……………………………………….

……………………………………….

b. Lâm viết đẹp.

……………………………………….

……………………………………….

……………………………………….

……………………………………….

Gợi ý

Câu kể

Câu cảm

Câu khiến

a. Minh chơi đá bóng.

Minh chơi đá bóng giỏi quá!

Minh hãy chơi đá bóng!

b. Lâm viết đẹp.

Lâm viết đẹp quá!

Lâm phải viết đẹp!

10. Đặt câu cảm có chứa các từ:

– cầu vồng:

– mưa đá:

– sét:

Gợi ý

– Cầu vồng trông mới đẹp làm sao!

– Mưa đá thật đáng sợ quá!

– Tiếng sét to quá!

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!