Lớp 3

Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 6 đề, giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập học kì 1 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 6 đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3, sẽ giúp các em học sinh lớp 3 nắm được cấu trúc, luyện giải đề thật thành thạo để đạt kết quả cao trong kỳ thi cuối học kì 1 sắp tới. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 1

Bạn đang xem: Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. Đọc thầm và làm bài tập:

I. Đọc thầm:

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

(Theo Vũ Tú Nam)

II. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm

A. Mùa xuân.
B. Mùa hạ.
C. Mùa thu
D. Mùa đông.

Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

A. Ngọn lửa hồng.
B. Ngọn nến trong xanh.
C. Tháp đèn.
D. Cái ô đỏ

Câu 3: Các loài chim làm gì trên cây gạo?

A. Làm tổ.
B. Bắt sâu.
C. Ăn quả.
D. Trò chuyện ríu rít.

Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào?

A. Đỏ chót
B. Đỏ tươi.
C. Đỏ mọng.
D. Đỏ rực rỡ.

Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào?

A. Trở lại tuổi xuân.
B. Trở nên trơ trọi.
C. Trở nên xanh tươi.
D. Trở nên hiền lành.

Câu 6: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao?

…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….

Câu 7: Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?

Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Là gì?
B. Làm gì?
C. Thế nào?
D. Khi nào?

Câu 9: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu “Ai là gì?” để nói về cây gạo.

…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả. Nghe – viết

Âm thanh thành phố

Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô.

Theo Tô Ngọc Hiến

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý. (ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em, bạn bè…)

Đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 – Đề 2

A. ĐỌC HIỂU

I. Đọc thầm bài văn sau:

MÀU HOA

Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi:

– Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế?

– Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không?

Đôi môi thường cất lên những tiếng hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười tỏa những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi.

Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì:

– Ừ, hai chúng mình là một.

Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.

Cô bé ơi! Tôi là hoa hồng đỏ đây. – Bông hồng nói. – Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn…. Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng…. Cô bé ơi, đó là tôi đấy !

Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó tỏa bừng trên gương mặt cô.

Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.

(Nguyễn Phan Hách, Tâm hồn hoa)

II. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé?

a. Hoa đào đang nở rợp một màu hồng.
b. Cô bé với hoa đào là một mà thôi.
c. Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười tỏa ra những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

Câu 2. Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng?

a. Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất.
b. Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt.
c. Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.
d. Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng.

Câu 3. Câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa?

a. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào.
b. Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó tỏa bừng trên gương mặt cô.
c. Cô bé đi vào trong vườn hoa.

Câu 4. Bài văn nói lên điều gì?

a. Vẻ đẹp của các mùa trong năm.
b. Vẻ đẹp của cô bé trong vườn hoa.
c. Vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa.

Câu 5. Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.

a. Màu của hoa đào như……………………………………………………………………………
b. Hoa đào nở như …………………………………………………………………………………….
c. Màu của hoa hồng như …………………………………………………………………………..

Câu 6. Câu Cô bé áp bông hồng vào ngực thuộc kiểu câu gì?

a. Ai thế nào?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?

Câu 7. Bộ phận được in đậm trong câu Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn trả lời cho câu hỏi nào ?

a, Ở đâu?
b. Khi nào?
c. Vì sao?

Câu 8. Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống.

Mùa thu ☐ cô bé gặp bao sắc vàng kì diệu: những bông cúc vàng tươi rực rỡ☐ những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng ☐ những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời ☐cây cỏ ☐ Mùa thu thật là đẹp!

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết

HÃY CAN ĐẢM LÊN

Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. Đang trên đà xuống
dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. … Cố gắng cầm ghi đông thật chặt, tôi tập trung chú ý vào đoạn đường mình sẽ qua. Cuối cùng xe cũng vượt qua được đoạn dốc một cách an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm!

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn tả một đồ vật mà em yêu thích.

….

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!