Lớp 2

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2020 – 2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2020 – 2021 mang tới các đề ôn tập, giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, luyện giải đề để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Đồng thời, cũng là tài liệu cho các thầy cô khi hướng dẫn ôn tập môn Tiếng Việt cuối học kì 2 cho các em học sinh. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán lớp 2. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2020 – 2021

Đề ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 1

A. Phần đọc thầm và làm bài trắc nghiệm:

Bài đọc thầm: Ông và cháu

Ông vật thi với cháu

Keo nào ông cũng thua

Cháu vỗ tay hoan hô:

“Ông thua cháu,ông nhỉ!”

Bế cháu ông thủ thỉ:

“Cháu khỏe hơn ông nhiều!

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.”

Phạm Cúc

Câu 1: Người ông trong bài chơi trò gì với cháu:

A. Đánh cờ

B. Vật tay

C. Kéo co

Câu 2: Câu “Ông là buổi trời chiều.” được viết theo mẫu câu nào trong các câu sau đây?

A. Ai thế nào?

B. Ai làm gì?

C. Ai là gì?

Câu 3: Vì sao ông vật tay thua cháu?

A. Ông yếu hơn cháu.

B. Ông giả thua cho cháu vui.

C. Ông chơi kém hơn.

Câu 4:

Điền ng hay ngh

– con …..é, …ủ gật, ….i ngờ, cá …ừ

Câu 5: Khoanh vào nhóm từ chỉ hoạt động?

A. ăn, chạy, nhà.

B. Chạy, nói, mèo

C. Viết, đi, chạy.

Câu 6: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a/ Cò ngoan ngoãn chăm chỉ học tập.

b/ Quanh ta, mọi vật mọi người đều làm việc.

B. Phần Tiếng Việt (viết)

I/CHÍNH TẢ:

Cha mẹ đọc bài chính tả (nghe viết) cho học sinh viết trong thời gian 15 phút:

Bài viết: Buổi biểu diễn văn nghệ

Hôm nay nhà trường tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Các lớp trình diễn những tiết mục hay nhất của lớp. Các em lớp Một múa điệu vui đến trường. Các bạn lớp em hát bản đồng ca chúc mừng các thầy cô.

II. TẬP LÀM VĂN:

(Thời gian làm bài 35 phút). Viết vào vở bài tập.

Đề bài: Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, em hãy viết một đoạn văn ngắn (3- 5 câu) kể về ông (bà, cha hoặc mẹ) của em.

Câu hỏi gợi ý

1. Ông( bà, cha hoặc mẹ) của em bao nhiêu tuổi?

2. Ông (bà, cha hoặc mẹ) của em làm nghề gì?

3. Ông (bà, cha hoặc mẹ) cuả em yêu quý, chăm sóc em như thế nào?

4. Tình cảm của em đối với ông (bà, cha hoặc mẹ) như thế nào?

Đề ôn tập học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt – Đề 2

A. Phần đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm:

Bài đọc thầm: Cha tôi

Mẹ tôi mất từ lúc tôi lên hai. Cha nuôi tôi từ thuở ấy. Người dùng xe xích lô để kiếm sống. Đấy cũng là chiếc nôi đưa tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn thức khuya dậy sớm, nai lưng đạp xích lô của cha.

Hằng ngày, cha phải thay phần việc của mẹ: lo từng mớ rau, quả cà và cả việc vá may.

Sáng nào cũng vậy, cha dậy rất sớm để đưa, đón khách. Nhiều hôm hàng phố đã cơm nước xong, ngồi xem ti vi, cha mới đạp xe về nhà.

Cha rất quý chiếc xích lô. Cha bảo nó đã nuôi sống cả nhà mình.

Theo Từ Nguyên Tĩnh

* Học sinh đọc thầm bài: “Cha tôi” sau đó chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Để nuôi sống gia đình, người bố đã làm gì?

A. Buôn bán rau, may vá

B. Làm công nhân

C. Đạp xe xích lô chở người, hàng hóa

Câu 2: Người bố rất quý chiếc xích lô vì:

A. Chiếc xe này là kỉ vật vợ để lại

B. Chiếc xe này giúp ông nuôi sống cả nhà

C. Chiếc xe này đẹp

Câu 3: Câu: “Nhiều hôm hàng phố đã cơm nước xong, ngồi xem ti vi, cha mới đạp xe về nhà.” ý muốn nói:

A. Cha đi làm về sớm

B. Cha đi làm về muộn

C. Cha không muốn về nhà

Câu 4: Cha làm thay mẹ những việc gì?

A. Lo vá quần áo

B. Lo từng mớ rau, quả cà

C. Lo từng mớ rau, quả cà và cả việc vá may.

Câu 5: Để bố mẹ vui lòng, quên hết mệt nhọc, các em cần làm gì?

……………………………………………………………………………………………

Câu 6: Em thấy người cha trong bài này là người như thế nào?

……………………………………………………………………………………………

Câu 7: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

Bạn Hà là học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn.

Câu 8: Ghép các tiếng sau: “yêu, quý, mến”, thành 4 từ có hai tiếng:

……………………………………………………………………………………………

Câu 9: Hãy sắp xếp các từ sau và viết lại thành một câu có nghĩa: chị em, nhau, giúp đỡ

……………………………………………………………………………………………

Câu 10: Đặt 1 câu theo kiểu Ai là gì?

……………………………………………………………………………………………

B. Chính tả (Nghe – viết)

C. Tập làm văn

Đề: Hãy viết từ 3 đến 5 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em. Viết vào vở bài tập.

Gợi ý:

– Anh (chị, em) của em tên gì?

– Anh (chị, em) của em bao nhiêu tuổi và đang làm gì?

– Hình dáng, tính tình anh (chị, em) của em như thế nào?

– Tình cảm của em đối với anh (chị, em) của em?

Ôn tập luyện từ và câu lớp 2 học kì 2

CHỦ ĐỀ 3: DẤU CHẤM, DẤU PHẨY, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN

I. Kiến thức cần nhớ

1. Dấu chấm được dùng khi diễn đạt hết một ý trọn vẹn. Dấu chấm thường đứng ở cuối câu. Chữ cái đứng sau dấu chấm phải viết hoa

2. Dấu phẩy (đối với lớp 2) được dùng để tách các ý nhỏ trong câu. Chữ cái đứng sau dấu phẩy không viết hoa.

3. Dấu chấm hỏi dùng tong câu để hỏi, thường đứng ở cuối câu hỏi

4. Dấu chấm than dùng trong câu để bày tỏ cảm xúc, thái độ, nó thường đứng ở cuối câu

II. Bài tập

Bài 1: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Cây gạo như một cây nến khổng lồ….

b. Lớp em chăm học…. chăm làm….

Bài 2: Điền dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ ba chấm?

– Ông chủ ơi….Chúng tôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không….

– Không …. Ở đây làm gì có cá sấu

– Vì sao vậy…..

– Vì những vùng biển như này thường có cá mập, mà cá sấu thì sợ cá mập.

Bài 3: Chép lại đoạn văn sau đây cho đúng chính tả sau khi đã thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy

Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò …. Chúng thường cùng ở …. cùng ăn …. cùng làm việc và đi chơi cùng nhau … .Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!