Tổng hợp

Insight là gì? Insight có ý nghĩa gì trong xây dựng chiến lược thương hiệu

Thấu hiểu Insight hay nhu cầu và mong muốn khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công của chiến dịch Marketing. Hiểu được điều đó, các doanh nghiệp ngày nay ngày càng chú trọng đến việc xây dựng nguồn data khách hàng và thu thập mọi hành vi liên quan đến nhóm khách hàng mục tiêu. Vậy Insight là gì? Cùng tìm hiểu những insight sáng tạo đốn tim khách hàng và cách tạo nên chúng trong bài viết dưới đây.

Insight là gì?

Insight nghĩa Tiếng Việt là gì, đó chính là sự thấu hiểu. Trong marketing, Insight có định nghĩa là sự thật ngầm hiểu. Có thể với lời giải thích trên, chắc hẳn những người không trong nghề vẫn sẽ không hiểu rõ được Insight là gì đúng không.

Nhiều người cũng thắc mắc Customer Insight là gì thì Customer Insight hay còn gọi là insight là những điều có thể tác động hoặc ảnh hưởng đến hành vi, quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Những sự thật này có thể bị ẩn vô tình hay có chủ ý bởi khách hàng mà ta khó có thể phát hiện được.

Bạn đang xem: Insight là gì? Insight có ý nghĩa gì trong xây dựng chiến lược thương hiệu

Việc phân tích hành vi khách hàng giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu sâu sắc hơn nhu cầu và mong muốn của họ. Từ đó, doanh nghiệp có những điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất với tệp khách hàng mục tiêu.

Đôi khi, chính doanh nghiệp là người khơi gợi lên insight của khách hàng, bởi họ có thể không tự nhận ra những sự thật đã tồn tại của bản thân. Trong cuộc sống hiện đại, có thể thu thập được insight khách hàng qua dữ liệu (data) dể đưa ra những chiến dịch hay cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút được khách hàng. Một insight được coi là thành công với doanh nghiệp khi có thể tăng độ nhận diện cho thương hiệu và tăng doanh thu bán hàng.

Insight là gì

Insight nghĩa là gì? Insight Tiếng Việt là gì? Customer Insight là gì? (Ảnh: Internet)

Một số đặc trưng của Customer Insight là gì?

Insight không phải là sự thật hiển nhiên

Insight là sự thật ngầm hiểu, nó không phải là những điều hiển nhiên như Trái đất quanh quanh mặt trời vậy. Việc quan sát là một điều cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nên insight nhưng nó chỉ dừng ở mức độ dữ liệu xem xét. Bạn cần theo dõi và phát hiện ra những động lực, lý do đằng sau hành vi của khách hàng. Luôn đặt câu hỏi “Tại sao” khi tìm kiếm một sự thật ngầm hiểu và quan sát một sự thật hiển nhiên.

Insight không chỉ đến từ dữ liệu

Doanh nghiệp có thể có rất nhiều data về khách hàng, đó là sự thật của khác hàng nhưng không có nghĩa nó sẽ đem lại một insight hay. Với dữ liệu khổng lồ trên tay, Marketer cần biến data đó trở nên thiết thực, khai thác và phân tích chúng để có thể tìm ra được insight chuyển thành hành động. Hãy phân tích và suy nghĩ đa dạng các loại dữ liệu để đạt được hiệu quả.

Dựa vào Insight có thể đưa ra được hành động thực tế

Nếu chỉ là lý thuyết mà không được kiểm chứng hay áp dụng thì không gọi là insight. Một insight hay phải có sự độc đáo để thúc đẩy được khách hàng hành động, khi đó họ sẽ tương tác với chiến dịch và giúp tỷ lệ chuyển đổi được gia tăng cho doanh nghiệp.

Insight có thể khiến khách hàng thay đổi hành vi của mình

Tìm hiểu Insight chính là đi khám phá các động cơ thúc đẩy các hành vi của con người. Chính vì thế, hiểu được insight khách hàng, bạn có thể có những tác động phù hợp để cách hành vi của khách hàng có thể thay đổi.

Một số đặc trưng của Customer Insight là gì

Insight của giới trẻ. Insight khách hàng là gì và cần có những yếu tố nào (Ảnh: Internet)

Những yếu tố cần có của một Insight tốt

Để tìm được insight đã là khó khăn, nhưng không phải insight nào cũng thực sự có giá trị. Vậy Insight như thế nào được coi là tốt? Hãy nắm chắc cụm từ FAAT

Focused – Có trọng tâm

Như đã tìm hiểu Insight là gì trên đây, insight tìm được phải tập trung giải quyết được một vấn đề nào đó của khách hàng mà hông lan man, trừu tượng.

Nhiều doanh nghiệp thường thu thập thật nhiều thông tin, dữ liệu nhưng không cho ra một vấn đề cụ thể nào. Hãy đầu tư thời gian, kinh phí để xác định đúng thông tin và dữ liệu mà doanh nghiệp bạn cần khai thác.

Aha

Có thể giải thích theo một cách dễ hiểu nhất, insight là những điều khách hàng không nói ra nhưng khi bạn nói, họ sẽ cảm thấy như bạn đang nói “trúng tim đen” của họ vậy. Một insight được gọi là hấp dẫn khi nó gây được hứng thu và bất ngờ cho người khác và khiến họ phải “wao” vì sự thấu hiểu của bạn.

Những yếu tố cần có của một Insight tốt

Deep Insight là gì? Những yếu tố cần có của một Insight tốt (Ảnh: Internet)

Actionable – Có thể thực hiện được

Hai yếu tố để có những insight đắt giá không thể thiếu được những suy nghĩ khác biệt và sự sáng tạo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm nhất đến chất lượng và khả năng thực hiện của ý tưởng đó.

True – Dựa trên sự thật

Insight dù có hấp dẫn đến đâu nhưng phải luôn đảm bảo được sự đúng đắn của nó. Tức là, insight phải dựa trên sự khảo sát nghiên cứu, quan sát chứ không phải dựa trên những suy nghĩ, tưởng tượng không có cơ sở để tin tưởng.

Customer Insight là thứ mà bất kỳ ai trong nghề marketing đều muốn có. Khi hiểu đúng insight là gì sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và định hình được nó. Đồng thời nó có thể đánh giá hiệu quả khi áp dụng vào các kế hoạch Marketing và Communication của những insight.

Cách nghiên cứu Customer Insight sao cho chính xác và hiệu quả

Empathy interview

Empathy interviews là dạng phỏng vấn tiếp cận tìm hiểu về trải nghiệm với tư cách là người dùng, từ đó sẽ hiểu rõ hơn về những lựa chọn và nguyên nhân để làm vậy. Khi đó, người phỏng vấn chuyên nghiệp sẽ giống như một nhà tâm lý. Khi đó, những câu chuyện được chia sẻ với cách nghĩ, cách cảm nhận khi trải nghiệm sản phẩm như những người đồng hành với người tiêu dùng. Thông qua những thông tin thu thập được, bạn sẽ nhận biết được người dùng đến từ đâu, trải nghiệm về sử dụng sản phẩm là gì. Qua đó, bạn có thể dự đoán được nhu cầu hiện tại và những biến động trong tương lai người tiêu dùng có thể hướng đến. Từ đó, đưa ra những giải pháp sáng tạo và phù hợp nhất đạt cho mục tiêu của doanh nghiệp mình.

Quan sát hành vi người tiêu dùng

Hãy quan sát hành vi của người tiêu dùng hàng ngày để có cái nhìn khách quan và chân thực nhất. Thông qua các hành vi tiêu dùng hàng ngày sẽ thể hiện được các sản phẩm, cảm xúc và cách sử dụng các sản phẩm đó. Bên cạnh đó, việc quan sát này sẽ giúp bạn thu thập được nơi lưu trữ và tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất. Từ đó sẽ định hướng cho việc phát triển sản phẩm của mình.

Tham dự triển lãm thương mại hoặc sự kiện

Tham dự triển lãm thương mại hay các sự kiện giúp bạn có thể học thêm được từ các đối thủ cách định vị thương hiệu và tương tác với người tiêu dùng, vừa có thể thư giãn tinh thần. Điều này sẽ làm tác động đến việc định hướng phát triển của sản phẩm. Cần lưu ý những điều sau khi quan sát:

  • Gian hàng của doanh nghiệp thường đưa vào những trải nghiệm gì?
  • Hình ảnh, dự án nào doanh nghiệp đem ra quảng bá và trưng bày?
  • Nhân viên của họ tương tác như thế nào với khách hàng?

Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Bằng sự khảo sát, phỏng vấn khách hàng của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể:

  • Xây dựng được định hướng cho chiến lược thương hiệu
  • Xác định được chính xác nhóm khác hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Sau khi đã xác định đối thủ cạnh tranh cùng đặc điểm nhóm khách hàng của họ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi lựa chọn hướng đi và phát triển cho doanh nghiệp mình. Bạn có thể đưa ra được chiến lược phân phối sản phẩm, định vị được vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động cũng như trong lòng khách hàng.

Cách nghiên cứu Customer Insight sao cho chính xác và hiệu quả

Insight là gì? Nghiên cứu Customer Insight chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp (Ảnh: Internet)

Các loại nhu cầu của khách hàng hiện nay

Nhu cầu về sản phẩm

  • Chức năng: Khách hàng thường muốn sản phẩm của bạn phải có những chức năng đáp ứng như cách họ muốn.
  • Tiện lợi: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn cung cấp phải là giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.
  • Thiết kế: Sản phẩm nếu có thiết kế đẹp sẽ khiến trải nghiệm tốt hơn, dễ làm thỏa mãn được khách hàng.
  • Hiệu năng: Sản phẩm, dịch vụ cung cấp phải có công năng như quảng cáo.
  • Compatibility: Nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn phải có sự tương thích với sản phẩm khách hàng đang dùng.
  • Rõ ràng: Giá cả, quy trình dịch vụ, hợp đồng các điều khoản phải rõ ràng.
  • Kiểm soát: Bạn cần cho người tiêu dùng cảm nhận được họ đang được kiểm soát tình hình thay vì bị phụ thuộc.
  • Thông tin: Hãy đầu tư vào các ấn phẩm truyền thông, những thông tin trên website vì khách hàng luôn muốn tiếp nhận đầy đủ các thông tin để nắm rõ được sản phẩm, dịch vụ.

Nhu cầu về dịch vụ

  • Giá cả: Khách hàng sẽ có một ngân sách nhất định cho việc mua sắm sản phẩm của bạn.
  • Trải nghiệm: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, việc trải nghiệm sản phẩm phải thuận tiện, đơn giản và không tốn quá nhiều công sức.
  • Sự tin cậy: Sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra phải có những tiện ích đáp ứng được khách hàng như những gì bạn quảng cáo cho họ thấy.
  • Sự hiệu quả: Sản phẩm dịch vụ cần đem lại hiệu quả về công năng cũng như thời gian sử dụng.
  • Thấu hiểu: Khách hàng luôn muốn họ được thấu hiểu, hãy dựa vào điểm này làm lợi thế để phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.
  • Minh bạch: Khách hàng muốn muốn có sự minh bạch trong việc thay đổi giá cả, hợp đồng,…
  • Nhiều lựa chọn: Hãy cung cấp đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng về giá cả và phương thức thanh toán.
  • Tương tác: Trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ, khách hàng luôn muốn nhận được sự hỗ trợ từ nhà sản xuất. Hãy nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng để có được hiệu quả cao nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: AIDA là gì?

Kết

Những chia sẻ về insight là gì hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn được thuật ngữ này. Để có được insight tốt, hãy bắt đầu tốt từ việc thu thập được data từ các nguồn đa dạng, từ đó thấu hiểu được và tìm kiếm được điều mà khách hàng đang mong muốn. Thấu hiểu được insight khách hàng sẽ giúp các marketer có thể đưa ra được những chiến dịch quảng cáo đánh trúng được tâm lý và thu hút được khách hàng. Nắm được Customer insight khách hàng chính là nắm trong tay chìa khóa cho sự phát triển và thành công của mỗi doanh nghiệp.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!