Lớp 6

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tổng hợp toàn bộ những kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng bài tập tự luyện dạng trắc nghiệm, tự luận. Qua đó, giúp các em học sinh ôn thi giữa học kì 1 năm 2022 – 2023 đạt kết quả cao.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để hướng dẫn các em ôn tập giữa học kì 1 thật tốt theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm giữa học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Lý thuyết ôn thi giữa kì 1 môn Tin học 6

1.1. Thông tin và tin học

  • Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính mình. Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người.
  • Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
  • Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.

1.2. Cách biểu diễn thông tin

a. Các dạng thông tin cơ bản

Có 3 dạng thông tin cơ bản:

– Dạng văn bản

VD: Những bài văn, quyển truyện, tiểu thuyết…

– Dạng hình ảnh

VD: Hình vẽ, tấm ảnh của bạn,.

– Dạng âm thanh

VD: Tiếng gọi cửa, tiếng nhạc, tiếng chim hót…

b. Biểu diễn thông tin

* Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.

* Vai trò biểu diễn thông tin:

  • Biểu diễn thông tin dưới dạng phù hợp cho phép người tiếp nhận hiểu thông tin ẩn chứa trong cách biểu diễn đó; lưu trữ và chuyển giao thông tin.
  • Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng.

c. Biểu diễn thông tin trong máy tính:

– Đối với máy tính thông dụng hiện nay, thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bít (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1 tương ứng cho hai trạng thái đóng mở của mạch điện.

– Trong tin học, thông tin lưu giữ trong máy tính còn được gọi là dữ liệu.

– Trong hoạt động thông tin, máy tính có các phận đảm nhận hai quá trình sau:

  • Biến đổi thông tin đưa vào trong máy tính thành dãy bit
  • Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người.

1.3. Mạng máy tính, tác dụng

a. Một số khả năng của máy tính:

  • Khả năng tính toán nhanh.
  • Tính toán với độ chính xác cao
  • Khả năng lưu trữ lớn
  • -hả năng “làm việc” không mệt mỏi.

b. Tác dụng

  • Thực hiện các tính toán
  • Tự động hóa các công việc văn phòng
  • Hỗ trợ công tác quản lý
  • Công cụ học tập và giải trí
  • Điều khiển tự động Robot
  • Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến

c. Máy tính và điều chưa thể

  • Tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người v do những hiểu biết của con người quyết định.
  • Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là không có năng lực tư duy như con người.

1.4. Phần mềm máy tính

a. Cấu trúc chung của máy tính điện tử

* Theo John Von Neumann cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm:

  • Bộ xử lí trung tâm
  • Thiết bị vào, thiết bị ra.
  • Bộ nhớ

* Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình.

* Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.

b. Bộ xử lí trung tâm (CPU)

  • CPU có thể được coi là bộ não của máy tính
  • CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

c. Bộ nhớ

  • Bộ nhớ là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình.
  • Có hai loại bộ nhớ: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài

* Bộ nhớ trong: dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy đang làm việc.

Phần chính của bộ nhớ trong là RAM.

* Bộ nhớ ngoài: được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu

VD: Ổ đĩa cứng, USB, CD,…

* Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte

d. Thiết bị vào/ra:

Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng

Bài tập luyện tập giữa kì 1 môn Tin học 6

1. Trắc nghiệm

Câu 1. Con người tiếp nhận thông tin bằng giác quan nào?

a. Thị giác
b. Thính giác
c. Vị giác
d. Cả a, b, c

Câu 2. Thông tin có thể ở dạng:

a. Văn bản
b. Hình ảnh
c. m thanh
d. Cả a, b, c

Câu 3. Sơ đồ xử lý thông tin là:

a. Nhập → Xử lí → Xuất
b. Xử lí → Nhập → Xuất
c. Nhập → Xuất → Xử lí
d. Xuất → Xử lí → Nhập

Câu 4. Dạng thông tin máy tính chưa xử lý được?

a. Văn bản
b. Hình ảnh
c. m thanh
d. Mùi, vị

Câu 5. Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng các chữ số nào?

a. 0 và 1
b. 0 và 2
c. 1 và 2
d. 0 đến 9

Câu 6. Quá trình biến đổi thông tin thành dãy bit được gọi là gì?

a. Nhập xuất
b. Mã hóa
c. Giải mã
d. Xử lý

Câu 7. Quá trình biến đổi dãy bit thành một trong những dạng quen thuộc với con người (văn bản, hình ảnh, âm thanh) được gọi là gì?

a. Nhập xuất
b. Mã hóa
c. Giải mã
d. Xử lý

Câu 8. Thiết bị nào sau đây hoạt động như một máy tính?

a. Điện thoại thông minh
b. Tivi thông minh
c. Kính thực tế ảo
d. Cả a, b, c

Câu 9. Máy tính dùng để cung cấp dữ liệu và dịch vụ cho các máy tính khác trong hệ thống mạng gọi là gì?

a. Máy tính để bàn
b. Máy tính xách tay
c. Máy tính bảng
d. Máy chủ

Câu 10. Cấu trúc cơ bản của một máy tính gồm:

a. Khối bộ nhớ.
b. Bộ xử lý trung tâm.
c. Thiết bị vào/ra.
d. Cả a, b, c

Câu 11. Để khởi động một chương trình, ta thực hiện thao tác nào?

a. Nháy chuột vào biểu tượng
b. Nháy đúp chuột vào biểu tượng
c. Nháy nút phải chuột vào biểu tượng
d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 12. Thanh Ribbon là nơi chứa:

a. Tiện ích hệ thống
b. Tên chương trình
c. Các nhóm lệnh
d. Nút đóng cửa sổ

Câu 13. Các cửa sổ trong hệ điều hành Windows có điểm chung nào?

a. Thanh tiêu đề, Thanh Ribbon, Thanh cuốn ngang, dọc
b. Thanh tiêu đề, Thanh Ribbon, Thanh công việc
c. Thanh Ribbon, Thanh cuốn ngang, dọc; Thanh công việc
d. Thanh tiêu đề, Thanh cuốn ngang, dọc; Thanh công việc

Câu 14. Hệ điều hành tổ chức các tệp tin trên thiết bị lưu trữ dưới dạng:

a. Hình tròn
b. Hình quạt
c. Hình cây
d. Hình lá

Câu 15. Các tệp tin được lưu trữ trong:

a. CPU
b. RAM
b. ROM
d. USB

Câu 16. Tệp tin Bai tap tin hoc 6.docx thuộc dạng:

a. Tệp hình ảnh
b. Tệp văn bản
c. Tệp âm thanh
d. Tệp chương trình

Câu 17. Trong các tên tệp tin sau, tên nào không hợp lệ?

a. Bai*tap*toan
b. Bai tap toan
c. Bai-tap-toan
d. Bai_tap_toan

Câu 18. Thư mục gốc là:

a. Thư mục mẹ
b. Thư mục con
c. Thư mục ngoài cùng
d. Cả a, b, c

Câu 19. Tên tệp tin không được chứa các ký tự nào sau đây?

a. /
b. ?
c. *
d. Cả a, b, c

Câu 10. Thư mục là nơi chứa:

a. Các thư mục con
b. Các tệp tin
c. Các thư mục con và tệp tin
d. Cả a, b, c đều sai

Câu 21. Để sao chép tệp tin, em sử dụng lệnh

a. Open
b. Cut
c. Copy
d. Delete

2. Tự luận

Câu 1. Bộ xử lý trung tâm (CPU) có vai trò như thế nào trong máy tính?

Câu 2. Bộ nhớ máy tính gồm các thiết bị có chức năng gì? Bộ nhớ máy tính có mấy loại? Cho ví dụ?

Câu 3. Nêu các nhiệm vụ của hệ điều hành.

Câu 4. Các bước để tạo một thư mục mới?

Câu 5. Các bước để sao chép tệp tin sang thư mục khác?

Câu 6. Các bước để tìm kiếm thông tin trên Internet đạt hiệu quả?

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!