Tổng hợp

DNSSEC là gì? Phương pháp bảo mật an toàn cho hệ thống DNS

Hiện nay, vấn đề bảo mật dữ liệu đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Chính vì thế, hệ thống DNS tên miền cần phải liên tục nâng cấp để có thể đảm bảo sự bảo mật cũng như sự an toàn thông tin trên môi trường mạng. Để có thể giảm thiểu tối đa việc DNS có thể bị tấn công thì DNSSEC đã được phát triển để có thể bảo vệ dữ liệu được truyền đi giữa các máy chủ DNS. Vậy DNSSEC là gì? ứng dụng của DNSSEC để bảo mật thông tin DNS như thế nào? Tất cả sẽ được duavang.net tổng hợp và giới thiệu trong bài viết sau.

DNS là gì

DNS là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Domain Name Server, đây còn được biết là hệ thống phân giải tên miền trên Internet. Khi người dùng gõ địa chỉ một website lên trình duyệt thì DNS sẽ truy cập tới máy chủ để tìm IP tương ứng của địa chỉ web, sau đó người dùng mới nhìn thấy website họ yêu cầu. Thông thường thời gian phân giải tên miền sang IP và truyền lại chỉ mất khoảng thời gian dưới 1 giây.

DNS là một hệ thống vô cùng quan trọng và được ví như trái tim của mạng Internet. Chính vì thế, các lỗ hổng DNS thường bị chú ý, lợi dụng để tấn công nhằm trục lợi. Kẻ gian sẽ lợi dụng lỗ hổng DNS để chuyển hướng tên miền đến một địa chỉ IP khác hoặc làm tê liệt hệ thống của bạn, từ đó đánh cắp dữ liệu cá nhân người dùng. Nếu web hosting được ví như ngôi nhà và tên miền là địa chỉ nhà thì DNS được xem như bản đồ giúp xác định vị trí ngôi nhà đó.

Bạn đang xem: DNSSEC là gì? Phương pháp bảo mật an toàn cho hệ thống DNS

DNS là gì

DNS là gì? DNS dùng để làm gì (Ảnh: Internet)

Các dạng tấn công DNS phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số dạng tấn công DNS phổ biến

  • Chuyển hướng phân giải DNS người dùng sang DNS giả mạo: Man in middle attack.
  • Đầu độc bộ nhớ Cache DNS: DNS Cache Poisoning hay DNS Pharming
  • Giả mạo hoặc thay đổi các bản ghi trong DNS.
  • Giả mạo master trong việc đồng bộ dữ liệu giữa các máy chủ DNS.
  • Spoofing master, spoofing update, …

>>> Có thể bạn quan tâm: ISP là gì?

DNSSEC là gì

Như đã nói ở phần trước đó, kẻ gian thường lợi dụng những lỗ hổng trên hệ thống DNS để tấn công. Chính vì vậy, năm 1995 thì giải pháp DNSSEC đã được ra đời nhằm bảo vệ tối đa những cuộc tấn công vào DNS. Đây là công nghệ giúp cung cấp cơ chế xác thực giữa các máy chủ DNS với nhau để đảm bảo an toàn cho dữ liệu

DNSSEC là từ viết tắt của cụm từ DNs Security Extensions, hay còn được biết đến là tiêu chuẩn an toàn mở rộng cho hệ thống DNS. Hệ thống DNSSEC sẽ dựa trên mã hóa PKI – Public – Private Key để thêm chữ ký số ở câu trả lời truy vấn DNS giúp thiết lập kết nối an toàn để người dùng an tâm sử dụng.

Ở trong những giao thức DNS thông thường thì không có công cụ giúp xác thực nguồn dữ liệu, chính vì thế rất dễ bị giả mạo. DNSSEC ra đời sẽ giúp giải quyết tất cả vấn đề này, DNSSEC sẽ cung cấp cơ chế xác thực máy chủ DNS với nhau, ngoài ra còn giúp xác thực từng zone dữ liệu để từ đó bảo toàn dữ liệu một cách trọn vẹn.

Khái niệm DNSSEC là gì

DNSSEC nghĩa là gì (Ảnh: Internet)

Sở dĩ DNSSEC có thể giúp bảo toàn trọn vẹn cho dữ liệu DNS là do nó giúp đưa ra những bản ghi mới, cụ thể là :

  1. DNSKEY – DNS Public Key (Bản ghi khóa công cộng): Đây là bản ghi giúp chứng thực zone dữ liệu
  2. RRSIG – Resource Record Signature (Bản ghi chữ ký tài nguyên): Đây là bản ghi giúp chứng thực cho các bản ghi trong zone dữ liệu
  3. NSEC – Next Secure (Bản ghi bảo mật kế tiếp): Đây là bản ghi được sử dụng trong quá trình xác thực đối với bản ghi cùng sở hữu các bản ghi. NSEC được kết hợp với bản ghi RRSIG để xác thực cho zone dữ liệu.
  4. DS – Delegation Signer (Bản ghi ký ủy quyền): Đây là bản ghi thiết lập chứng thực giữa các zone dữ liệu được sử dụng trong việc ký xác thực khi chuyển giao DNS.

Chỉ bằng việc thêm những bản ghi mới và những giao thức giúp xác thực nguồn gốc, DNSSEC đã giúp DNS mở rộng thêm nhiều tính năng bảo mật để an toàn hơn. DNSSEC đã biến mô hình DNS từ mô hình mở sang mô hình tin cậy và xác thực không mã hóa với các tính năng sau:

  • Sender Authentication: Xác thực dữ liệu trong quá trình gửi đi
  • Data Integrity: Giữ toàn vẹn dữ liệu trong quá trình truyền đi
  • Authenticated Denial Of Exsistence: Xác thực từ chối tồn tại.

Tạm kết

Trên đây là chia sẻ những thông tin chi tiết để các bạn hiểu rõ được công nghệ DNSSEC là gì cũng như ứng dụng của DNSSEC để bảo mật DNS. Có thể thấy, DNSSEC là một công nghệ vô cùng tối ưu giúp bảo vệ người dùng cũng như bảo vệ được thương hiệu, doanh nghiệp trước sự tấn công trên không gian mạng. Hãy tham khảo thêm nhiều hơn kiến thức về công nghệ trong chuyên mục công nghệ – thủ thuật trên Monica nhé.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!