Lớp 4

Khoa học lớp 4 Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

Giải Khoa học lớp 4 Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 113, 114, 115, 116, 117, 118.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 30 Chủ đề 6: Sinh vật và môi trường. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Khoa học lớp 4 Bài 30: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

1. Thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật

Nhận xét về vai trò của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật.

Trả lời:

Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng để sống và phát triển. Chúng là nguồn thức ăn của con người và nhiều loài động vật khác.

2. Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn

Câu 1: Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ các chất nào?

Trả lời:

Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng.

Câu 2: Vì sao thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn?

Trả lời:

Thực vật có khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng từ các-bô-níc, nước và chất khoáng dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Nhưng động vật và con người không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng như thực vật mà phải lấy thức ăn từ thực vật và động vật khác.

→ Thực vật thường là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn.

Câu 3: Hãy vẽ và mô tả một chuỗi thức ăn khác có thực vật đứng đầu chuỗi.

Trả lời:

Một số chuỗi thức ăn có thực vật đứng đầu chuỗi:

Rau muống → Sâu → Chim sâu → Rắn.

Lá ngô → Châu chấu → Ếch → Rắn hổ mang.

3. Cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên

Câu 1: Tìm hiểu ý nghĩa của các hoạt động trong hình 7, 8 và 9.

Hình 7, 8 và 9

Trả lời:

Ý nghĩa của các hoạt động:

  • Hình 7: Bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của động vật hoang dã.
  • Hình 8: Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh.
  • Hình 9: Bảo vệ rùa biển.

→ Các hoạt động đều nhằm duy trì trạng thái cân bằng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

Câu 2: Thảo luận các nội dung sau:

  • Thế nào là giữ cân bằng chuỗi thức ăn?
  • Đưa ra một số việc làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

Trả lời:

  • Trạng thái cân bằng của chuỗi thức ăn là trạng thái số lượng sinh vật của một mắt xích thức ăn trong chuỗi thức ăn luôn duy trì tương đối ổn định.
  • Để duy trì trạng thái cân bằng các chuỗi thức ăn trong tự nhiên, chúng ta cần tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ các động vật hoang dã và môi trường sống.

Câu 3: Hãy kể về những việc em hoặc người thân, người dân nơi em sống đã làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn.

Trả lời:

Một số việc làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn:

  • Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên ở mức độ phù hợp, đặc biệt là tài nguyên rừng, biển.
  • Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia …
  • Trồng và chăm sóc cây xanh.
  • Tuyên truyền vận động bảo vệ các động vật hoang dã và môi trường sống của chúng.
  • Nghiêm cấm hình thức đánh bắt hủy diệt.

Câu 4: Hãy chia sẻ và vận động gia đình cam kết không sử dụng một số sinh vật như rắn, gấu,… trong tự nhiên làm thức ăn và thuốc.

Hình 9

Trả lời:

Học sinh chia sẻ và vận động gia đình cam kết không sử dụng một số sinh vật như rắn, gấu,… trong tự nhiên làm thức ăn và thuốc.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!