Lớp 4

Dàn ý Tả một cây có bóng mát (4 mẫu) – Văn mẫu lớp 4

Dàn ý Tả một cây có bóng mát gồm 4 mẫu, giúp các em học sinh lớp 4 dễ dàng lập dàn ý tả cây bàng, tả cây sấu, tả cây phượng thật chi tiết. Nhờ đó, sẽ triển khai thành bài văn tả một cây có bóng mát thật hay.

Cây bóng mát

Bạn đang xem: Dàn ý Tả một cây có bóng mát (4 mẫu) – Văn mẫu lớp 4

Với 4 dàn ý tả cây có bóng mát lớp 4, sẽ giúp các em định hướng được đối tượng cần miêu tả, biết cách sử dụng từ ngữ, câu văn và các biện pháp nghệ thuật cho bài văn sinh động hơn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để ngày càng học tốt phân môn Tập làm văn lớp 4.

Dàn ý tả một cây bóng mát

a. Mở bài: Giới thiệu cây định tả.

b. Thân bài:

  • Tả bao quát hình ảnh của cây.
  • Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây).
  • Vị trí của cây đó.

c. Kết bài:

  • Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.
  • Ấn tượng của cây đối với mọi người.

Dàn ý tả cây sấu

a. Mở bài

  • Dẫn dắt giới thiệu về cây sấu mà em muốn miêu tả.

b. Thân bài

– Giới thiệu khái quát về cây sấu:

  • Cây sấu đó được trồng ở đâu?
  • Cây sấu đó có cao lớn không?
  • Cây sấu năm nay bao nhiêu tuổi? (già hay là cây non)

– Miêu tả cây sấu:

  • Cây sấu cao khoảng 3m, nó còn cao hơn những cột đèn đường
  • Thân cây to hơn một vòng tay ôm của người lớn, nếu là hai đứa con nít thì ôm vừa in
  • Vỏ thân cây màu nâu sẫm, cứng cáp, xù xì, nhưng không thô ráp đến như thân cây bàng
  • Từ đoạn cách mặt đất tầm 2 mét, các nhánh cây bắt đầu tỏa ra
  • Cành cây tỏa ra dày và bệ vệ, các cành ở dưới thô to như bắp tay, càng dài ra thì phần cành càng nhỏ hơn
  • Từ các cành cây, tỏa ra vô số nhánh nhỏ, cùng lá cây
  • Lá cây sấu to như lá mít, nhưng bề ngang nhỏ hơn, thon dài, màu xanh sẫm
  • Các lá sấu mọc dọc theo nhánh cây với mật độ khá dày, xum xuê
  • Vì thế, tán lá cây sấu như một cây nấm xanh khổng lồ
  • Mùa hè, đứng dưới tán lá sấu thì mát mẻ vô cùng

– Công dụng của cây sấu:

  • Tạo bóng mát, che cho người đi đường
  • Thân cây có thể cung cấp gỗ
  • Quả sấu là một loại quả có thể làm rất nhiều món ngon như mứt sấu, canh sấu, sấu dầm…

– Một kỉ niệm của em với cây sấu. Gợi ý:

  • Những trưa hè, cùng bạn tụ tập vui chơi dưới bóng mát cây sấu
  • Cùng bạn trèo lên, hái sấu về để làm món sấu ngâm

c. Kết bài

  • Tình cảm của em cho cây sấu
  • Mong muốn của em dành cho cây sấu

Dàn ý tả cây bàng

a. Mở bài

– Giới thiệu về cây bàng em sẽ tả (cây bàng trồng ở gần cổng trường).

  • Ai trồng? (các bác phụ huynh trồng).
  • Trồng vào khi nào? (trồng cách đây mấy năm).
  • Trồng ở đâu? (trồng ở gần cổng trường).

b. Thân bài

  • Rễ cây: sần sùi,  ngoằn ngoèo như những con rắn khổng lồ.
  • Gốc cây: to màu nâu đậm
  • Thân cây: màu nâu nhạt chỗ gần gốc, màu xanh chỗ gần ngọn.
  • Cành cây: Cây có nhiều tán lá, như những cái ô khổng lồ.
  • Tả lá: Lá to như bàn tay.
  • Tả quả: Quả bàng nhỏ, giữa phình to, hai đầu nhỏ.

c. Kết bài

  • Nêu tác dụng của của cây bàng: che mát cho chúng em trong giờ ra chơi.
  • Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: rất thích chơi dưới gốc bàng, ăn những quả bàng chín thơm thơm, chua chua..

Dàn ý tả cây phượng

a. Mở bài: Giới thiệu cây muốn tả (Cây phượng)

  • Cây phượng do ai trồng? (Do lớp chị tôi trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này.)
  • Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây phượng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cây phượng đã qua tám mùa hoa nở)

b. Thân bài:

– Tả bao quát cây phượng (Chọn thời điểm phượng đang ra hoa để miêu tả.)

– Tả từng bộ phận:

  • Gốc phượng to bằng chừng nào?
  • Rễ phượng có những đặc điểm gì?
  • Thân phượng (Vỏ cây có màu gì? Trơn hay nhám hoặc xù xì?…)
  • Tán phượng (tả cành, lá….)
  • Tả hoa phượng (Những đặc điểm nổi bật của cánh phượng, nụ hoa, màu sắc….)

c. Kết bài: Cảm nhận của em về cây phượng vĩ ở sân trường.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!