Lớp 1

Giáo án lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

Giáo án lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục gồm 6 môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên – xã hội lớp 1. Giúp thầy cô dễ dàng tham khảo, soạn giáo án cho mình. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm bộ giáo án sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống.

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1

Bài 26: an – at (Tiết 1)

Bạn đang xem: Giáo án lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

I. Mục tiêu:

1. Phát triển năng lực ngôn ngữ.

– Nhận biết được vần an – at, biết đánh vần.ghép vần, đọc tiếng, từ, đọc đúng tiếng có thanh. Đặt thanh đúng.

– Nhìn hình, phát âm, tự phát hiện tiếng có vần an- at.

– Tìm đúng tiếng có vần an-at. Đặt câu tiếng vừa tìm được

– Viết đúng vần an–at. Từ bàn là, bát chè (trên bảng con)

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

– Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Tranh ảnh, vật thật

HS: Thẻ chữ, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động:

2. Hình thành kiến thức:

bàn là bát chè

bàn bát

an at

a-n-an a-t-at

G: Ghi đầu bài lên bảng:

Bài 26: an –at

bàn là bát chè

bàn bát

an at

3. Khám phá:

*Đọc từ ứng dụng:

Nhãn vở bờ cát

Nghỉ giãn cách

*.Tìm tiếng mới chứa vần an-at

*.Viết bảng con:

an,at,bàn là ,bát chè

4. Củng cố:

H: Hát

H: Học chơi trò chơi tìm tiếng có vần ia, ua ,ưa…

H+G: NX-ĐG

H: QS tranh (Bàn là)

H: Tìm tiếng đã học, tiếng chưa học

H: Phân tích tiếng rút ra vần mới (an)

H: QS tranh (Bát chè)

H: Tìm tiếng đã học ,tiếng chưa học

H:phân tích tiếng rút ra vần mới (at)

H: Luyện đọc bảng lớp (phân tích đọc trơn) vần tiếng từ. Luyện đọc cn-cặp–nhóm-đồng thanh

H:Đọc bài SGK(CN,Cặp đôi…)

H: Quan sát tranh (Nhãn vở ,Bờ cát)

H: Tìm tiếng ,từ chứa vần mới.

H: Phân tích tiếng vừa tìm được.

H: Luyện đọc lại.

H: Vận động-múa,hát

H: Tìm tiếng mới cài vào thẻ.

H: Luyện đọc lại tiếng vừa tìm được.

H: Đặt câu tiếng vừa tìm được.

H+G: Mô tả chữ trên không

H: QS giáo viết mẫu trên bảng

H: Viết vần ,từ vào bảng con

H+G: NX-ĐG

H: Học nhắc lại vần vừa học…(an,at)

Giáo án môn Toán lớp 1

Bài 10: CÁC SỐ 7,8,9

I. MỤC TIÊU:

– Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau.

– Nhận dạng, đọc và viết được các số 7,8,9

– Vận dụng được kiến thức kĩ năng vào giải quyết 1 số tình huống gắn với thực tế

– PT năng lực về toán học:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Các thẻ số

– Thẻ các chấm tròn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động:

G. Phổ biến luật chơi.

2. Hình thành kiến thức mới:

a/GV giới thiệu bài.

*Số 7,8,9

?Những nhóm vật vừa nêu có số lượng là mấy?

Số: 8,9 Thực hiện TT các bước như số 7.

*GV nhận xét củng cố lại các số vừa học.(Ghi đầu bài)

Nghỉ giải lao

3. HĐ Thực hành.

*Bài tập 1:Viết số

G: Nêu độ cao các con số 7,8,9

*Bài tập 2: Điền số

*Bài tập 3: Chọn số thích hợp.

*Bài tập 4: Trò chơi điền số

*G củng cố lại ND .y/c học nhắc lại các số 7,8,9.

4. HĐ ứng dụng:

H: Chơi TC chuyền điện.

H+G: Đánh giá – nhận xét

H: Đếm số kèn H1-SGK

H: Nêu số lượng cái kèn

H: Nhận xét

H: Đếm số H 2,3 – SGK

H: Nêu số lượng búp bê, máy bay

H: Nhận xét

H: Nhặt thẻ có 7 chấm tròn. Tương ứng với số lượng hình trên

H+G: Nhận xét

H: Đếm khối lập phương

H: Số 7

H: Quan sát G giới thiệu số 7

H: Đọc NT số 7 (CN-ĐT)

H: Nêu được các số vừa học 7,8,9 (Đọc CN-ĐT)

H: Chơi TC

H: Nêu nhận xét các số nét 7,8,9

H: QS G HD viết

H: Viết vào vở bài tập

H+G. Nhận xét 1 số vở

H: Nêu lại yêu cầu bài.

H: Đếm số lượng hình để điền số vào dưới mỗi hình tương ứng

H: Đổi vở kiểm tra cặp đôi.

H: NX-ĐG

H: QS tranh trong vở bài tập

H: Lần lượt nêu số hình trong mỗi bức tranh

H: Khoanh vào số tương ứng với mỗi hình.

H+G: Nhận xét

H: Quan sát tranh SGK trang 29 Thảo luận nhóm 4 để điền số thích hợp

H: Lần lượt các nhóm lên chia sẻ SP nhóm mình trước lớp.

H+G: Nhận xét biểu dương nhóm hoàn thành tốt.

H: Tìm các nhóm đồ vật có số lượng ứng với các số vừa học.

…..

Giáo án môn Đạo đức lớp 1

Bài 12: YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu:

– Nêu được việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình

– Làm được các việc thể hiện sự gắn kết yêu thương nhau trong gia đình

– Nêu được tình huống và sử lý, biết đóng vai theo các tình huống.

II. Chuẩn bị đồ dùng:

– Tranh ảnh về gia đình.

III. Nội dung:

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động.

2. Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1: Nêu việc làm thể hiện tình yêu thương gia đình trong các tranh (T56 ,T57)

Trò chơi “Tập tầm vâng”

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Nhận xét việc làm của Tin

b. Nhận xét việc làm lời nói của Na

4. Ứng dụng:

GV giao phiếu học tập

H: Hát bài “Ba thương con”

H: Nêu tình cảm bạn nhỏ yêu thương bố mẹ.

H: Giới thiệu, chia sẻ ảnh của gia đình mình trước lớp

H: Nghe cô giới thiệu bài

H: Quan sát tranh thảo luận nhóm theo nội dung tranh

H: Đại diện nhóm nêu nội dung bức tranh 1,2,3,4

H+G: Nhận xét bổ sung

H: Nhóm học chọn lời nói việc làm phù hợp gắn phiếu học tập

H+G: Nhận xét – Đánh giá.

H: Quan sát tranh SGK và thảo luận (cặp đôi)

H: Chia sẻ ý kiến bức tranh 1

H: Các nhóm khác nhận xét bổ sung

H: Quan sát tranh SGK và thảo luận (Nhóm 4)

H: Chia sẻ ý kiến bức tranh 2

H: Các nhóm khác nhận xét bổ sung

H: Nhận xét các ứng xử phù hợp với 2 bức tranh trên.

H: Hai nhóm lên đóng vai sử lý tình huống

H+G: Nhận xét rút ra bài học.

H: Nhận phiếu ghi những việc đã làm ở nhà.

Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1

BÀI: NHỮNG CHÚ CÁ ĐÁNG YÊU
(Thời lượng: 2 tiết)

1. MỤC TIÊU

1.1. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng các phẩm chất như:

– Yêu quý các con vật, có tinh thần trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ các con vật.

– Có đức tính chăm chỉ, siêng năng thông qua quá trình quan sát, tìm hiểu về cá và sưu tầm vật liệu để thực hành tạo sản phẩm.

– Trung thực khi đưa ra các ý kiến cá nhân đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.

1.2. Về năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

– Năng lực mĩ thuật:

+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát, nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của các loại cá. Nhận biết được các yếu tố tạo hình như: Hình, đường nét, màu sắc, đậm nhạt.Biết cách sử dụng sản phẩm mĩ thuật làm đồ chơi, đồ dùng học tập.

+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo hình và trang trí được con cá từ giấy, bìa màu. Thực hiện được những sản phẩm chung của cả nhóm.

+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn vẽ, xé dán tạo được một vài con cá theo ý thích. Tạo được sản phẩm cá nhân và chung của cả nhóm.

– Năng lực đặc thù khác:

Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong trao đổi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

2.1 Giáo viên:

Một số tranh, ảnh, sản phẩm của học sinh, loa đài….

2.2 Học sinh:

Giấy vẽ A4, giấy màu, màu, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác…

3. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

– Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan,làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm,… và kết hợp với những phương pháp tích cực khác.

– Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh (2 phút)

……

Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 1

Bài 1: GIA ĐÌNH CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

· Nói được câu đơn giản để giới thiệu những thông tin về bản thân: Tên, tuổi và sở thích, khả năng của bản thân.

· Sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

GV: Tranh/ảnh về ngôi nhà

HS: Tranh/ảnh, hình vẽ về ngôi nhà, ảnh chụp của gia đình mình

· CÁC HĐ DẠY- HỌC:

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

1. HĐ khởi động:

– Bài hát: Ba ngọn nến lung linh

2. HĐ khám phá

*HĐ1: Hãy kể về gia đình của em

-GV: Mỗi người đều có một gia đình, các thành viên trong gia đình đều có các công việc, sở thích riêng của cá nhân. Chúng ta cùng quan sát tranh SGK để tìm hiểu gia đình của các bạn nhé trong tranh nhé!

– GV gợi ý: Thông tin về gia đình thứ bậc, mối quan hệ của mọi người trong gia đình( công việc, sở thích,…)

– Gia đình ở H1 có bố, mẹ và 2 con

– Bố đang tập xe đạp cho chị, mẹ đang chơi cùng em bé.

– Em bé cùng mẹ đang nhìn chị đi xe đạp và reo mừng

– Gia đình ở H2 gồm có ông bà, bố mẹ, con trai và con gái.

– Mẹ đang chải tóc cho con gái, bà đang đọc truyện cho cháu trai,…

*Liên hệ: Nói về một số việc làm thể hiện sự chăm sóc, quan tâm giữa các thành viên trong gia đình.

* GV chốt: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em là những người thân trong gia đình. Mọi người trong gia đình yêu thương và chăm sóc nhau.

3. HĐ luyện tập: Cùng giới thiệu về bản thân:

– Giới thiệu một số thông tin về bản thân: họ và tên, thứ bậc trong gia đình, tuổi, sở thích, năng khiếu,…

4. HĐ vận dụng: Cùng giới thiệu về gia đình của mình:

– Cả lớp hát

– Thảo luận ND bài hát vào bài mới

– Nghe HD-Giao việc

– HĐ nhóm 2

– Đại diện nhóm Kể về GĐ mình (2-3 em)

– HĐ nhóm 2-Quan sát và khai thác ND hình 1, hình 2

– Gia đình các bạn trong hình có những ai? Mọi người đang làm gì?

– Vẻ mặt và lời nói của bạn gái tỏ ra lo sợ hay vui thích?

– Vẻ mặt của bố nghiêm trang hay chăm chú?

– Vẻ mặt và lời nói của mẹ tỏ ra lo âu hay vui mừng?

– Vẻ mặt và tiếng reo của em bé biểu hiện sự thích thú hay sợ hãi?

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả

– Nhận xét, bổ sung

– Tình cảm của các thành viên trong gia đình thế nào?

– Chi tiết nào trong hình chứng tỏ cháu trai rất yêu quý, gần gũi với bà?(Tựa và ôm tay bà)

– Việc làm và vẻ mặt của bố thể hiện điều gì?(Bố quan tâm, chăm sóc bà)

– Việc làm và vẻ mặt của mẹ biểu hiện điều gì?(Mẹ rất yêu thương và chăm sóc con)

– Tình cảm của ông…?

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả

– Nhận xét, bổ sung

– Các thành viên trong gia đình có tình cảm với nhau,…

– Bố mẹ nấu nhiều món ăn ngon cho cả nhà ăn,…

– Em yêu gia đình, luôn nghe lời ông bà, bố mẹ,…

– Nghe HD – Giao việc

– HĐ cặp đôi

– Tự giới thiệu và nghe bạn giới thiệu về bản thân.

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả

– Nhận xét, bổ sung

– Nghe HD- Giao việc

– HĐ nhóm 4- quan sát ảnh, giới thiệu các thành viên trong gia đình mình

– Cá nhân kể trước lớp

– Nhận xét, đánh giá

– Khắc sâu kiến thức

– Dặn dò.

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1

Chủ đề: KHÁM PHÁ BÀN TAY KỲ DIỆU (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

– Học sinh thực hiện được một số việc làm yêu thương dành cho người thân, thầy cô, bạn bè.

– Học sinh thực hiện được một số việc làm từ thiện và phát huy truyền thống.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

– GV+HS: Sách giáo khoa bộ môn HĐTN

III. CÁC HĐ HỌC TẬP

NỘI DUNG HĐ CỦA HỌC SINH

1. HĐ khởi động

Bài hát: Năm ngón tay ngoan

2. HĐ khám phá:

HĐ1: Quan sát tranh SGK(44)

*Tất cả mọi người ai cũng sẽ rất vui khi được quan tâm, chăm sóc…

HĐ2: Kể những hành động yêu thương làm em vui

3. HĐ thực hành

*GV chốt ý: Bàn tay kỳ diệu có thể làm được nhiều việc khác nhau, trao yêu thương đến với mọi người

4. HĐ Mở rộng:

– Hát cả lớp

– Vừa hát vừa vận động

– Thảo luận ND bài hát vào bài mới

– Nghe GV HD- Giao việc

– Nhắc lại nhiệm vụ (2 em)

– Thảo luận (N4)

– Quan sát SGK- trình bày nêu ND tranh

– Đại diện trình bày trước lớp (4H)

– Nhận xét, đánh giá

– Nghe GV chốt ý, chuyển HĐ

– Học sinh tham gia kể (CN)

– Nhận xét, đánh giá

– Dùng vòng tay của mình trao yêu thương đến với bạn, cô,…

– Thể hiện,…(ôm, sửa cổ áo, sửa mái tóc,…cho bạn)

– Lắng nghe

– Cùng người thân dùng bàn tay, trao yêu thương đến những người thân yêu, bè bạn.

– Chuẩn bị cho giờ học sau

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!