Lớp 6

Toán 6 Bài 5: Phép nhân các số nguyên

Giải Toán lớp 6 Bài 5: Phép nhân các số nguyên sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích mà Monica muốn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn lớp 6 học sinh tham khảo.

Tài liệu được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa phần luyện tập vận dụng và phần bài tập Cánh diều trang 82, 83. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm rất nhiều tài liệu học tập môn Toán tại chuyên mục Toán 6. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Toán 6 Bài 5: Phép nhân các số nguyên

Giải Toán 6 bài 5 phần Luyện tập vận dụng

Luyện tập 1

Tính

a) (−7).5(−7).5;

b) 11.(−13)11.(−13).

Gợi ý đáp án

Bước 1: Bỏ dấu “ – ” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại.

Bước 2: Tính tích của hai số nguyên dương nhận được.

Bước 3: Thêm dấu “ – ” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tích cần tìm.

a) (- 7) . 5 = – (7 . 5) = – 35

b) 11 . (- 13) = – (11 . 13) = – 143

Luyện tập 2

Tính giác trị của biểu thức trong mỗi trường hợp sau:

a) −6x−12−6x−12 với x=−2x=−2;

b) −4y+20−4y+20 với y=−8y=−8.

Gợi ý đáp án

a)

a) Thay x=−2x=−2 vào −6x−12−6x−12 rồi sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu cho −6−6 và −2−2:

+ Bước 1: Bỏ dấu “ – ” trước số −6−6 và −2−2.

+ Bước 2: Tính tích 6.2, đây là tích của (−6).(−2)(−6).(−2).

+ Bước 3: Lấy tích của 6.2 trừ 12, ta được kết quả cần tìm.

Thay x = – 2

=> – 6 . (- 2) – 12 = 6.2-12 = 12 – 12 = 0.

b) Thay y=−8y=−8 vào −4y+20−4y+20 rồi sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu cho −4−4 và −8−8:

+ Bước 1: Bỏ dấu “ – ” trước số −4−4 và −8−8.

+ Bước 2: Tính tích 4.8, đây là tích của (−4).(−8)(−4).(−8).

+ Bước 3: Lấy tích của 4.8 cộng 20, ta được kết quả cần tìm.

Thay y = – 8

=> – 4 . (- 8) + 20 = 4.8+20 = 32 + 20 = 52

Luyện tập 3

Tính một cách hợp lí:

a) (- 6) . (- 3) . (- 5)

b) 41 . 81 – 41 . (- 19).

Gợi ý đáp án

a) (- 6) . (- 3) . (- 5)

= – (6 . 5).( – 3)

= (-30).(-3)

=30.3

=90

b) 41 . 81 – 41 . (- 19)

= 41 . [81 – ( – 19)]

= 41 . 100

= 4100

Giải Toán 6 bài 5 phần bài tập trang 82, 83

Bài 1

Tính:

a) 21 . (- 3);

b) (- 16 ) . 5;

c) 12 . 20;

d) (- 21) . (- 6).

Gợi ý đáp án:

a) 21 . (- 3) = – (21 . 3) = – 63

b) (- 16 ) . 5 = – (16 . 5) = – 80

c) 12 . 20 = 240

d) (- 21) . (- 6) = 126

Bài 2

Tìm số thích hợp ở ?

a 15 – 3 11 – 4 ? -9
b 6 14 – 23 – 125 7 ?
a . b ? ? ? ? – 21 72

Gợi ý đáp án:

a 15 – 3 11 – 4 – 3 – 9
b 6 14 – 23 – 125 7 – 8
a . b 90 – 42 – 253 500 – 21 72

Bài 3

a) 1010 . (- 104);

b) (- 2) . (- 2) . (- 2) . (- 2) . (- 2) + 25;

c) (- 3) . (- 3) . (- 3) . (- 3) – 34.

Gợi ý đáp án:

a) 1010 . (- 104);

= – (1010 . 104) = – 106.

b) (- 2) . (- 2) . (- 2) . (- 2) . (- 2) + 25;

(- 2)5 + 25 = 0.

c) (- 3) . (- 3) . (- 3) . (- 3) – 34.

= 34 – 34 = 0.

Bài 4

Tính 8 . 25. Từ đó suy ra kết quả của các phép tính sau:

a) (- 8) . 25;

b) 8 . (- 25);

c) (- 8) . (- 25).

Gợi ý đáp án:

Ta có: 8 . 25 = 200

=> a) (- 8) . 25 = – 200.

b) 8 . (- 25) = – 200.

c) (- 8) . (- 25) = 200.

Bài 5

Tính giá trị của biểu thức trong mỗi trường hợp sau:

a) 2x, biết x = – 8;

b) – 7y, biết y = 6;

c) – 8z – 15, biết z = – 4.

Gợi ý đáp án:

a) Tính giá trị của biểu thức trong trường hợp x = – 8 => 2 . (- 8) = – (2 . 8) = – 16.

b) Tính giá trị của biểu thức trong trường hợp y = 6 => (- 7) . 6 = – (7 . 6) = – 36.

c) Tính giá trị của biểu thức trong trường hợp z = – 4 => – 8 . (- 4) – 15 = – (8 . 4) – 15 = 32 – 15 = 17.

Bài 6

Xác định các dấu “<”, “>” thích hợp cho ?:

a) 3 . (- 5) ? 0;

b) (- 3) . (- 7) ? 0;

c) (- 6) . 7 ? (- 5) . (- 2).

Gợi ý đáp án:

Xác định các dấu “<”, “>” thích hợp cho các câu:

a) 3 . (- 5) < 0

b) (- 3) . (- 7) > 0

c) (- 6) . 7 < (- 5) . (- 2)

Bài 7

Tính một cách hợp lí:

a) (- 16) . (- 7) . 5;

b) 11 . (- 12) + 11 . (- 18);

c) 87 . (- 19) – 37 . (- 19);

d) 41 . 81 . (- 451) . 0

Gợi ý đáp án:

a) (- 16) . (- 7) . 5 = [(- 16) . 5] . (- 7) = 560.

b) 11 . (- 12) + 11 . (- 18) = 11 . [(- 12) + (- 18)] = 11 . [- (12 + 18)] = 11 . (- 30) = – 330.

c) 87 . (- 19) – 37 . (- 19) = (- 19) . (87 – 37) = (- 19) . 50 = – 950.

d) 41 . 81 . (- 451) . 0 = 0.

Bài 8

Chọn từ “âm”, “dương” thích hợp cho “?”

a) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên “?”

b) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên “?”

c) Tích của một số chẵn các số nguyên âm là một số nguyên “?”

d) Tích của một số lẻ các số nguyên âm là một số nguyên “?”

Gợi ý đáp án:

a) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên âm.

b) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên dương.

c) Tích của một số chẵn các số nguyên âm là một số nguyên dương.

d) Tích của một số lẻ các số nguyên âm là một số nguyên âm.

Bài 9

Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là – 30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là bao nhiêu tiền?

Gợi ý đáp án:

Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là bao nhiêu tiền là:

* Lợi nhuận Quý I = (- 30) . 3 = – 90 triệu đồng.

* Lợi nhuận Quý II = 70 . 3 = 210 triệu đồng.

Vậy sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là: (- 90) + 210 = 120 triệu đồng.

Bài 10

Dùng máy tính cầm tay để tính:

23 . (- 49); (- 215) . 207; (- 124) . (- 1023).

Gợi ý đáp án:

Đối với bài toán này các em sử dụng máy tính cầm tay để tính các phép tính.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!