Tổng hợp

Tăng trưởng bần cùng hóa là gì?

Cùng Monica tìm hiểu Tăng trưởng bần cùng hóa (immiserizing growth) là gì?

Tăng trưởng bần cùng hóa là gì?

Bạn đang xem: Tăng trưởng bần cùng hóa là gì?

Tăng trưởng bần cùng hóa (immiserizing growth) là tình huống trong đó một nước đang phát triển tìm cách tăng tiềm năng tăng trưởng bằng tăng xuất khẩu

Tăng trưởng bần cùng hóa (immiserizing growth) là tình huống trong đó một nước đang phát triển tìm cách tăng tiềm năng tăng trưởng bằng tăng xuất khẩu, nhưng chính điều này lại trở thành vật cản trở quá trình tăng trưởng. Đây là tình huống ngoại lệ và trong lý thuyết nó chỉ được áp dụng cho những nước xuất khẩu hàng đặc sản.

Giả sử một nước xuất khẩu loại khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại quốc tế về sản phẩm đó. Khi nước này tìm cách xuất khẩu nhiều hơn để thu thêm ngoại lệ nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy óc, thiết bị cần thiết cho quá trình tăng trưởng của mình, thì tất cả nỗ lực xuất khẩu của nó đều tập trung vào hàng hóa đặc biệt này, dẫn tới tình trạng dư cng và giá xuất khẩu giảm. Tình hình đó làm cho tỷ lệ trao đổi của nó xấu đi và phải xuất khẩu nhiều hơn để mua được lượng hàng nhập khẩu ít hơn và do vậy tiềm năng tăng trưởng của nó bị suy giảm

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tăng trưởng bần cùng hóa là một học thuyết lần đầu được đưa bởi Jagdish Bhagwati vào năm 1958. Khái niệm này cho rằng sự tăng trưởng của một quốc gia có thể chạm tới một ngưỡng mà tại đó đất nước trở nên xấu đi so với trước ngưỡng này. Nếu tăng trưởng của một quốc gia quá phụ thuộc xuất khẩu, sẽ dẫn tới tình trạng giảm tỷ giá thương mại (terms of trades – TOT) của nước xuất khẩu. Trong một số trường hợp, sự sụt giảm này sẽ lớn hơn phần tăng trưởng thu được.

Johnson (1955) trong một nghiên cứu độc lập với Bhagwati (1958) đã chứng minh rằng: tăng trưởng bần cùng hóa có thể xảy ra khi có các điều kiện như : tăng trưởng mạnh mẽ nhờ xuất khẩu phải được kết hợp với những đường cong cung cầu tương đối dốc đứng, dẫn tới sự thay đổi trong tỷ giá thương mại đủ lớn để làm giảm tác động trực tiếp của sự tăng lên trong năng lực sản xuất của một quốc gia. Và sự bóp méo thị trường bằng hàng rào thuế quan có thể dẫn tới những thiệt hại từ tăng trưởng.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!