Giải bài tập

Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 120 SGK Hình học 11: Vector trong không gian quan hệ vuông góc trong không gian

 Bài ôn tập chương III – Vector trong không gian quan hệ vuông góc trong không gian. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 120 Sách giáo khoa Hình học 11. Cho hình lăng trụ tam giác; Muốn chứng minh đường  thẳng

Câu 1: Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A’B’C’\). Hãy kể tên những vecto bằng vecto \(\overrightarrow {AA’} \) có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của hình lăng trụ.

Bạn đang xem: Giải Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 120 SGK Hình học 11: Vector trong không gian quan hệ vuông góc trong không gian

Vecto trong không gian là một đoạn thẳng có định hướng, tức là một đoạn thẳng đã được chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối.

 

Vì các cạnh bên của hình lăng trụ là các đoạn thẳng song song và bằng nhau nên các vecto bằng vecto \(\overrightarrow {AA’} \)  và có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của hình lăng trụ là: \(\overrightarrow {BB’} ,\overrightarrow {CC’} \)


Câu 2: Trong không gian cho ba vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ;\overrightarrow c \) đều khác vecto \(\overrightarrow 0 \) . Khi nào ba vecto đó đồng phẳng?

Ba vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ;\overrightarrow c \) đều khác vecto \(\overrightarrow 0 \) đồng phẳng khi và chỉ khi có cặp số \(m, n\) duy nhất sao cho:

\(\overrightarrow c  = m\overrightarrow a  + n\overrightarrow b \)


Câu 3:  Trong không gian, hai đường thẳng  không cắt nhau có thể vuông góc với nhau không? Giả sử hai đường thẳng \(a\) và \(b\) lần lượt có vecto chỉ phương là \(\overrightarrow u \) và \(\overrightarrow v \) . Khi nào ta có thể kết luận \(a\) và \(b\) vuông góc với nhau?

Trong không gian, hai đường thẳng vuông góc với nhau không nhất thiết phải cắt nhau. Vì vậy hai đường thẳng không cắt nhau vẫn có thể vuông góc với nhau.

Đường thẳng \(a\) có vecto chỉ phương \(\overrightarrow u \)

Đường thẳng \(b\) có vecto chỉ phương là \(\overrightarrow v \)

\(a\) vuông góc với \(b\) khi và chỉ khi tích vô hướng của hai vecto \(\overrightarrow u \)  và \(\overrightarrow v \) bằng không.

\(a \bot b \Leftrightarrow \overrightarrow u .\overrightarrow v  = 0\)


Câu 4: Muốn chứng minh đường  thẳng \(a\) vuông góc với mặt phẳng \((α)\) thì người ta cần chứng minh \(a\) vuông góc với mọi đường thẳng của mặt phẳng \(α\) hay không?

Muốn chứng minh đường thẳng \(a\) vuông góc với mặt phẳng \((α)\) thì người ta chỉ cần chứng minh \(a\) vuông góc với hai đường thẳng giao nhau của mặt phẳng \((α)\), lúc đó thì \(a ⊥( α)\)

\(\left\{ \matrix{
a \bot b,b \subset (\alpha ) \hfill \cr
a \bot c,c \subset (\alpha ) \hfill \cr
b \cap c \hfill \cr} \right. \Rightarrow a \bot (\alpha )\)


Câu 5: Hãy nhắc lại nội dung của định lí ba đường vuông góc

Định lí ba đường vuông góc:

Cho đường thẳng \(a\) nằm trong mặt phẳng \((α)\) và \(b\) là đường thẳng không thuộc \((α)\) đồng thời không vuông góc với \((α)\). Gọi \(b’ \) là hình chiếu của \(b\) trên \((α)\). Khi đó \(a\) vuông góc với \(b\) khi và chỉ khi \(a\) vuông góc với \(b’\).

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giải bài tập

[toggle title=”Xem thêm Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 120 SGK Hình học 11: Vector trong không gian quan hệ vuông góc trong không gian” state=”close”] Bài ôn tập chương III – Vector trong không gian quan hệ vuông góc trong không gian. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 120 Sách giáo khoa Hình học 11. Cho hình lăng trụ tam giác; Muốn chứng minh đường  thẳng

Câu 1: Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A’B’C’\). Hãy kể tên những vecto bằng vecto \(\overrightarrow {AA’} \) có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của hình lăng trụ.

Vecto trong không gian là một đoạn thẳng có định hướng, tức là một đoạn thẳng đã được chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối.

 

Vì các cạnh bên của hình lăng trụ là các đoạn thẳng song song và bằng nhau nên các vecto bằng vecto \(\overrightarrow {AA’} \)  và có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của hình lăng trụ là: \(\overrightarrow {BB’} ,\overrightarrow {CC’} \)


Câu 2: Trong không gian cho ba vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ;\overrightarrow c \) đều khác vecto \(\overrightarrow 0 \) . Khi nào ba vecto đó đồng phẳng?

Ba vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b ;\overrightarrow c \) đều khác vecto \(\overrightarrow 0 \) đồng phẳng khi và chỉ khi có cặp số \(m, n\) duy nhất sao cho:

\(\overrightarrow c  = m\overrightarrow a  + n\overrightarrow b \)


Câu 3:  Trong không gian, hai đường thẳng  không cắt nhau có thể vuông góc với nhau không? Giả sử hai đường thẳng \(a\) và \(b\) lần lượt có vecto chỉ phương là \(\overrightarrow u \) và \(\overrightarrow v \) . Khi nào ta có thể kết luận \(a\) và \(b\) vuông góc với nhau?

Trong không gian, hai đường thẳng vuông góc với nhau không nhất thiết phải cắt nhau. Vì vậy hai đường thẳng không cắt nhau vẫn có thể vuông góc với nhau.

Đường thẳng \(a\) có vecto chỉ phương \(\overrightarrow u \)

Đường thẳng \(b\) có vecto chỉ phương là \(\overrightarrow v \)

\(a\) vuông góc với \(b\) khi và chỉ khi tích vô hướng của hai vecto \(\overrightarrow u \)  và \(\overrightarrow v \) bằng không.

\(a \bot b \Leftrightarrow \overrightarrow u .\overrightarrow v  = 0\)


Câu 4: Muốn chứng minh đường  thẳng \(a\) vuông góc với mặt phẳng \((α)\) thì người ta cần chứng minh \(a\) vuông góc với mọi đường thẳng của mặt phẳng \(α\) hay không?

Muốn chứng minh đường thẳng \(a\) vuông góc với mặt phẳng \((α)\) thì người ta chỉ cần chứng minh \(a\) vuông góc với hai đường thẳng giao nhau của mặt phẳng \((α)\), lúc đó thì \(a ⊥( α)\)

\(\left\{ \matrix{
a \bot b,b \subset (\alpha ) \hfill \cr
a \bot c,c \subset (\alpha ) \hfill \cr
b \cap c \hfill \cr} \right. \Rightarrow a \bot (\alpha )\)


Câu 5: Hãy nhắc lại nội dung của định lí ba đường vuông góc

Định lí ba đường vuông góc:

Cho đường thẳng \(a\) nằm trong mặt phẳng \((α)\) và \(b\) là đường thẳng không thuộc \((α)\) đồng thời không vuông góc với \((α)\). Gọi \(b’ \) là hình chiếu của \(b\) trên \((α)\). Khi đó \(a\) vuông góc với \(b\) khi và chỉ khi \(a\) vuông góc với \(b’\).

[/toggle]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!