Lớp 3

Toán 3: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000

Giải Toán lớp 3 trang 105, 106 sách Cánh diều tập 2 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập của bài Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000 của chủ đề 4: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.

Giải SGK Toán 3 trang 105, 106 Cánh diều tập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 105, 106 tập 2

Bài 1

>; <; =?

Bạn đang xem: Toán 3: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000

Bài 1

Lời giải:

• 5 689 và 5 690

Số 5 689 và số 5 690 đều có chữ số hàng nghìn là 5, chữ số hàng trăm là 6.

Số 5 689 có chữ số hàng chục là 8, số 5 690 có chữ số hàng chục là 9.

Do 8 < 9 nên 5 689 < 5 690.

• 7 100 và 7 099

Số 7 100 và số 7 099 đều có chữ số hàng nghìn là 7.

Số 7 100 có chữ số hàng trăm là 1, số 7 099 có chữ số hàng trăm là 0.

Do 1 > 0 nên 7 100 > 7 099.

• 4 000 và 3 600 + 400

Ta có: 3 600 + 400 = 4 000.

Do đó 4 000 = 3 600 + 400.

• 6 000 + 4 000 và 9 000

Ta có: 6 000 + 4 000 = 10 000.

Do số 10 000 có năm chữ số, số 9 000 có bốn chữ số nên 10 000 > 9 000.

Hay 6 000 + 4 000 > 9 000.

• 7 000 + 2 000 và 9 000

Ta có: 7 000 + 2 000 = 9 000.

• 8 000 + 2 000 và 11 000

Ta có: 8 000 + 2 000 = 10 000.

Do 10 000 < 11 000 nên 8 000 + 2000 < 11 000.

Vậy ta điền dấu và ô trống như sau:

Bài 1

Bài 2

Sắp xếp các số 4 768, 5 189, 4 827, 5 786 theo thứ tự:

a) Từ bé đến lớn.

b) Từ lớn đến bé.

Lời giải:

– Số 4 768 và số 4 827 đều có chữ số hàng nghìn là 4.

Số 4 768 có chữ số hàng trăm là 7, số 4 827 có chữ số hàng trăm là 8.

Do 7 < 8 nên 4 768 < 4 827.

– Số 5 189 và số 5 786 đều có chữ số hàng nghìn là 5.

Số 5 189 có chữ số hàng trăm là 1, số 5 786 có chữ số hàng trăm là 7.

Do 1 < 7 nên 5 189 < 5 786.

Do 4 < 5 nên 4 768 < 4 827 < 5 189 < 5 786.

Vậy:

a) Sắp xếp các số từ bé đến lớn: 4 768; 4 827; 5 189; 5 786.

b) Sắp xếp các số từ lớn đến bé: 5 786; 5 189; 4 827; 4 768.

Bài 3

a) Viết các số 2 894, 7 205, 5 668, 3 327 thành tổng của nghìn, trăm, chục, đơn vị (theo mẫu):

Bài 3

b) Viết các tổng sau thành số (theo mẫu):

Bài 3

4 000 + 700 + 40 + 2 2 000 + 600 + 40 + 8

5 000 + 500 + 50 + 5 3 000 + 900 + 8

Lời giải:

a) – Số 2 894 gồm 2 nghìn, 8 trăm, 9 chục, 4 đơn vị.

Vậy 2 894 = 2 000 + 800 + 90 + 4.

– Số 7 205 gồm 7 nghìn, 2 trăm, 5 đơn vị.

Vậy 7 205 = 7 000 + 200 + 5.

– Số 5 668 gồm 5 nghìn, 6 trăm, 6 chục, 8 đơn vị.

Vậy 5 668 = 5 000 + 600 + 60 + 8.

– Số 3 327 gồm 3 nghìn, 3 trăm, 2 chục, 7 đơn vị.

Vậy 3 327 = 3 000 + 300 + 20 + 7.

b) 4 000 + 700 + 40 + 2 = 4 742

2 000 + 600 + 40 + 8 = 2 648

5 000 + 500 + 50 + 5 = 5 555

3 000 + 900 + 8 = 3 908

Bài 4

Tính nhẩm:

6 000 + 3 000 – 5 000

7 000 – (1 500 + 4 500)

8 000 – 3 000 – 2 000

6 000 + 2 000 – 3 000

Lời giải:

Nếu trong biểu thức chỉ chứa phép cộng và phép trừ, ta thực hiện phép tính lần lượt từ trái qua phải.

Nếu trong biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước.

6 000 + 3 000 – 5 000 = 9 000 – 5 000 = 4 000

8 000 – 3 000 – 2 000 = 5 000 – 2 000 = 3 000

7 000 – (1 500 + 4 500) = 7 000 – 6 000 = 1 000

6 000 + 2 000 – 3 000 = 8 000 – 3 000 = 5 000

Bài 5

Đặt tính rồi tính:

23 × 3

93 : 3

114 × 6

558 : 5

4 325 × 2

9 216 : 4

12 318 × 3

84 273 : 6

Lời giải:

Bài 5

+ 3 nhân 3 bằng 9, viết 9

+ 3 nhân 2 bằng 6, viết 6

Vậy 23 × 3 = 69.

Bài 5

+ 9 chia 3 được 3, viết 3

3 nhân 3 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0

+ Hạ 3, 3 chia 3 bằng 1, viết 1

1 nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0

Vậy 93 : 3 = 31.

Thực hiện tương tự với các phép tính còn lại, ta có kết quả của các phép tính như sau:

Bài 5

Bài 6

Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) 250 – 550 : 5

b) 350 : 7 – 6

c) 450 – (50 + 350)

d) (500 + 40) x 2

Lời giải:

Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân, chia trước.

Nếu trong biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước.

a) 250 – 550 : 5 = 250 – 110 = 140

b) 350 : 7 – 6 = 50 – 6 = 44

c) 450 – (50 + 350) = 450 – 400 = 50

d) (500 + 40) × 2 = 540 × 2 = 1080

Bài 7

Ở một bảo tàng sinh vật biển, buổi sáng có 120 lượt khách tham quan, buổi chiều có nhiều hơn buổi sáng 30 lượt khách. Hỏi cả ngày hôm đó bảo tàng đã đón bao nhiêu lượt khách tham quan?

Bài 7

Lời giải:

Bài 7

Số lượt khách tham quan vào buổi chiều là:

120 + 30 = 150 (lượt)

Tổng số lượt khách tham quan cả ngày hôm đó là:

120 + 150 = 270 (lượt)

Đáp số: 270 lượt khách.

Giải bài tập Vận dụng Toán lớp 3 Cánh diều trang 106 tập 2

Bài 8

Năm nay con 8 tuổi, tuổi của mẹ gấp 4 lần tuổi của con. Hỏi mẹ hơn con bao nhiêu tuổi?

Bài 8

Lời giải:

Số tuổi của mẹ là:

8 × 4 = 32 (tuổi)

Vậy tuổi mẹ hơn tuổi con là:

32 – 8 = 24 (tuổi)

Đáp số: 24 tuổi.

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!