Giáo viên

Kế hoạch dạy học môn Sinh học 10 sách Cánh diều

Kế hoạch dạy học môn Sinh học 10 sách Cánh diều là tài liệu hữu ích hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu giảng dạy; thiết kế các hoạt động giảng dạy, học tập; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy – học.

Phân phối chương trình môn Sinh học lớp 10 gồm 70 tiết và Chuyên đề Sinh học 10 gồm 35 tiết. Thông qua mẫu phân phối chương trình Sinh học 10 giúp giáo viên nhanh chóng xây dựng kế hoạch dạy học cho 35 tuần của năm học 2022 – 2023 phù hợp với trường mình. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm: giáo án Sinh học 10.

SINH HỌC 10

Bạn đang xem: Kế hoạch dạy học môn Sinh học 10 sách Cánh diều

Tổng số tiết: 70 tiết,

Học kỳ 1: 36 tiêt (33 tiết thực dạy, 3 tiết ôn tập kiểm tra)

Học kì 2: 34 tiết( (30 tiết thực dạy, 4 tiết ôn tập kiểm tra)

Phân phối chương trình SGK Sinh học 10

Tuần/thứ

Bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

HỌC KÌ I

MỞ ĐẦU ( 6%= 4 tiết)

1

Giới thiệu chương trình môn Sinh học,

2

– Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học.;

– Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

– Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế –xã hội;

– Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

– Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.

– Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,…). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

2

Sinh học và phát triển bền vững

1

– Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

– Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống

– Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

2

Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

1

-Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học, cụ thể:

+ Phương pháp quan sát;

+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm);

+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.

– Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.

– Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu:

+ Quan sát: logic thực hiện quan sát; thu thập, lưu giữ kết quả quan sát; lựa chọn hình thức biểu đạt kết quả quan sát;

+ Xây dựng giả thuyết;

+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm;

+ Điều tra, khảo sát thực địa;

+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu;

– Giới thiệu được phương pháp tin sinh học (Bioinfomatics) như là công cụ trong nghiên cứu và học tập sinh học

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG ( 3% = 2 tiết)

3

Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức sống

2 tiết

– Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

– Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

– Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

– Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

SINH HỌC TẾ BÀO ( 54% = 38 tiết, học kì I 26 tiết, kì II 14 tiết.)

4,5

Thành phần hóa học của tế bào

3 tiết

– Nêu được khái quát học thuyết tế bào.

– Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.

– Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).

– Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.

– Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào.

– Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất lí học, hoá học và sinh học của nước, từ đó nêu được vai trò sinh học của nước trong tế bào.

5,6

Các phân tử sinh học trong tế bào

3 tiết

– Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

– Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

– Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.

– Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.

– Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn .

– Thực hành xác định (định tính) được một số thành phần hoá học có trong tế bào (protein, lipid,…).

7,8

Cấu trúc tế bào nhân sơ

3 tiết

– Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.

– Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ.

8

Kiểm tra giữa kì

1

– Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

– Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

– Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

– Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

– Thành phần hóa học của tế bào.

– Các phân tử sinh học.

– Cấu trúc tế bào nhân sơ

9,10,11

Cấu trúc tế bào nhân thực

6 tiết

– Làm được tiêu bản hiển vi tế bào nhân thực (củ hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế bào niêm mạc xoang miệng, …) và quan sát nhân, một số bào quan trên tiêu bản đó.

-Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất

-Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất và các bào quan

– Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.

– Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.

– Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.

– Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

12

Sự trao đổi chất qua màng sinh chất

2 tiết

– Nêu được khái niệm trao đổi chất ở tế bào.

– Phân biệt được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, chủ động. Nêu được ý nghĩa của các hình thức đó. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Trình bày được hiện tượng nhập bào và xuất bào thông qua biến dạng của màng sinh chất. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (muối dưa, muối cà).

– Tích hợp nội dung gắn với thực tiễn

13

Thực hành: Thí nghiệm về trao đổi chất qua màng tế bào

2 tiết

– Làm được thí nghiệm và quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh (tế bào hành, tế bào máu,…); thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.

14

Các dạng năng lượng và chuyển hóa năng lượng trong tế bào

2 tiết

– Phát biểu được chuyển hoá năng lượng trong tế bào.

– Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hoá năng lượng ở tế bào.

– Giải thích được năng lượng được tích luỹ và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học).

– Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học.

– Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với quá trình tích lũy, giải phóng năng lượng.

15

Enzyme

2 tiết

– Trình bày được vai trò của enzyme trong quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

– Nêu được khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme.

– Thực hành: Làm được thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme, thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thuỷ phân tinh bột của amylase.

– Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.

16

Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào

2 tiết

– Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy được ví dụ minh hoạ (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,…).

– Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích luỹ năng lượng.

– Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng trong tế bào thực vật.

– Nêu được vai trò của hoá tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn.

17

Ôn tập cuối học kì I

1 tiết

– Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

– Thành phần hóa học của tế bào.

– Các phân tử sinh học.

– Cấu trúc tế bào nhân sơ, nhân thực. So sánh

– Trao đổi chất và năng lượng trong tế bào.

– Em zim, vai trò của em zim.

– Tổng hợp các chất và tích lỹ năng lượng.

– Hướng dẫn làm bài kiểm tra đánh giá cuối kì I

17

Kiểm tra cuối học kì I

1 tiết

Kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức trong học kì I.

18

Phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào

2 tiết

– Phát biểu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào.

– Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai đoạn phân giải kị khí (lên men).

– Trình bày được quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng.

– Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.

HỌC KÌ II ( 17 tuần x 2 = 34 tiết)

19

Thông tin tế bào

2

– Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào.

– Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:

+ Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng;

+ Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào;

+ Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động

của tế bào

20,21

Chu kì tế bào và nguyên phân

03

– Nêu được khái niệm chu kì tế bào. Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.

– Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào.

– Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư. Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng tránh ung thư.

21,22

Quá trình giảm phân

03

– Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật.

– Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.

– Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.

– Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.

23

Thực hành làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân,

2

– Thực hành làm được tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân (hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lay ơn, khoai môn,…).

– Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật (châu chấu đực, hoa hành,…).

24

Công nghệ tế bào

02

– Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.

– Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu công nghệ tế bào động vật.

SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS ( 27% = 19 tiết )

25

Vi sinh vật và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

02

– Nêu được khái niệm vi sinh vật. Kể tên được các nhóm vi sinh vật.

Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.

– Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

– Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng.

26

Ôn tập giữa học kì II

01

– Chu kì tế bào, quá trình nguyên phân, giảm phân.

– Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.

– Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.

– Khái niệm, thành tự của CNTB.

– Hướng dẫn làm bài kiểm tra đánh giá giữa kì II

26

Kiểm tra giữa kì II

01

– Kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức trong các bài thuộc từ CĐ – ”Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào” đến CĐ – ” Quá trình giảm phân”.

27

Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

02

– Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.

Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.

28,29

Quá trình sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

03

– Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

– Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.

– Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.

Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.

29,30

Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

02

– Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.

– Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.

– Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường,…).

– Phân tích được triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai.

– Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó.

30,31

Ngày hội STEM

03

– Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật. Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.

– Làm được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì,…).

32,33

Virus và ứng dụng của virus trong thực tiễn

4

– Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus. Trình bày được cấu tạo của virus.

– Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus.

– Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học; trong
y học và nông nghiệp; sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.

– Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi,…) và cách phòng chống. Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.

– Tuyên truyền các biện pháp phòng dịch, bảo vệ môi trường sống nhằm ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.

34

Ôn tập cuối học kì II

01

– Củng cố, ôn tập kiến thức của học kì II

– Hướng dẫn làm bài kiểm tra đánh giá cuối kì II

34

Kiểm tra đánh giá cuối học kì II

01

– Kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng kiến thức trong các bài thuộc học kì II

35

Hoạt động trải nghiệm

02

– Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh.Covid 19.Học sinh hiểu được phương thức lây nhiễm, hậu quả của VSV

Phân phối chương trình Chuyên đề lựa chọn

STT

Chuyên đề

Thời lượng

Yêu cầu cần đạt

Chuyên đề 10.1: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU (Tổng 15tiết)

1

Một số thành tựu công nghệ tế bào

2 tiết

– – Kể được tên một số thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào.

2

Các giai đoạn của công nghệ tế bào

4 tiết

– Trình bày được tính toàn năng và các giai đoạn chung của công nghệ tế bào. Lấy được ví dụ về công nghệ tế bào thực vật, công nghệ tế bào động vật.

3

Tế bào gốc và ứng dụng

8 tiết

– Nêu được khái niệm tế bào gốc. Trình bày được một số thành tựu trong sử dụng tế bào gốc.

– Phân tích được triển vọng của công nghệ tế bào trong tương lai.

– Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các thành tựu nuôi cấy mô, thành tựu tế bào gốc. Thiết kế được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ tế bào.

– Trình bày được quan điểm của bản thân về tầm quan trọng của việc sử dụng tế bào gốc trong thực tiễn.

– Tranh luận, phản biện được quan điểm về nhân bản vô tính động vật, con người.

4

Kiểm tra đánh giá sau chuyên đề

1 tiết

Chuyên đề 10.2: CÔNG NGHỆ ENZYM VÀ ỨNG DỤNG (Tổng 10 tiết)

1

Khái quát về Công nghệ enzim

3 tiết

– Trình bày được khái niệm công nghệ enzym.

– Phân tích được cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ enzym.

– Trình bày được một số thành tựu của công nghệ enzym

2

Qui trình Công nghệ sản xuất enzim

2 tiết

Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất enzym và lấy được một số ví dụ minh hoạ.

3

Ứng dụng của công nghệ enzym

3 tiết

– Trình bày được một số ứng dụng của enzym trong các lĩnh vực: công nghệ thực phẩm, y dược, kĩ thuật di truyền.

– Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về ứng dụng enzym.

4

Công nghệ enzym trong tương lai

1 tiết

Phân tích được triển vọng công nghệ enzym trong tương lai.

5

Kiểm tra đánh giá sau chuyên đề

1 tiết

Chuyên đề 10.3: CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (10 tiết)

1

Vai trò của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường

1 tiết

– Nêu được vai trò của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường.

2

Vi sinh vật trong việc phân huỷ các hợp chất

2 tiết

– Mô tả được quá trình phân giải các hợp chất trong xử lí môi trường bằng công nghệ vi sinh: phân giải hiếu khí, kị khí, lên men.

3

Một số công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường

6 tiết

– Trình bày được một số công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường.

+ Xử lí ô nhiễm môi trường đất;

+ Xử lí nước thải và làm sạch nước;

+ Thu nhận khí sinh học;

+ Xử lí chất thải rắn.

Thực hiện được dự án: Điều tra công nghệ ứng dụng vi sinh vật xử lí ô nhiễm môi trường tại địa phương (xử lí rác thải, nước thải,…).

4

Kiểm tra đánh giá sau chuyên đề

1 tiết

Phân phối chương trình kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian làm bài

(1)

Yêu cầu cần đạt

(2)

Thời điểm

(3)

Hình thức

(4)

Giữa học kì I

Tiết 18

Đáp ứng YCCĐ từ Chủ đề – “Mở đầu” đến chủ đề – “Các phân tử sinh học trong tế bào”

Tuần 9

– Thi viết trên giấy (Trắc nghiệm 70%, tự luận 30%)

– Tập trung toàn khối

Cuối học kì I

Tiết 34

Đáp ứng YCCĐ từ Chủ đề – “Mở đầu” đến chủ đề – “Phân giải các chất và giải phóng năng lượng trong tế bào”.

Tuần 17

– Thi viết trên giấy (Trắc nghiệm 70%, tự luận 30%)

– Tập trung toàn khối

Giữa học kì II

Tiết 52

Đáp ứng YCCĐ trong các chủ đề từ từ CĐ – “Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào” đến CĐ – “Công nghệ tế bào”.

Tuần 26

– Thi viết trên giấy(Trắc nghiệm 70%, tự luận 30%)

– Tập trung toàn khối

Cuối học kì II

Tiết 68

Đáp ứng YCCĐ trong các chủ đề từ từ CĐ – “Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào” đến CĐ – “Virus và ứng dụng của virus trong thực tiễn”.

Tuần 34

– Thi viết trên giấy (Trắc nghiệm 70%, tự luận 30%)

– Tập trung toàn khối

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!