Lớp 6

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021 – 2022 (Sách mới)

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm học 2021 – 2022 gồm 3 đề thi, có bảng ma trận và đáp án kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để soạn đề thi cuối học kỳ II cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh luyện giải đề, rồi so sánh đáp án dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi môn Ngữ văn, môn Toán. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021 – 2022 (Sách mới)

Đề thi học kì 2 môn Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Ma trận đề thi học kì 2 môn Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Mức độ Nội dung/Chủ đề Yêu cầu về nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL

ĐẤT VÀ SINH VẬT

Biết được thành phần, nguồn gốc và đặc điểm của các loại đất.

– Các loại động vật ngủ đông

Giá trị của các loại đất.

– Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật

Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên mang lại ý nghĩa như thế nào

Đề bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì

Số câu

Điểm

%

5

1,25

12,5%

5

1,25

12,5%

½

1,0

10%

½

1,0

10%

11

4,5

45%

CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Biết được số dân thế giới.

– Châu lục nào có số dân đông nhất, thấp nhất.

– Hiện tượng bùng nổ dân số.

-Kể tên những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên

-Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới

Nguyên nhân của sự gia tăng dân số.

– Tác động của thiên nhiên trong sản xuất

Các phương pháp giải quyết bùng nổ dân số.

Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế những tác động đó.

Số câu

Điểm

%

3

0,75

7,5%

1,5

3,0

30%

2

0,5

5%

1

02,5

2,5%

½

1,0

10%

8

5,5

55%

Tổng

Số câu

Điểm

%

8

2,0

20%

1,5

3,0

30%

7

1,75

17,5%

½

1,0

10%

1

02,5

2,5%

1

2,0

20%

19

10

100%

Đề thi học kì 2 môn Địa lí 6 năm 2021 – 2022

TRƯỜNG THCS………..

KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2021 – 2022
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Hai thành phần chính của lớp đất là:

A. Hữu cơ và nước
B. Nước và không khí
C. Cơ giới và không khí
D. Khoáng và hữu cơ

Câu 2. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là

A. sinh vật
B. đá mẹ
C. khoáng
D. địa hình

Câu 3. Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất

A. chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất
B. có màu xám thẫm hoặc đen
C. tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất
D. đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ

Câu 4. Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có:

A. Màu nâu hoặc đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng.
B. Màu xám thẫm độ phì cao.
C. Màu xám, chua, nhiều cát.
D. Màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa.

Câu 5. Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là

A. đất cát pha.
B. đất xám.
C. đất phù sa bồi đắp.
D. đất đỏ badan.

Câu 6. Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là

A. địa hình
B. nguồn nước
C. khí hậu
D. đất đai

Câu 7. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất ?

A. phá rừng bừa bãi.
B. săn bắn động vật quý hiếm.
C. Lai tạo ra nhiều giống.
D. đốt rừng làm nương rẫy.

Câu 8. Các loài động vật nào dưới đây thuộc loài động vật ngủ đông:

A. Gấu nâu ở dãy Pyrenees (Pháp)
B. Cá tra, cá hồi
C. Cá voi xám
D. Rùa

Câu 9. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
C. Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.
D. Trồng và bảo vệ rừng

Câu 10. Những miền cực có khí hậu lạnh giá, chỉ có các loài thực vật nào sinh trưởng được trong mùa hạ?

A. rêu, địa y.
B. cây lá kim.
C. cây lá cứng.
D. sồi, dẻ.

Câu 11. Nêu phương hướng giải quyết bùng nổ dân số.

A. Kiểm soát tỉ lệ sinh, để đạt được tỉ lệ số dân hợp lý.
B. Có các chính sách dân số phù hợp, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nâng cao dân trí.
C. Thực hiện chính sách dân số hợp lí.
D. Phát triển kinh tế tốt để đáp ứng được sự gia tăng dân số

Câu 12. Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số

A. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
B. tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
C. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
D. tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm

Câu 13. Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất

A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Đại Dương

Câu 14. Dân số thế giới năm 2018 là

A. 7,6 tỉ người
B. 76 tỉ người
C. 7,6 triệu người
D. 76 triệu người

Câu 15. Ý nào không phải là tác động của thiên nhiên tới sản xuất.

A. Tác động tới sản xuất nông nghiệp
B. Tác động tới công nghiệp
C. Tác động tới dịch vụ.
D. Tác động tới con người.

Câu 16. Bùng nổ dân số xảy ra khi

A. quá trình di dân xảy ra.
B. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
C. chất lượng cuộc sống được nâng cao.
D. tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%

Phần 2. Tự luận.

Câu 1. (2,0 điểm)

Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên mang lại ý nghĩa như thế nào. Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?

Câu 2. (2,0 điểm)

Kể tên những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên. Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế những tác động đó.

Câu 3. (2,0 điểm)

Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lí 6 năm 2021 – 2022

Phần 1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D B D C C C C A
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án C A B C B A D D

Phần 2. Phần tự luận (6 điểm)

Câu

Hướng dẫn

Điểm

Câu 1

(2,0đ)

Ý nghĩa:

– Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.

– Bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.

Giải pháp:

Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm nhằm hạn chế sự suy giảm tài nguyên cả về số lượng và chất lượng

0,5

0,5

1,0

Câu 2

(2đ)

Tác động:

– Làm suy giảm nguồn tài nguyên.

– Làm ô nhiễm môi trường.

Giải pháp

Con người ngày càng nhận thức được trách nhiệm của mình với thiên nhiên và đã có những hành động tích cực đề bảo vệ môi trường bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi núi, cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu

1,0

1,0

Câu 3

(2đ)

Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian

– Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Ví dụ như Đông Nam Á, Đông Á…

– Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn. Ví dụ như Bắc Á, Trung Á …

1,0

0,5

0,5

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021 – 2022

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Hình ảnh sau đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc?

Câu 1

A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 2. Anh hùng dân tộc nào dưới đây được nhân dân suy tôn là “Bố cái đại vương”?

A. Khúc Thừa Dụ.
B. Triệu Quang Phục.
C. Phùng Hưng.
D. Lý Bí.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã

A. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ bền bỉ của người Việt.
B. lật đổ ách cai trị của nhà Lương, giành lại nền độc lập, tự chủ của dân tộc.
C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
D. tiếp nối truyền thống đâu tranh kiên cường của người Việt.

Câu 4. Những tôn giáo nào dưới đây được các triều đại phong kiến Trung Quốc truyền bá vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Nho giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
B. Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
C. Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.
D. Đạo giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Khúc Hạo?

A. Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
B. Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch.
C. Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán.
D. Chia cả nước là 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.

Câu 6. Vương quốc Chăm-pa ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ III TCN.
C. Thế kỉ I.
D. Thế kỉ II.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không đúng về các thành tựu văn hoá của Chăm-pa?

A. Cư dân Chăm-pa chỉ sùng mộ Phật giáo.
B. Tín ngưỡng đa thần (Núi, Nước, Lúa,…).
C. Sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm cổ.
D. Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật.

Câu 8. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Vương quốc Phù Nam

A. dần suy yếu.
B. lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
C. bị Chân Lạp tấn công và thôn tính.
D. trở thành đế chế mạnh nhất Đông Nam Á.

Câu 9. Thành phần nào sau đây của nước ngọt chiếm tỉ trọng lớn nhất?

A. Băng.
B. Nước mặt.
C. Nước ngầm.
D. Nước khác.

Câu 10. Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?

A. Châu Âu.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Á.
D. Châu Phi.

Câu 11. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do

A. gió thổi.
B. núi lửa.
C. thủy triều.
D. động đất.

Câu 13. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Câu 14. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?

A. Gió Tín phong.
B. Gió Đông cực.
C. Gió Tây ôn đới.
D. Gió Tây Nam.

Câu 15. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Á.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.

Câu 16. Đô thị hóa tự phát không gây ra hậu quả nào sau đây?

A. Ách tắc giao thông đô thị, nhiều bụi.
B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
D. Ô nhiễm môi trường: nước, không khí.

Câu 17. Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Nguồn nguyên liệu sản xuất.
B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa.
C. Chứa đựng các loại rác thải.
D. Cung cấp, lưu trữ thông tin.

Câu 18. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?

A. Gió Mậu dịch.
B. Gió Đông cực.
C. Gió mùa.
D. Gió Tây ôn đới.

Câu 19. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?

A. Cận nhiệt.
B. Nhiệt đới.
C. Cận nhiệt đới.
D. Hàn đới.

Câu 20. Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở

A. Béc-lin (Đức).
B. Luân Đôn (Anh).
C. Pa-ri (Pháp).
D. Roma (Italia).

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

a. Vì sao Ngô Quyền chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa đánh giặc?

b. Tóm tắt diễn biến chính của trận Bạch Đằng (năm 938).

Câu 2 (3,0 điểm). Vì sao việc sử dụng cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất? Hãy cho biết một số biện pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021 – 2022

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-C

3-D

4-C

5-D

6-D

7-A

8-D

9-A

10-B

11-A

12-A

13-B

14-C

15-A

16-B

17-B

18-A

19-B

20-C

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1 (2,0 điểm)

– Lý do Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng….

+ Bạch Đằng là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam Hán chắn chắn sẽ phải đi qua cửa biển này.

+ Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, cây cối um tùm che lấp bờ sông.

+ Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, chênh lệch mực nước thủy triều khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.

=> Cửa sông Bạch Đằng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch.

0,25

0,25

0,25

0,25

– Diễn biến trận Bạch Đằng…

+ Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo dẫn quân tiến vào khu vực cửa biển Bạch Đằng. Khi nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh và giả vờ thua.

+ Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.

+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy.

+ Nước triều rút ngày càng mạnh, bãi cọc ngầm lộ ra. Các chiến thuyền của quân Nam Hán va vào bãi cọc, vỡ và bị chìm. Lưu Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.

0,25

0,25

0,25

0,25

2 (3,0 điểm)

* Giải thích: Việc sử dụng cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất vì trong quá trình sử dụng đất chúng ta sẽ làm đất bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng, bị ô nhiễm,… vì vậy, cần phải cải tạo đất để tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng chất dinh dưỡng và phục hồi tính chất của đất.

* Biện pháp hạn chế ô nhiễm nước sông, hồ:

– Xử lý rác thải sinh hoạt, công nghiệp trước khi xả ra sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.

– Xử lý các thiết bị y tế, bao bì thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… đúng theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.

– Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nước và biết tận dụng những nguồn nước tự nhiên như nước mưa.

– Nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước sạch.

– Phát triển nông nghiệp xanh, hạn chế thuốc trừ sâu, diệt cỏ và các chất hóa học,…

1,0

2,0

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021 – 2022

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?

A. Làm giấy.
B. Đúc trống đồng.
C. Làm gốm.
D. Sản xuất muối.

Câu 2. Lược đồ sau đây thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nào?

Câu 2

A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 3. Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là giành

A. quyền dân sinh.
B. độc lập, tự chủ.
C. quyền dân chủ.
D. chức Tiết độ sứ.

Câu 4. Căn cứ làng Giàng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ nay thuộc địa phương nào?

A. Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
C. Huyện Thiệu Dương, tỉnh Thanh Hoá.
D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

Câu 5. Người lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai (năm 938) là

A. Phùng Hưng.
B. Mai Thúc Loan.
C. Lý Bí.
D. Ngô Quyền.

Câu 6. Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ?

A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang (Hải Dương).
B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã nổi dậy giành quyền tự chủ.
C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
D. Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên nắm chính quyền.

Câu 7. Cuối thế kỉ II, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy lật đổ ách cai trị của nhà Hán, lập ra nước

A. Lâm Ấp.
B. Văn Lang.
C. Âu Lạc.
D. Phù Nam.

Câu 8. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Nguyên.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Bộ.
D. Trung Bộ.

Câu 9. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có

A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

Câu 10. Hợp lưu là gì?

A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.
B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.
C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.
D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.

Câu 11. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.

Câu 12. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do

A. động đất.
B. bão.
C. dòng biển.
D. gió thổi.

Câu 13. Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.
B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.
D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 14. Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Ôn đới lục địa.
C. Ôn đới địa trung hải.
D. Ôn đới hải dương.

Câu 15. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. nguồn cấp gen.
B. thành phần loài.
C. số lượng loài.
D. môi trường sống.

Câu 16. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 17. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. Hoang mạc, hải đảo.
B. Các trục giao thông.
C. Đồng bằng, trung du.
D. Ven biển, ven sông.

Câu 18. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do

A. chiến tranh, thiên tai.
B. khai thác quá mức.
C. phát triển nông nghiệp.
D. dân số đông và trẻ.

Câu 19. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

A. nước.
B. sấm.
C. mưa.
D. mây.

Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Thành phần quan trọng nhất của đất.
B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.
D. Thường ở tầng trên cùng của đất.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Phùng Hưng (776 – 791). Tại sao nhân dân Việt Nam truy tôn Phùng Hưng là Bố Cái Đại vương?

Câu 2 (3,0 điểm).

a) Nêu tầm quan trọng của nước ngầm.

b) Cho biết thế nào là phát triển bền vững? Giải thích tại sao lại phải đặt mục tiêu phát triển bền vững?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2021 – 2022

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-B

4-C

5-D

6-C

7-A

8-B

9-D

10-B

11-B

12-C

13-B

14-D

15-B

16-D

17-A

18-B

19-D

20-C

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(2,0 điểm)

* Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Phùng Hưng:

– Diễn biến:

+ Năm 776, Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.

+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.

+ Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp.

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

– Kết quả: giành và giữ chính quyền độc lập trong khoảng 9 năm.

– Ý nghĩa: thể hiện lòng yêu nước, củng cố quyết tâm giành độc lập, tự chủ của người Việt.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

* Nhân dân truy tôn Phùng Hưng là Bố cái đại vương…

– Nhớ công đức đánh đuổi giặc ngoại xâm của Phùng Hưng, sau khi ông mất, nhân dân suy tôn ông là “Bố Cái Đại Vương” – Vua Bố Mẹ (“bố” có nghĩa là cha; “cái” có nghĩa là mẹ).

0,5

2 (3,0 điểm)

a) Tầm quan trọng của nước ngầm

– Cung cấp nguồn nước cho sông hồ.

– Cung cấp nước cho sinh hoạt.

– Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp,…

-> Đây là nguồn nước ngọt quan trọng cho toàn thế giới.

b)

– Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.

– Phải đặt mục tiêu phát triển bền vững bởi vì:

+ Trong suốt lịch sử phát triển của mình, con người đã luôn khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống.

+ Không phải tài nguyên nào cũng là vô hạn mà sẽ dần cạn kiệt.

-> Do đó cần phải biết cách khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí, sử dụng tiết kiệm và phát triển công nghệ tìm tài nguyên thay thế.

1,0

0,5

…….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Giáo dục Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!