Trẻ chậm phát triển

Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ – Điều cha mẹ chưa biết

Khi nói về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, hầu hết mọi người đều nghĩ đến những khó khăn. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có nhiều bậc phụ huynh cố gắng tìm ra điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Họ khao khát phát hiện và giúp con phát triển điểm mạnh để bù đắp cho sự thiếu hụt.

????????????

  • Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • 5 cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đơn giản, hiệu quả cao

Nghiên cứu về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Rất nhiều người trong số chúng ta tin rằng, khi thiếu hụt ở một khía cạnh nào đó, chúng ta sẽ được bù đắp (giỏi hơn) ở một khía cạnh khác. Chẳng hạn như, khi trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, có thể trẻ sẽ có khả năng vận động tốt hơn những đứa trẻ bình thường.

Bạn đang xem: Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ – Điều cha mẹ chưa biết

Dù không rõ các nhà khoa học tin vào điều đó không, nhưng thực sự đã có người tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Đã có những nghiên cứu tìm hiểu về khó khăn và điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Đã có những nghiên cứu tìm hiểu về khó khăn và điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Nghiên cứu của Lauren K. Nelson, Alan G. Kamhi và Kenn Apel

Năm 1987, Lauren K. Nelson, Alan G. Kamhi và Kenn Apel đã thực hiện một nghiên cứu với chủ đề “Cognitive Strengths and Weaknesses in Language-Impaired Children” (Điểm mạnh và điểm yếu về nhận thức của trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ).

Theo đó, Lauren K. Nelson, Alan G. Kamhi và Kenn Apel đã tiến hành kiểm tra khả năng nhận thức của 15 trẻ khiếm khuyết ngôn ngữ và 15 trẻ phát triển bình thường. Các tác giả đã nhận ra rằng, cả 2 nhóm trẻ đều có khả năng giải quyết các bài toán với câu hỏi rõ ràng hơn các toán câu hỏi không rõ ràng. Tuy nhiên, kết quả của trẻ bình thường tốt hơn so với trẻ có khiếm khuyết về ngôn ngữ, đặc biệt là trong việc giải quyết các bài toán có câu hỏi không rõ.

Đánh giá có hệ thống của Vanessa Lloyd-Esenkaya , Ailsa J. Russell và Michelle C. St Clair

Năm 2020, Vanessa Lloyd-Esenkaya , Ailsa J. Russell và Michelle C. St Clair đã thực hiện một đánh giá có hệ thống với chủ đề “What Are the Peer Interaction Strengths and Difficulties in Children with Developmental Language Disorder? A Systematic Review” (Điểm mạnh và khó khăn trong việc tương tác với bạn bè ở trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ là gì?). Các tác giả đã xem xét nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau để tìm hiểu về khó khăn cũng như điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Trong bài đánh giá của mình, các tác giả đã cho biết, một số nghiên cứu cho thấy:

  • Trẻ em bị rối loạn phát triển ngôn ngữ sợ hãi các tình huống xã hội, không chỉ do gặp khó khăn trong giao tiếp mà do khó khăn trong thể hiện cảm xúc.
  • Trẻ em tiểu học bị rối loạn phát triển ngôn ngữ có kỹ năng giải quyết xung đột kém.
  • Trẻ em bị rối loạn phát triển ngôn ngữ ít tương tác với bạn bè đồng lứa.
  • Trẻ em mắc chứng rối loạn  ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc trò chuyện với bạn bè cùng trang lứa.

Tuy nhiên, các tác giả cũng nhấn mạnh rằng, trẻ rối loạn phát triển ngôn ngữ được tiến hành nghiên cứu có nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng không giống nhau. Và rõ ràng, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cũng không giống nhau về kỹ năng xã hội của chúng.

Mặc dù đã đề cập đến việc tìm kiếm điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng tiếc rằng cả 2 báo cáo trên đều chưa đưa ra thông tin cụ thể nào về điều này.

  • ???????????? Tìm hiểu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0-8 tuổi

Phải làm gì khi con bị chậm phát triển ngôn ngữ?

Cha mẹ nên làm gì khi con chậm phát triển ngôn ngữ?

Cha mẹ nên làm gì khi con chậm phát triển ngôn ngữ?

Mặc dù còn nhiều khó khăn và chưa rõ về điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng cha mẹ vẫn có thể làm nhiều điều để cải thiện khả năng nói và mở rộng vốn từ vựng cho con. Từ đó cha mẹ có thể giúp con vượt qua những thách thức về mối quan hệ xã hội, tình cảm với bạn bè,… và lớn lên hạnh phúc.

Ngay khi nhận thấy con có dấu hiệu chậm nói hơn so với mốc phát triển bình thường, cha mẹ nên đưa con đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp can thiệp phù hợp. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số tips đơn giản, giúp chương trình trị liệu đạt kết quả tốt hơn như:

  • Nói chuyện với con nhiều hơn; trò chuyện trước mặt trẻ và khuyến khích con tham gia vào câu chuyện.
  • Hát, đọc truyện cùng con giúp con tiếp cận với vốn từ rộng hơn.
  • Cùng con chơi các trò chơi luyện nói.
  • Cùng con tập luyện các bài tập massage môi miệng: bập môi, mím môi, chu môi, căng lưỡi, di chuyển hàm,…
  • Bế con đi dạo nhiều hơn, chỉ vào các sự vật gặp trên đường đi và giới thiệu cho con về sự vật đó. Yêu cầu con nhắc lại tên sự vật khi có thể.

Thường xuyên áp dụng những tips này và tuân thủ đúng phương pháp trị liệu mà bác sĩ đưa ra, cha mẹ sẽ giúp con cải thiện, thậm chí bắt kịp mốc phát triển thông thường. Ngay cả khi không tìm thấy điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, thì cha mẹ cũng có thể giúp con vượt qua khó khăn và lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc.

Xem thêm: Khóa đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỷ

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Trẻ chậm phát triển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!