Tổng hợp

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là gì?

Cùng Monica tìm hiểu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries – OPEC) là gì?

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là gì?

Bạn đang xem: Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là gì?

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries – OPEC) là tổ chức thành lập năm 1960 để chăm lo lợi ích về dầu mỏ của các nước Iran,Irắc, Saudi Arabia và Vênêzuêla.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries – OPEC) là tổ chức thành lập năm 1960 để chăm lo lợi ích về dầu mỏ của các nước Iran,Irắc, Saudi Arabia và Vênêzuêla. Năm 1973 có thêm 8 nước nữa gia nhập OPEC, đó là: Qatar, Inđônêxia, Libi, Abu Dhabi, Angêri, Nigêria, Ecuado và Gabông.

Năm 1973 là một bước ngoặt trong nền kinh tế thế giới. Từ đầu những năm 1950, tỷ lệ tăng trưởng cả ở các nước phát triển và kém phát triển đều gia tăng và thương mại quốc tế còn gia tăng mạnh mẽ hơn nữa do có sự thúc đẩy của chính sách mở rộng ớ các nước phát  triển và quá trình tự do thương mại hóa. Song vào năm 1973, OPEC thành công trong việc giành lại quyền kiểm soát giá dầu từ các công ty dầu khí Mỹ và giá dầu tăng gấp hơn bốn lần, từ 2.5 đô la lên 11,5 đô la một thùng. Hậu quả là nhiều nước nhập khẩu dầu mỏ bị thâm hụt cán cân thanh toán, gây ra tình trạng suy thoái kéo dài của nền kinh tế thế giới. Khi xuất hiện tình trạng suy thoái, nguồn thu từ dầu mỏ giảm và OPEC phản ứng bằng cách tăng mạnh giá dầu từ dưới 15 đô la vào năm 1979 lên đến khoảng 28 đô la một thùng

Trong lý thuyết kinh tế, OPEC thường được coi là ví dụ về sự thành công của Các-ten. Trong các-ten cổ điển, mức cung thị trường bị giới hạn để đẩy giá cả lên thông qua việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên. Điều thú vị là trong trường hợp của OPEC, việc phân bổ hạn ngạch chính thức tỏ ra không thành công trong việc cắt giảm sản xuất do những khó khăn về chính trị trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nó tăng được giá cả là nhu cầu về dầu mỏ hầu như không co giãn.

Nhưng gần đây, OPEC gặp phải sức ép vì hai lý do. Một là, tổng mức cầu về dầu mỏ, một phần do tình trạng suy thoái trên thế giới, một phần là do giá giá dầu cao làm cho việc thay thế nó bằng các dạng năng lượng khác, ví dụ than, trở lên kinh tế hơn và điều này làm cho nhu cầu về dầu mỏ trở nên co giãn hơn trước. Hai là, lợi nhuận cao của ngành dầu mỏ làm tăng mức đầu tư vào các giếng dầu mới, đặc biệt ở miền Bắc, và điều này làm suy yếu khả năng kiểm soát của OPEC đối với mức cung của thị trường thế giới. Năm 1986, giá dầu giảm xuống thấp nhất là 10 đô la một thùng, dẫn tới những mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ OPEC về cách đối phó với tình hình mới.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

 

Đăng bởi: Monica.vn

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!